Dựa vào nội dung mục I, hãy phân biệt các nước phát triển (Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản)

468

Với giải Câu hỏi trang 6 Địa lí lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước

Video bài giải SGK Địa Lí 11 Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước - Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 6 Địa Lí 11: Dựa vào nội dung mục I, hãy phân biệt các nước phát triển (Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản) và các nước đang phát triển (Bra-xin, Cộng hòa Nam Phi, Việt Nam) về các chỉ tiêu GNI/người, cơ cấu kinh tế và HDI?

Dựa vào nội dung mục I hãy phân biệt các nước phát triển và các nước đang phát triển

Lời giải:

- Các nước phát triển:

+ Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) cao

Ví dụ: chỉ số GNI/ người ở Đức là 47520 USD/ người; ở Hoa Kỳ là 64140 USD/người; ở Nhật Bản là 40810 USD/người (năm 2020)

+ Cơ cấu kinh tế hiện đại, trong đó: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thường có tỷ trọng thấp nhất; nhóm ngành dịch vụ có tỷ trọng cao nhất.

Ví dụ: trong cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ, ngành dịch vụ chiếm 80,1%, công nghiệp và xây dựng 18,4%, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 0,9% (năm 2020)

+ Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao trở lên

Ví dụ: chỉ số HDI Nhật là 0,923, Hoa Kỳ 0,920, Đức 0,944.

- Các nước đang phát triển:

+ Thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình cao, trung bình thấp và thấp;

Ví dụ: chỉ số GNI/ người ở Bra-xin là 7800 USD/ người; ở Cộng hòa Nam Phi là 6010 USD/người; ở Việt Nam là 3390 USD/người (năm 2020).

+ Trong cơ cấu ngành kinh tế của các nước đang phát triển: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng thường chiếm tỷ trọng cao.

Ví dụ: trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam: ngành dịch vụ chiếm 41,8%, công nghiệp và xây dựng chiếm 36,7%, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 12,7 % (năm 2020).

+ Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức từ thấp, đến trung bình và cao.

Ví dụ: chỉ số HDI ở Bra-xin là 0,758, ở Cộng hoà Nam Phi là 0,727; ở Việt Nam là 0,710 (năm 2020).

Lý thuyết Các nhóm nước

- Theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội, các nước trên thế giới phân chia thành nước phát triển và nước đang phát triển dựa trên các chỉ tiêu chủ yếu là:

+ Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người);

+ Cơ cấu kinh tế;

+ Chỉ số phát triển con người (HDI).

♦ Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người):

- Được tính bằng cách lấy tổng thu nhập quốc gia chia cho số dân của một nước.

- Chỉ tiêu này phản ánh mức sống và năng suất lao động của người dân trong một nước.

- Dựa trên chỉ tiêu này, Ngân hàng Thế giới phân chia các nước thành:

+ Nước có thu nhập cao;

+ Nước có thu nhập trung bình cao;

+ Nước nước có thu nhập trung bình thấp;

+ Nước có thu nhập thấp.

♦ Cơ cấu kinh tế:

- Là tập hợp các ngành, lĩnh vực và bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định với nhau trong đó quan trọng nhất là cơ cấu ngành kinh tế.

- Cơ cấu ngành kinh tế:

+ Là chỉ tiêu phản ánh mức độ đóng góp của các ngành kinh tế vào GDP của một nước, thể hiện trình độ phát triển khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất,... của nền sản xuất xã hội.

- Bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ.

♦ Chỉ số phát triển con người (HDI):

- Là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: sức khoẻ, học vấn và thu nhập.

- Dựa vào chỉ tiêu này, Liên hợp quốc phân chia các nước thành:

+ Nước có HDI rất cao (từ 0,800 trở lên);

+ Nước có HDI cao (từ 0,700 đến dưới 0,800);

+ Nước có HDI trung bình (từ 0,550 đến dưới 0,700);

+ Nước có HDI thấp (dưới 0,550).

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tê - xã hội của các nhóm nước

Từ khóa :
Địa lí 11
Đánh giá

0

0 đánh giá