Dựa vào hình 12.7, hình 12.8 và thông tin trong bài, hãy trình bày và giải thích sự phát triển các ngành kinh tế

512

Với giải Câu hỏi trang 60 Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á

Câu hỏi trang 60 Địa Lí 11: Dựa vào hình 12.7, hình 12.8 và thông tin trong bài, hãy trình bày và giải thích sự phát triển các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam Á.

Dựa vào hình 12.7, hình 12.8 và thông tin trong bài, hãy trình bày và giải thích sự phát triển

Lời giải:

♦ Ngành công nghiệp

- Đông Nam Á có nhiều điều kiện để phát triển ngành công nghiệp như: vị trí nằm trên đường hàng hải quốc tế; nguồn tài nguyên và nguyên liệu tại chỗ phong phú; nguồn lao động dồi dào,...

- Sự phát triển ngành công nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế; cung cấp nguồn hàng xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ của một số nước; giải quyết việc làm cho người lao động,...

- Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của khu vực.

- Một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu trong khu vực là Băng Cốc (Thái Lan), Cuala Lămpơ (Malaixia), Giacácta (Inđônêxia), Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)….

- Xu hướng phát triển:

+ Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ cao;

+ Phát triển ngành công nghiệp gắn với khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

- Một số ngành công nghiệp tiêu biểu là:

+ Công nghiệp khai thác rất phát triển, một số khoáng sản có sản lượng khai thác lớn là: than, thiếc, dầu mỏ và khí tự nhiên,…

+ Công nghiệp điện tử - tin học: phát triển nhanh nhờ lợi thế về nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động thấp, chính sách ưu đãi của chính phủ,... Một số sản phẩm điện tử - tin học phổ biến là: máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, điện tử dân dụng, thiết bị truyền thông,... Công nghiệp điện tử - tin học thường phân bố ở các thành phố lớn.

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: có cơ cấu đa dạng, như dệt - may, da giày, văn phòng phẩm,... trong đó, ngành dệt - may giữ vai trò chủ đạo.

+ Công nghiệp thực phẩm:là ngành chủ đạo ở nhiều nước Đông Nam Á; hiện nay đang ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào quá trình chế biến và bảo quản. Ngành này phân bố ở khắp các quốc gia trong khu vực, nhất là ở các thành phố lớn hoặc gần các vùng nguyên liệu.

♦ Ngành nông nghiệp

- Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp như: sự đa dạng về các dạng địa hình, khí hậu; đất đai màu mỡ; diện tích mặt nước lớn; nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm sản xuất;...

- Ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với các quốc gia Đông Nam Á.

- Xu hướng phát triển:

+ Sản xuất hàng hoá với trình độ thâm canh và chuyên môn hoá ngày càng cao.

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp.

+ Sản xuất nông nghiệp hướng đến sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Một số ngành tiêu biểu

+ Ngành trồng trọt có cơ cấu cây trồng trong khu vực đa dạng, như: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả,...Hiện nay, các quốc gia trong khu vực đã áp dụng nhiều thành tựu khoa học - công nghệ vào trồng trọt.

+ Ngành chăn nuôiđang ngày càng phát triển ở khu vực Đông Nam Á.Các vật nuôi phổ biến trong khu vực là trâu, bò, lợn, gia cầm (gà, vịt). Hiện nay, ngành này đang phát triển theo xu hướng: ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ và phát triển chăn nuôi theo hướng hữu cơ.

+ Ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản: ở Đông Nam Á, hoạt động đánh bắt thuỷ sản đang chuyển từ các vùng biển gần bờ sang vùng biển xa bờ và tăng cường ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào khai thác; ngành nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng phát triển ở nhiều quốc gia. Những nước có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản lớn là Inđônêxia, Thái Lan, Philíppin, Việt Nam, Malaixia,...

♦ Ngành dịch vụ

- Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành dịch vụ. Sự phát triển ngành dịch vụ đã: góp phần thúc đẩy phát triển và phân bố các ngành kinh tế khác; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; việc làm; nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; hội nhập kinh tế thế giới,…

- Ngành dịch vụ trong khu vực có cơ cấu đa dạng, không ngừng phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật từng bước được mở rộng, nâng cấp và hiện đại hoá.

- Tỉ trọng GDP của khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế có xu hướng tăng. Trong giai đoạn 2010 - 2020, khu vực dịch vụ đã tăng tỉ trọng từ 47,2% lên 49,7%.

- Một số trung tâm dịch vụ hàng đầu, là: Xingapo, Cuala Lămpơ, Băng Cốc,...

- Xu hướng phát triển: tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Một số ngành tiêu biểu:

+ Ngành giao thông vận tải: do đặc điểm địa hình đa dạng nên khu vực Đông Nam Á phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải như: đường ô tô, đường sắt, đường sông, hồ, đường biển, đường hàng không,... Trong đó, giao thông vận tải đường biển và đường hàng không đóng vai trò quan trọng giúp kết nối khu vực với thế giới. Một số đầu mối giao thông quan trọng là: Xingapo, Cuala Lămpơ, Băng Cốc… Hiện nay, các thành tựu khoa học - công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành giao thông vận tải.

+ Ngành thương mại: nội thương ở khu vực có xu hướng phát triển do quy mô dân số và thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao. Ngoại thương rất phát triển, tổng trị giá xuất, nhập khẩu của Đông Nam Á không ngừng gia tăng. Đông Nam Á có quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới.

+ Ngành du lịch: khu vực Đông Nam Á trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch quốc tế. Các quốc gia dẫn đầu về số lượt khách du lịch quốc tế đến tham quan là: Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam, Xingapo,... Hiện nay, ngành du lịch đang ứng dụng các công nghệ hiện đại trong phương thức quản lí và kinh doanh, phát triển du lịch theo hướng bền vững đồng thời hợp tác quốc tế về du lịch,…

LÝ THUYẾT KINH TẾ

1. Tình hình phát triển kinh tế chung

- Đa số các nước Đông Nam Á trước đây chủ yếu phát triển nông nghiệp.

- Quá trình công nghiệp hoá đã làm nền kinh tế của các nước có sự phân hoá, một số nước có nền kinh tế phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ.

- Hiện nay, Đông Nam Á cũng là một trong những khu vực có nền kinh tế sôi động trên thế giới.

a) Quy mô GDP

- Tổng sản phẩm trong nước (theo giá hiện hành) của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2000 - 2020.

Lý thuyết Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á

- Do sự khác nhau về nguồn lực và trình độ phát triển nên giữa các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn về quy mô nền kinh tế.

Lý thuyết Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á

b) Tăng trưởng kinh tế

- Khu vực Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thuộc vào loại cao trên thế giới, giai đoạn 2000 - 2020 tốc độ bình quân mỗi năm là 5,3%.

- Sự tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định xã hội và bảo vệ môi trường đang là vấn đề đặt ra đối với nhiều nước trong khu vực.

c) Cơ cấu kinh tế

- Cơ cấu kinh tế trong khu vực đang có sự chuyển dịch rõ rệt, từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và dịch vụ. Điều này dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu GDP trong khu vực.

- Tuy nhiên, tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của Đông Nam Á vẫn còn cao hơn so với các khu vực khác, do:

+ Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp;

+ Nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có nền kinh tế đang phát triển.

Lý thuyết Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á

2. Các ngành kinh tế

a) Công nghiệp

♦ Tình hình phát triển

- Đông Nam Á có nhiều điều kiện để phát triển ngành công nghiệp như:

+ Vị trí nằm trên đường hàng hải quốc tế;

+ Nguồn tài nguyên và nguyên liệu tại chỗ phong phú;

+ Nguồn lao động dồi dào,...

- Sự phát triển ngành công nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế; cung cấp nguồn hàng xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ của một số nước; giải quyết việc làm cho người lao động,...

- Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của khu vực. Tuy nhiên, nền công nghiệp của nhiều quốc gia vẫn còn phụ thuộc bên ngoài về vốn, quy trình công nghệ,...

- Một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu trong khu vực là Băng Cốc (Thái Lan), Cuala Lămpơ (Malaixia), Giacácta (Inđônêxia), Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)….

- Xu hướng phát triển:

+ Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ cao;

+ Phát triển ngành công nghiệp gắn với khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

♦ Một số ngành công nghiệp tiêu biểu

- Công nghiệp khai thác:Đông Nam Á có tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp khai thác, như: công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng kim loại,...

+ Các nước có sản lượng than hàng đầu khu vực là Inđônêxia, Việt Nam.

+ Trong các khoáng sản kim loại, thiếc là khoáng sản có sản lượng khai thác lớn. Riêng Thái Lan, Malaixia và Inđônêxia chiếm hơn một nửa sản lượng thiếc khai thác của thế giới.

+ Đông Nam Á có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn. Các nước có sản lượng khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên hàng đầu khu vực là Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, Brunây, Việt Nam,..

- Công nghiệp điện tử - tin học:đây là ngành công nghiệp trẻ, phát triển nhanh nhờ lợi thế về nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động thấp, chính sách ưu đãi của chính phủ,...

+ Một số sản phẩm điện tử - tin học phổ biến là: máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, điện tử dân dụng, thiết bị truyền thông,...

+ Hiện nay, các nước trong khu vực đang tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực điện tử - tin học.

+ Công nghiệp điện tử - tin học thường phân bố ở các thành phố lớn. Các nước dẫn đầu là Xingapo, Malaixia, Thái Lan, Philíppin, Inđônêxia,…

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

+ Có cơ cấu đa dạng, như dệt - may, da giày, văn phòng phẩm,...

+ Ngành dệt - may giữ vai trò chủ đạo, đang áp dụng công nghệ cao, công nghệ tự động trong quá trình sản xuất, nhất là ở các cơ sở sản xuất lớn. Các quốc gia có ngành dệt - may phát triển như Thái Lan, Inđônêxia, Việt Nam, Philíppin, Campuchia,...

- Công nghiệp thực phẩm: đây là ngành chủ đạo ở nhiều nước Đông Nam Á.

+ Công nghiệp thực phẩm hiện nay đang ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào quá trình chế biến và bảo quản.

+ Một số sản phẩm nông sản chế biến xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, cao su, rau củ quả, hải sản đông lạnh, hải sản đóng hộp,...

+ Công nghiệp thực phẩm phân bố ở khắp các quốc gia trong khu vực, nhất là ở các thành phố lớn hoặc gần các vùng nguyên liệu.

Lý thuyết Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á

b) Nông nghiệp

♦ Tình hình phát triển

- Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp như:

+ Sự đa dạng về các dạng địa hình, khí hậu;

+ Đất đai màu mỡ;

+ Diện tích mặt nước lớn;

+ Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm sản xuất;...

- Ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với các quốc gia Đông Nam Á, như:

+ Phát triển góp phần khai thác các lợi thế sẵn có của khu vực;

+ Đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm;

+ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp;

+ Tạo nguồn thu ngoại tệ;

+ Giải quyết việc làm và sinh kế cho người dân;

+ Đảm bảo sự cân bằng sinh thái và môi trường,…

- Xu hướng phát triển:

+ Sản xuất hàng hoá với trình độ thâm canh và chuyên môn hoá ngày càng cao.

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp.

+ Sản xuất nông nghiệp hướng đến sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

♦ Một số ngành tiêu biểu

* Trồng trọt:

- Khu vực Đông Nam Á có điều kiện thuận lợi về địa hình, khí hậu, đất đai,... để phát triển ngành trồng trọt.

- Cơ cấu cây trồng trong khu vực đa dạng, như: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả,...

+ Cây công nghiệp nhiệt đới được trồng chủ yếu là cao su, cà phê, hồ tiêu, cọ dầu,...; sản phẩm từ các cây công nghiệp này thường để xuất khẩu.

+ Các cây lương thực được trồng chủ yếu là lúa gạo, ngô. Trong đó, lúa gạo là cây trồng truyền thống và quan trọng bậc nhất, được trồng ở hầu khắp các quốc gia trong khu vực. Một số quốc gia dẫn đầu về sản lượng lúa gạo là Inđônêxia, Việt Nam, Thái Lan,...

- Hiện nay, các quốc gia trong khu vực đã áp dụng nhiều thành tựu khoa học - công nghệ vào trồng trọt, như:

+ Lai tạo các giống cây cho năng suất cao, các giống cây có khả năng chịu hạn, chịu mặn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu;

+ Ứng dụng công nghệ tưới tự động,...

* Ngành chăn nuôi

- Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, cơ sở thức ăn phong phú, sự phát triển của công nghiệp thực phẩm,... ngành chăn nuôi đang ngày càng phát triển ở khu vực Đông Nam Á.

- Các vật nuôi phổ biến trong khu vực là trâu, bò, lợn, gia cầm (gà, vịt).

- Xu hướng phát triển:

+ Ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào chăn nuôi, như công nghệ lai tạo giống vật nuôi, hệ thống kiểm soát hoạt động và sức khỏe vật nuôi,...

+ Phát triển chăn nuôi theo hướng hữu cơ.

* Ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản

- Khu vực Đông Nam Á có diện tích mặt nước lớn, bờ biển nhiều vũng, vịnh nên thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Những nước có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản lớn là Inđônêxia, Thái Lan, Philíppin, Việt Nam, Malaixia,...

- Hoạt động đánh bắt thuỷ sản cũng gặp nhiều khó khăn như: sự suy giảm nguồn lợi sinh vật biển, thiếu vốn đầu tư phương tiện và thiết bị đánh bắt xa bờ, thiên tai,...

- Xu hướng phát triển:

+ Đánh bắt thuỷ sản đang chuyển từ các vùng biển gần bờ sang vùng biển xa bờ và tăng cường ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào khai thác.

+ Ngành nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng phát triển ở nhiều quốc gia.

Lý thuyết Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á

c) Dịch vụ

♦ Tình hình phát triển

- Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành dịch vụ.

- Sự phát triển ngành dịch vụ đã: góp phần thúc đẩy phát triển và phân bố các ngành kinh tế khác; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; việc làm; nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; hội nhập kinh tế thế giới,…

- Ngành dịch vụ trong khu vực có cơ cấu đa dạng, không ngừng phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật từng bước được mở rộng, nâng cấp và hiện đại hoá.

- Tỉ trọng GDP của khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế có xu hướng tăng. Trong giai đoạn 2010 - 2020, khu vực dịch vụ đã tăng tỉ trọng từ 47,2% lên 49,7%.

- Một số trung tâm dịch vụ hàng đầu của khu vực, là: Xingapo, Cuala Lămpơ, Băng Cốc,...

- Xu hướng phát triển: tiếp tục mở rộng quy mô, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ.

♦ Một số ngành tiêu biểu

* Ngành giao thông vận tải

Do đặc điểm địa hình đa dạng nên khu vực Đông Nam Á phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải như: đường ô tô, đường sắt, đường sông, hồ, đường biển, đường hàng không,... Trong đó, giao thông vận tải đường biển và đường hàng không đóng vai trò quan trọng giúp kết nối khu vực với thế giới.

- Một số tuyến giao thông vận tải quan trọng là: tuyến đường biển từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, tuyến đường ô tô xuyên Á kết nối Việt Nam, Lào, Thái Lan,…

- Một số đầu mối giao thông quan trọng là: Xingapo, Cuala Lămpơ, Băng Cốc…...

- Hiện nay, các thành tựu khoa học - công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành giao thông vận tải, như: công nghệ xây dựng cầu đường, công nghệ thông minh trong điều phối và giám sát giao thông, phát triển phương tiện không người lái,....

* Ngành thương mại

- Ngành thương mại của khu vực Đông Nam Á không ngừng phát triển.

+ Các hoạt động nội thương nhộn nhịp ở khu vực có dân số đông và kinh tế phát triển. Nội thương ở khu vực có xu hướng phát triển do quy mô dân số và thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao.

+ Trong hoạt động ngoại thương: tổng trị giá xuất, nhập khẩu của Đông Nam Á không ngừng gia tăng. Đông Nam Á có quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Ngành thương mại điện tử cũng đang dần phát triển mạnh.

* Ngành du lịch

- Khu vực Đông Nam Á trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch quốc tế, do:

+ Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, với nhiều di sản thế giới.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch ngày càng hoàn thiện.

- Các quốc gia dẫn đầu về số lượt khách du lịch quốc tế đến tham quan là: Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam, Xingapo,...

- Hiện nay, ngành du lịch đang ứng dụng các công nghệ hiện đại trong phương thức quản lí và kinh doanh, phát triển du lịch theo hướng bền vững đồng thời hợp tác quốc tế về du lịch,…

Lý thuyết Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á

Từ khóa :
Địa lí 11
Đánh giá

0

0 đánh giá