Giải SBT Địa Lí 11 Bài 1 (Kết nối tri thức): Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước

2 K

Với giải sách bài tập Địa Lí 11 Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa Lí 11. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Địa Lí 11 Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước

Câu 1 trang 5 SBT Địa Lí 11: Lựa chọn đáp án đúng.

1.1 trang 5 SBT Địa Lí 11: Phân chia các nước thành nước phát triển và nước đang phát triển là dựa vào

 A. trình độ phát triển kinh tế – xã hội. 

 B. diện tích.

 C. số dân.

 D. quy mô GDP.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

1.2 trang 5 SBT Địa Lí 11: Các chỉ tiêu chủ yếu được sử dụng để phân chia các nước thành nước phát triển và nước đang phát triển là

A. GDP bình quân đầu người, HDI và cơ cấu kinh tế.

B. GNI bình quân đầu người, HDI và chất lượng cơ sở hạ tầng.

C. GNI bình quân đầu người, chất lượng cơ sở hạ tầng và tỉ lệ đô thị hoá.

D. GNI bình quân đầu người, HDI và cơ cấu kinh tế.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

1.3 trang 5 SBT Địa Lí 11: Phương diện nào dưới đây không được phản ánh trong HDI?

A. Sức khoẻ.                                                             B. Mức độ đô thị hoá.

C. Học vấn.                                                               D. Thu nhập.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

1.4 trang 5 SBT Địa Lí 11: Tổ chức nào dưới đây đã dựa vào chỉ tiêu GNI/người phân chia các nước thành nước có thu nhập cao, nước có thu nhập trung bình cao, nước có thu nhập trung bình thấp và nước có thu nhập thấp?

A. Liên hợp quốc.

B. Ngân hàng Thế giới.

C. Tổ chức Thương mại Thế giới.

D. Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

1.5 trang 5 SBT Địa Lí 11: Tổ chức nào dưới đây đã dựa vào chỉ tiêu HDI để phân chia các nước thành nước có HDI rất cao, nước có HDI cao, nước có HDI trung bình và nước có HDI thấp?

A. Liên hợp quốc.

B. Ngân hàng Thế giới.

C. Tổ chức Thương mại Thế giới.

D. Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

1.6 trang 5 SBT Địa Lí 11: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm về kinh tế của nước phát triển?

A. Tiến hành công nghiệp hoá từ sớm.

B. Ngành dịch vụ có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.

C. Tốc độ tăng GDP rất cao.

D. Thường có quy mô GDP lớn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

1.7 trang 5 SBT Địa Lí 11: Nhận định nào dưới đây không chính xác về đặc điểm xã hội của các nước đang phát triển?

A. Cơ cấu dân số già, dẫn đến thiếu hụt lao động và tăng chi phí phúc lợi xã hội trong tương lai.

B. Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số đang có xu hướng giảm nhưng ở một số quốc gia vẫn còn cao.

C. Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, song tỉ lệ dân thành thị chưa cao.

D. Các dịch vụ y tế, giáo dục đang dần được cải thiện.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 6 SBT Địa Lí 11: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai về đặc điểm kinh tế của nước phát triển và nước đang phát triển? Hãy sửa các câu sai.

a) Các nước phát triển thường có quy mô GDP lớn và tốc độ tăng GDP cao.

b) Hầu hết các nước đang phát triển có quy mô GDP trung bình và thấp nhưng tốc độ tăng GDP khá cao.

c) Ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP các nước phát triển.

d) Cơ cấu kinh tế các nước đang phát triển chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ có xu hướng tăng.

e) Hiện nay, các nước phát triển và một số nước đang phát triển đang chú trọng phát triển các sản phẩm có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao

Lời giải:

- Các câu sai là: a), c)

- Sửa:

+ Câu a) Các nước phát triển thường có quy mô GDP lớn và tốc độ tăng GDP khá ổn định.

+ Câu c) Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP các nước phát triển.

Câu 3 trang 6 SBT Địa Lí 11: Cho bảng số liệu:

Cho bảng số liệu Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Đức và Việt Nam năm 2020

- Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Đức và Việt Nam năm 2020.

- Nhận xét về cơ cấu GDP của hai nước.

Lời giải:

- Vẽ biểu đồ:

Cho bảng số liệu Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Đức và Việt Nam năm 2020

- Nhận xét: Cơ cấu GDP của hai nước có sự khác nhau:

+ Ở Đức: ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng rất lớn, đóng góp khoảng 63,3%; trong khi đó, ngành nông nghiệp chỉ chiếm 0,7% GDP cả nước.

+ Ở Việt Nam: ngành dịch vụ tuy chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế, song tỉ lệ còn chưa cao (41,8%); tỉ trọng ngành nông nghiệp vẫn ở mức cao (khoảng 12,7%).

Câu 4 trang 7 SBT Địa Lí 11: Ghép thông tin ở cột bên trái với thông tin ở cột bên phải sao cho phù hợp thể hiện sự khác biệt về đặc điểm xã hội của các nhóm nước.

Ghép thông tin ở cột bên trái với thông tin ở cột bên phải sao cho phù hợp

Lời giải:

Ghép: 1 - a, b, g                    2 - c, d, e

Câu 5 trang 7 SBT Địa Lí 11: Tại sao Trung Quốc là nước có quy mô GDP lớn thứ hai thế giới (từ năm 2010 đến nay) nhưng không phải là một nước phát triển?

Lời giải:

- Mặc dù quy mô GDP lớn thứ hai thế giới nhưng các chỉ tiêu khác của Trung Quốc như thu nhập bình quân đầu người, HDI,... đều ở mức trung bình của thế giới. Vì vậy, Trung Quốc không được xếp vào nhóm nước phát triển.

Câu 6 trang 7 SBT Địa Lí 11: Lập bảng so sánh sự khác biệt về kinh tế và xã hội của nước phát triển và nước đang phát triển.

Lời giải:

a) Về kinh tế

Nhóm nước

Phát triển

Đang phát triển

Quy mô, tốc độ phát triển kinh tế

- Quy mô kinh tế lớn và đóng góp lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định.

- Quy mô kinh tế nhỏ và đóng góp không lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu (trừ Trung Quốc, Ấn Độ,...);

- Nhiều nước có tốc độ tăng trưởng khá nhanh.

Cơ cấu kinh tế

- Tiến hành công nghiệp hoá từ sớm và đi đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.

- Đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trình độ phát triển kinh tế

- Trình độ phát triển cao.

- Tập trung vào các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ và trí thức cao.

- Trình độ phát triển còn thấp.

- Một số nước đang bắt đầu chú trọng phát triển các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ và tri thức cao.

b) Về xã hội

Nhóm nước

Phát triển

Đang phát triển

Dân cư và

đô thị hóa

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.

- Nhiều quốc gia có cơ cấu dân số già.

- Quá trình đô thị hóa đã diễn ra từ sớm; tỉ lệ dân thành thị cao, nhiều nước lên đến 90%.

- Chất lượng cuộc sống ở mức cao và rất cao.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn cao và đã có xu hướng giảm;

- Cơ cấu dân số trẻ, một số nước đang chuyển dịch sang cơ cấu dân số già.

- Tỉ lệ dân thành thị còn thấp và trình độ đô thị hóa chưa cao nhưng tốc độ đô thị hóa khá nhanh.

- Chất lượng cuộc sống ở  mức cao và trung bình, một số nước ở mức thấp.

Giáo dục và

y tế

- Hệ thống giáo dục và y tế phát triển.

- Tuổi thọ trung bình của người dân cao.

- Hệ thống giáo dục và y tế nhiều tiến bộ, số năm đi học trung bình của nhóm người từ 25 tuổi trở lên tăng.

- Tuổi thọ trung bình của người dân tăng.

Câu 7 trang 7 SBT Địa Lí 11: Có nhận định cho rằng "Việc phân loại các nhóm nước sẽ không thay đổi qua thời gian". Nêu quan điểm của em về nhận định đó.

Lời giải:

- Không đồng tình với quan điểm trên. Vì: việc phân loại các nhóm nước sẽ dựa trên một số tiêu chí, như: Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/ người); Cơ cấu kinh tế; Chỉ số phát triển con người (HDI)…. Các tiêu chí này có thể thay đổi theo thời gian => việc phân loại các nhóm nước sẽ có sự thay đổi.

Xem thêm các bài giải SBT Địa lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước

Bài 2: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

Bài 3: Thực hành tìm hiểu về cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

Bài 5: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước

I. Các nhóm nước

- Theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội, các nước trên thế giới phân chia thành nước phát triển và nước đang phát triển dựa trên các chỉ tiêu chủ yếu là:

+ Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người);

+ Cơ cấu kinh tế;

+ Chỉ số phát triển con người (HDI).

♦ Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người):

- Được tính bằng cách lấy tổng thu nhập quốc gia chia cho số dân của một nước.

- Chỉ tiêu này phản ánh mức sống và năng suất lao động của người dân trong một nước.

- Dựa trên chỉ tiêu này, Ngân hàng Thế giới phân chia các nước thành:

+ Nước có thu nhập cao;

+ Nước có thu nhập trung bình cao;

+ Nước nước có thu nhập trung bình thấp;

+ Nước có thu nhập thấp.

♦ Cơ cấu kinh tế:

- Là tập hợp các ngành, lĩnh vực và bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định với nhau trong đó quan trọng nhất là cơ cấu ngành kinh tế.

- Cơ cấu ngành kinh tế:

+ Là chỉ tiêu phản ánh mức độ đóng góp của các ngành kinh tế vào GDP của một nước, thể hiện trình độ phát triển khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất,... của nền sản xuất xã hội.

- Bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ.

♦ Chỉ số phát triển con người (HDI):

- Là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: sức khoẻ, học vấn và thu nhập.

- Dựa vào chỉ tiêu này, Liên hợp quốc phân chia các nước thành:

+ Nước có HDI rất cao (từ 0,800 trở lên);

+ Nước có HDI cao (từ 0,700 đến dưới 0,800);

+ Nước có HDI trung bình (từ 0,550 đến dưới 0,700);

+ Nước có HDI thấp (dưới 0,550).

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tê - xã hội của các nhóm nước

II. Sự khác biệt về kinh tế - xã hội của các nhóm nước

1. Về kinh tế

- Các nước phát triển:

+ Có quy mô GDP lớn và tốc độ tăng trưởng GDP khá ổn định.

+ Tiến hành công nghiệp hoá từ sớm và thường tiên phong dẫn đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới (như Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức,...).

+ Ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất trong GDP.

+ Hiện nay, các nước phát triển đang tập trung vào đổi mới và phát triển các sản phẩm có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.

- Các nước đang phát triển:

+ Có quy mô GDP trung bình và thấp nhưng tốc độ tăng trưởng GDP khá cao.

+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với tỉ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ có xu hướng tăng.

+ Một số nước đang phát triển bắt đầu chú trọng phát triển các lĩnh vực có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tê - xã hội của các nhóm nước

2. Về xã hội

- Các nước phát triển:

+ Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số thấp, cơ cấu dân số già dẫn đến thiếu hụt lao động và tăng chi phí phúc lợi xã hội trong tương lai.

+ Quá trình đô thị hóa sớm, tỉ lệ dân thành thị cao, cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ.

+ Người dân có chất lượng cuộc sống, tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên cao.

+ Các dịch vụ y tế, giáo dục có chất lượng tốt.

- Các nước đang phát triển:

+ Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số đang có xu hướng giảm nhưng ở một số quốc gia vẫn còn cao.

+ Phần lớn các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hoá.

+ Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, song tỉ lệ dân thành thị chưa cao.

+ Chất lượng cuộc sống của người dân ở mức cao, trung bình và thấp; tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên đang tăng dần.

+ Các dịch vụ y tế, giáo dục đang dần được cải thiện.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tê - xã hội của các nhóm nước

Đánh giá

0

0 đánh giá