Đọc thông tin và dựa vào bảng 5.1, hãy trình bày về tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam

368

Với giải Câu hỏi trang 106 Địa lí lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Khí hậu Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 5: Khí hậu Việt Nam

Video bài giải Địa Lí lớp 8 Bài 5: Khí hậu Việt Nam - Cánh diều

Câu hỏi trang 106 Địa Lí 8: Đọc thông tin và dựa vào bảng 5.1, hãy trình bày về tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam.

Trả lời:

 Tính chất nhiệt đới của gió mùa Việt Nam được thể hiện qua: bức xạ mặt Trời, nhiệt độ và số giờ nắng.

- Bức xạ mặt trời:

+ Tổng bức xạ lên: 110 - 160 kcal/cm2 /năm.

+ Cán cân bức xạ: 75 kcal/cm2 /năm.

- Số giờ nắng: 1400 giờ /năm - 3000 giờ/năm.

- Nhiệt độ trung bình trên 20 ℃ (trừ những vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam

Lý thuyết Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

1. Tính chất nhiệt đới

- Tính chất nhiệt đới của khí hậu được thể hiện qua các yếu tố chính là: bức xạ mặt trời, nhiệt độ và số giờ nắng.

- Nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn quanh năm, tổng lượng bức xạ lên tới 110 – 160 kcal/cm2/năm, cán cân bức xạ luôn dương và đạt trên 75 kcal/cm2/năm trên phạm vi cả nước.

- Số giờ nắng dao động từ 1 400 giờ năm đến 3 000 giờ năm.

- Nhiệt độ trung bình năm của cả nước đều trên 20°C và tăng dần từ bắc vào nam, trừ các vùng núi cao.

2. Tính chất ẩm

- Tính chất ẩm của khí hậu được thể hiện qua lượng mưa, cân bằng ẩm và độ ẩm không khí.

- Tổng lượng mưa năm tại Việt Nam phổ biến từ 1 500 mm đến 2 000 mm, với nhiều nơi có lượng mưa lên tới trên 3000 mm như Bắc Quang (Hà Giang), Nam Đông (Thừa Thiên Huế), Trà My (Quảng Nam)...

- Cân bằng ẩm luôn dương.

- Độ ẩm không khí cao, thường trên 80%.

3. Tính chất gió mùa

- Vị trí địa lý của Việt Nam nằm trong khu vực hoạt động của Tín phong và gió mùa.

- Nước ta có hai mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hạ.

- Gió mùa đông hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thổi theo hướng đông bắc, tạo ra mùa đông lạnh ở miền Bắc, và khi di chuyển xuống phía nam, bị suy yếu và thay thế bởi Tín phong bán cầu Bắc.

- Gió mùa hạ hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10, thổi theo hướng tây nam, gây mưa cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, và khi kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới, gây mưa cho cả miền Bắc và miền Nam. Ở Bắc Bộ, gió mùa Đông Nam thổi mạnh vào mùa hạ.

Thời kì mùa hạ là thời điểm có nhiều bão và các thời tiết cực đoan khác như: tố, lốc,...

Từ khóa :
Địa lí 8
Đánh giá

0

0 đánh giá