Giải SGK Địa Lí 11 Bài 7 (Kết nối tri thức): Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

9.5 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 7 từ đó học tốt môn Địa Lí lớp 11.

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

Mở đầu trang 30 Địa Lí 11: Những năm gần đây, kinh tế - xã hội của khu vực Mỹ La-tinh có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực. Kinh tế Mỹ La-tinh phát triển ra sao? Các ngành kinh tế có đặc điểm gì nổi bật?

Lời giải:

- Sự phát triển của kinh tế Mỹ La-tinh:

+ Khu vực Mỹ La-tinh đóng góp khoảng 6% vào GDP thế giới (năm 2020).

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước Mỹ La-tinh có nhiều biến động do: phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về nguồn vốn, công nghệ, thị trường, cùng với các bất ổn về chính trị, xã hội.

+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ.

- Điểm nổi bật của các ngành kinh tế:

+ Nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa;

+ Công nghiệp phát triển mạnh về: công nghiệp chế biến, chế tạo,..

+ Các lĩnh vực dịch vụ quan trọng là: ngoại thương và du lịch

Câu hỏi trang 31 Địa Lí 11: Dựa vào nội dung mục I, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế của khu vực Mỹ La-tinh.

Lời giải:

- Quy mô GDP

+ Khu vực Mỹ La-tinh đóng góp khoảng 6% vào GDP thế giới (năm 2020).

+ Quy mô GDP của các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn, các nước có quy mô GDP lớn nhất khu vực năm 2020 là Bra-xin (1448,7 tỉ USD), Mê-hi-cô (1073,9 tỉ USD).

- Tốc độ tăng GDP

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước Mỹ La-tinh có nhiều biến động: năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức 3.6%; đến năm 2010, tăng lên mốc 6.4%, tuy nhiên, đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ La-tinh chỉ đạt -6,7%.

+ Nguyên nhân của sự biến động này là do: các nước Mỹ La-tinh phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về nguồn vốn, công nghệ, thị trường, cùng với các bất ổn về chính trị, xã hội.

- Cơ cấu kinh tế:

+ Từ năm 1990 đến nay, nhiều nước Mỹ La-tinh chuyển sang nền kinh tế thị trường.

+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ. Trong giai đoạn từ năm 1990 - 2020: tỉ trọng của nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đã giảm 1.7%; tỉ trọng của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, giảm 4.1%; trong khi đó, nhóm ngành dịch vụ tăng 5.8%.

Câu hỏi trang 34 Địa Lí 11: Dựa vào danh mục II, hãy trình bày đặc điểm nổi bật của một ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở khu vực Mỹ La-tinh.

Lời giải:

Trình bày đặc điểm của một ngành kinh tế

- Đặc điểm ngành nông nghiệp của Mỹ La-tinh

+ Mỹ La-tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

+ Cơ cấu cây trồng của Mỹ La-tinh rất đa dạng, gồm: cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả. Các cây lương thực chính là ngô, lúa mì. Các cây công nghiệp chính là cà phê, ca cao, đậu tương, mía, thuốc lá, bông, cao su,...

+ Các vật nuôi chủ yếu ở Mỹ La-tinh là bò, gia cầm; các nước có ngành chăn nuôi phát triển nhất là Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Cô-lôm-bi-a….

+ Hiện nay, nông nghiệp Mỹ La-tinh đang phát triển theo hướng chuyển môn hoá, hiện đại hoá, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ.

Câu hỏi trang 34 Địa Lí 11: Dựa vào danh mục II, hãy kể tên một số sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp chủ yếu của khu vực.

Lời giải:

Một số sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp chủ yếu

- Nông nghiệp:

+ Cây lương thực, có: ngô, lúa mì,…;

+ Cây công nghiệp, có: cà phê, ca cao, thuốc lá, cao su, bông, đậu tương....

+ Sản phẩm chăn nuôi, có: bò, lợn, cừu, gia cầm,…

- Công nghiệp:

+ Các sản phẩm của công nghiệp khai khoáng, gồm: đồng, bạc, kẽm, dầu mỏ,…

+ Các sản phẩm của công nghiệp chế biến, chế tạo, gồm: ô tô, máy bay,…

Luyện tập trang 34 Địa Lí 11: Dựa vào bằng 7.2 vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ La-tinh giai đoạn 1961 - 2020. Nêu nhận xét

Năm

1961

1980

2000

2010

2020

Tốc độ tăng GDP %

6,2

6,7

3,6

6,4

-6,7

Lời giải:

- Vẽ biểu đồ

Dựa vào bằng 7.2 vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ La-tinh giai đoạn 1961 - 2020. Nêu nhận xét

- Nhận xét:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước Mỹ La-tinh có nhiều biến động: trong các năm 1961 và 1980, tốc độ tăng GDP tương đối ổn định (ở mốc trên 6%); năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức 3.6%; đến năm 2010, tăng lên mốc 6.4%; tuy nhiên, đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ La-tinh chỉ đạt -6,7%.

+ Nguyên nhân của sự biến động này là do: các nước Mỹ La-tinh phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về nguồn vốn, công nghệ, thị trường, cùng với các bất ổn về chính trị, xã hội.

Luyện tập trang 34 Địa Lí 11: Hoàn thành bảng thể hiện sự phân bố một số nông sản của Mỹ La-tinh theo mẫu sau:

Hoàn thành bảng thể hiện sự phân bố một số nông sản của Mỹ La-tinh theo mẫu sau:

Lời giải:

Tên nông sản

Sự phân bố

Ngô, lúa mì, cà phê, ca cao, thuốc lá, cao su, bông, đậu tương...

- Phân bố chủ yếu ở khu vực: đồng bằng A-ma-dôn, Lap-la-ta, La nốt…; duyên hải Mê-hi-cô,…

Bò, gia cầm

- Phân bố chủ yếu ở khu vực: sơn nguyên Mê-hi-cô, Guy-an; đồng bằng A-ma-dôn, Lap-la-ta, La nốt,…; duyên hải Mê-hi-cô,…

 

Vận dụng trang 34 Địa Lí 11: Tìm hiểu về một loại nông sản xuất khẩu nổi bật (cà phê, ca cao, đậu tương,…) của Mỹ Latinh.

Lời giải:

(*) Tham khảo: một số thông tin về hoạt động trồng, xuất khẩu cà phê ở Mỹ Latinh

- Nhờ có khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt ẩm cao quanh năm, đất badan màu mỡ, nguồn nước tưới tiêu dồi dào,… nên các nước Mỹ La-tinh có thế mạnh để phát triển nhiều loại cây công nghiệp, trong đó có cà phê.

- Arabica là loại cà phê được trồng nhiều nhất ở Mỹ La-tinh.

- Những nước Mỹ Latinh có sản lượng xuất khẩu cà phê lớn là: Bra-xin, Pê-ru, Cô-lôm-bi-a, Mê-hi-cô,…

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

I. Tình hình phát triển kinh tế

1. Quy mô GDP

- Khu vực Mỹ La-tinh đóng góp khoảng 6% vào GDP thế giới (năm 2020).

- Quy mô GDP của các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn, các nước có quy mô GDP lớn nhất khu vực năm 2020 là Bra-xin (1448,7 tỉ USD), Mê-hi-cô (1073,9 tỉ USD).

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

2. Tốc độ tăng GDP

- Khu vực Mỹ La-tinh tiến hành công nghiệp hoá khá sớm (thế kỉ XIX).

- Nền kinh tế Mỹ La-tinh phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về nguồn vốn, công nghệ, thị trường, cùng với các bất ổn về chính trị, xã hội đã khiến tốc độ tăng trưởng GDP luôn biến động.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

3. Cơ cấu kinh tế:

- Từ năm 1990 đến nay, nhiều nước Mỹ La-tinh chuyển sang nền kinh tế thị trường.

- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

II. Các ngành kinh tế

1. Nông nghiệp

- Mỹ La-tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

- Cơ cấu cây trồng của Mỹ La-tinh rất đa dạng, gồm: cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả.

+ Các cây lương thực chính là ngô, lúa mì. Năm 2020, Mỹ La-tinh sản xuất hơn 208 triệu tấn lương thực; các nước sản xuất lương thực hàng đầu là: Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Pa-ra-goay, Mê-hi-cô,…

+ Cây công nghiệp là thế mạnh trong nông nghiệp Mỹ La-tinh. Các cây công nghiệp chính là cà phê, ca cao, đậu tương, mía, thuốc lá, bông, cao su,...

+ Các vật nuôi chủ yếu ở Mỹ La-tinh là bò, gia cầm; các nước có ngành chăn nuôi phát triển nhất là Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Cô-lôm-bi-a….

- Hiện nay, nông nghiệp Mỹ La-tinh đang phát triển theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hoá (đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ).

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

2. Công nghiệp

- Công nghiệp đóng góp quan trọng vào GDP của khu vực Mỹ La-tinh.

- Công nghiệp khai khoáng rất phát triển dựa trên nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú. Mỹ La-tinh là nơi sản xuất 45% lượng đồng, 50% lượng bạc, 21% lượng kẽm của thế giới.

- Trong những năm gần đây, công nghiệp chế biến, chế tạo được chú trọng phát triển, nhiều sản phẩm đạt trình độ công nghệ cao (sản xuất ô tô, máy bay,...).

- Các nước phát triển mạnh nhất là Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Chi-lê, Mê-hi-cô.

3. Dịch vụ

- Ngành dịch vụ đóng góp nhiều nhất vào GDP của khu vực và tỉ trọng có xu hướng tăng.

- Lĩnh vực dịch vụ quan trọng của Mỹ La-tinh là ngoại thương.

+ Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là quặng khoáng sản, dầu thô, các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, thịt, sữa,...

+ Các đối tác thương mại chính của Mỹ La-tinh là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc.

- Mỹ La-tinh là khu vực thu hút lượng lớn khách du lịch nhờ có cảnh quan thiên nhiên đa dạng, nền văn hóa đặc sắc.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

Video bài giảng Địa Lí 11 Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài giải SGK Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh

Bài 8: Thực hành viết báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hoà liên bang Bra-xin

Bài 9: Liên minh Châu Âu một liên kết kinh tế khu vực lớn

Bài 10: Thực hành viết báo cáo về sự phát triển công nghiệp của Cộng hoà liên bang Đức

Đánh giá

0

0 đánh giá