Giải SGK Địa lí 8 Bài 5 (Cánh diều): Khí hậu Việt Nam

3.3 K

Lời giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 5: Khí hậu Việt Nam sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa lí 8 Bài 5 từ đó học tốt môn Địa lí lớp 8.

Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 5: Khí hậu Việt Nam

Video bài giải Địa Lí lớp 8 Bài 5: Khí hậu Việt Nam - Cánh diều

Mở đầu trang 105 Bài 5 Địa Lí 8: Việt Nam có đặc điểm khí hậu khác biệt so với nhiều nước có cùng vĩ độ. Đây là nhân tố tự nhiên quan trọng có ảnh hưởng đến các thành phần tự nhiên khác, các ngành sản xuất và đời sống con người. Vậy khí hậu nước ta có những đặc điểm nổi bật nào? Khí hậu phân hoá ra sao và ảnh hưởng như thế nào tới các hoạt động kinh tế?

Trả lời:

- Khí hậu Việt Nam có những đặc điểm:

+ Tính chất nhiệt đới

+ Tính chất ẩm

+ Tính chất gió mùa

- Khí hậu phân hóa theo độ cao, từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.

- Ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế:

+ Đối với sản xuất nông nghiệp: Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới; tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh và sản phẩm nông nghiệp đa dạng.

+ Đối với du lịch: Du lịch nhân văn và du lịch tự nhiên.

I. Khí hậu nhiệt đới gió mùa

Câu hỏi trang 106 Địa Lí 8: Đọc thông tin và dựa vào bảng 5.1, hãy trình bày về tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam.

Trả lời:

 Tính chất nhiệt đới của gió mùa Việt Nam được thể hiện qua: bức xạ mặt Trời, nhiệt độ và số giờ nắng.

- Bức xạ mặt trời:

+ Tổng bức xạ lên: 110 - 160 kcal/cm2 /năm.

+ Cán cân bức xạ: 75 kcal/cm2 /năm.

- Số giờ nắng: 1400 giờ /năm - 3000 giờ/năm.

- Nhiệt độ trung bình trên 20 ℃ (trừ những vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam.

Câu hỏi trang 106 Địa Lí 8: Đọc thông tin và dựa vào bảng 5.2, hãy trình bày về tính chất ẩm của khí hậu Việt Nam.

Đọc thông tin và dựa vào bảng 5.2, hãy trình bày về tính chất ẩm của khí hậu Việt Nam

Trả lời:

- Tính chất ẩm được thể hiện qua lượng mưa, cân bằng ẩm và độ ẩm không khí.

+ Nước ta có tổng lượng mưa năm rất lớn, phổ biến từ 1500 mm đến 2000 mm. Nhiều nơi do ảnh hưởng của địa hình đón gió ẩm, lượng mưa lên tới trên 3000 mm như: Bắc Quang (tỉnh Hà Giang); Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên Huế); Trà My (tỉnh Quảng Nam),...

+ Cân bằng ẩm luôn dương.

+ Độ ẩm không khí cao, thường trên 80%.

Câu hỏi trang 108 Địa Lí 8: Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hãy trình bày đặc điểm gió mùa của khí hậu Việt Nam.

Trả lời:

♦ Nguyên nhân:

- Do nằm trong khu vực hoạt động của gió Tín phong và gió mùa.

- Hoạt động của gió mùa lấn át gió Tín phong nên trong năm nước ta có 2 mùa gió chính: Gió mùa đông và gió mùa hạ.

♦ Gió mùa mùa đông:

- Phạm vi hoạt động: Từ vĩ tuyến 16◦B trở ra Bắc.

- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Hướng gió: Đông Bắc.

- Biểu hiện:

+ Vào đầu mùa đông, khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống đã tạo cho miền bắc nước ta có một mùa đông lạnh ⇒ Miền Bắc có mùa đông lạnh.

+ Vào cuối mùa đông: khối khí di chuyển xuống phía nam bị suy yếu nên Tín phong hoạt động mạnh gây mưa lớn cho ven biển Trung Bộ và tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

♦ Gió mùa mùa hạ:

- Phạm vi hoạt động: từ 16◦B trở vào Nam.

- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.

- Hướng: Tây Nam.

- Biểu hiện:

+ Vào đầu mùa hạ: Khối không khí ẩm Bắc Ấn Độ Dương đến nước ta gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi di chuyển đến vùng ven biển Trung Bộ và khu vực phía Nam Tây Bắc gây hiệu ứng phơn làm thời tiết hanh khô.

+ Vào giữa vào cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (Tín phong Bán Cầu Nam) cùng dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn cho cả nước.

II. Sự phân hoá đa dạng của khí hậu

Câu hỏi trang 109 Địa Lí 8: Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hãy chứng minh sự phân hoá đa dạng của khí hậu nước ta từ bắc vào nam và từ tây sang đông. Lấy ví dụ cụ thể.

Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hãy chứng minh sự phân hoá đa dạng của khí hậu

Trả lời:

♦ Sự phân hóa khí hậu từ bắc xuống nam và từ tây sang đông: Từ bắc xuống nam, khí hậu nước ta được chia làm 2 miền:

- Miền khí hậu phía bắc:

+ Ở phía bắc dãy Bạch Mã;

+ Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 20℃. Mùa đông lạnh; mùa hạ nóng và mưa nhiều.

- Miền khí hậu phía nam:

+ Ở phía nam dãy Bạch Mã;

+ Có khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ trung bình năm cao trên 25℃. Lượng mưa có sự phân hóa giữa mùa mưa và mừa khô.

- Riêng khu vực ven biển miền Trung từ 11oB - 18oB mùa mưa lệch sang mùa thu đông.

♦ Sự phân hóa khí hậu từ đông sang tây

- Nguyên nhân: ảnh hưởng của địa hình và hoạt động các khối khí.

- Biểu hiện: Sự khác biệt khí hậu giữa các vùng miền và thềm lục địa: vùng đồng bằng ven biển và đồi núi.

♦ Ví dụ:

- Theo chiều bắc nam: Khí hậu miền bắc có mùa đông lạnh, miền nam nóng quanh năm.

- Theo chiều đông tây: Khu vực đông bắc do ảnh hưởng địa hình và hướng gió nên có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn khu vực tây bắc.

Câu hỏi trang 109 Địa Lí 8: Đọc thông tin, hãy chứng minh sự phân hoá đa dạng của khí hậu nước ta theo độ cao địa hình. Lấy ví dụ cụ thể.

Trả lời:

- Theo độ cao địa hình, khí hậu phân hóa thành các đai khí hậu:

+ Đai nhiệt đới gió mùa: Từ 0 m đến 600 - 700 m ở miền Bắc và 0 m đến 900 - 1000m ở miền nam. Khí hậu thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm.

+ Đai nhiệt đới gió mùa trên núi: Ranh giới phía trên của đai nhiệt đới gió mùa đến 2600m. Khí hậu mát mẻ, mưa nhiều.

+ Đai ôn đới gió mùa trên núi: độ cao trên 2600m; nhiệt độ: <15℃, nhiệt độ xuống thấp và có tuyết rơi.

- Ví dụ: ở Sapa khi nhiệt độ xuống thấp, xuất hiện tuyết rơi trên đỉnh Fan-xi-păng.

III. Ảnh hưởng của khí hậu đến các hoạt động kinh tế

Câu hỏi trang 110 Địa Lí 8: Đọc thông tin và quan sát các hình 5.2, 5.3, hãy phân tích ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp nước ta.

Đọc thông tin và quan sát các hình 5.2, 5.3, hãy phân tích ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất

Trả lời:

- Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp ở nước ta được tiến hành quanh năm, có thể trồng được nhiều vụ một năm, cho năng suất cao,... tạo nên các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới có giá trị xuất khẩu.

- Tạo điều kiện để hình thành các vùng chuyên canh:

+ Tính chất gió mùa cùng với sự phân hoá của khí hậu đã làm cho cơ cấu mùa vụ trong nông nghiệp cũng khác nhau giữa các vùng, địa phương.

+ Mỗi vùng có những thế mạnh riêng, tạo điều kiện để nước ta hình thành các vùng chuyên canh với nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác nhau.

+ Ở các khu vực địa hình núi, cao nguyên có thể hình thành vùng trồng cây cận nhiệt và ôn đới.

- Sản phẩm nông nghiệp đa dạng: Do sự phân hoá khí hậu từ bắc vào nam, từ tây sang đông và theo độ cao địa hình nên nước ta có cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng, có cả các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.

- Sản xuất nông nghiệp bấp bênh, nhiều rủi ro: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng mang đến thiên tai (lũ lụt, hạn hán,...), dịch bệnh,... gây thiệt hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp.

Câu hỏi trang 111 Địa Lí 8: Đọc thông tin và dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy lấy ví dụ cụ thể để phân tích vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch.

Trả lời:

- Ở miền Bắc: mùa đông lạnh nên hoạt động du lịch diễn ra vào mùa hạ như: Sa pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (lạng Sơn),… nơi có khí hậu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ giảm mạnh.

- Ở miền Nam: hoạt động du lịch biển phát triển mạnh như: Nha Trang (Khánh Hòa); TP. Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu),…

- Khó khăn: thời tiết diễn biến thất thường ảnh hưởng hoạt động du lịch trên cả nước.

Luyện tập trang 111 Địa Lí 8: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

1. Hãy tóm tắt đặc điểm tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu Việt Nam.

2. Hãy lập sơ đồ thể hiện sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam.

Trả lời:

(*) Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 1

(*) Tham khảo: sơ đồ tóm tắt tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu Việt Nam

Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau Hãy tóm tắt đặc điểm tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

Vận dụng trang 111 Địa Lí 8: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

- Nhiệm vụ 1. Lựa chọn một địa điểm du lịch mà em biết, tìm kiếm thông tin và phân tích ảnh hưởng của khí hậu đối với hoạt động du lịch ở địa điểm đó.

- Nhiệm vụ 2: Địa phương em sinh sống thuộc miền khí hậu nào? Hãy tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về các đặc điểm khí hậu nơi đó.

Trả lời:

- Nhiệm vụ 1: Điểm du lịch Sa Pa

+ Thuận lợi: Khí hậu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ xuống thấp và có tuyết rơi.

+ Khó khăn: Nhiệt độ xuống thấp nhiều sương mù: Gây cản trở giao thông đi lại và đường lên đỉnh Fan.

- Nhiệm vụ 2: Thành phố Hà Nội

+ Hà Nội thuộc miền khí hậu phía Bắc (Vùng nhiệt đới gió mùa)

+ Viết báo cáo:

Hà Nội thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng thuộc miền khí hậu phía Bắc nơi chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc vào mùa đông. Đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều vào mùa hè, lạnh và ít mưa vào mùa đông. Hà Nội được chia làm 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu và Đông. Thời gian diễn ra các mùa ở các năm ở Hà Nội luôn thay đổi (do phụ thuộc vào thời tiết năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nắng kéo dài nhiệt độ lên tới 40℃, có năm nhiệt độ lại thấp dưới 10℃.

Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm ở Hà Nội là 120 Kcal/cm2 . nhiệt độ trung bình năm 24,9℃, độ ẩm trung bình 80-82%. Lượng mưa trung bình 1700mm/năm.

Video bài giảng Địa Lí 8 Bài 5: Khí hậu Việt Nam - Cánh diều

Xem thêm lời giải bài tập SGK Địa lí lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá