Em hãy phân biệt những phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ theo bảng gợi ý

4.4 K

Với giải Luyện tập trang 13 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Luyện tập trang 13 Địa lí 10: Em hãy phân biệt những phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ theo bảng gợi ý:

Phương pháp

Đối tượng biểu hiện

Cách thức biểu hiện

Phương pháp kí hiệu

?

?

Phương pháp đường chuyển động

?

?

Phương pháp chấm điểm

?

?

Phương pháp khoanh vùng

?

?

Phương pháp bản đồ - biểu đồ

?

?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về các phương pháp kí hiệu bản đồ.

Trả lời:

Phương pháp

Đối tượng biểu hiện

Cách thức biểu hiện

Phương pháp kí hiệu

Các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể.

Dùng các kí hiệu khác nhau (hình học, chữ, tượng hình) đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

Phương pháp đường chuyển động

Các đối tượng địa lí di chuyển trong không gian.

Các mũi tên.

Phương pháp chấm điểm

Các đối tượng phân bố không đều trong không gian.

Các điểm chấm.

Phương pháp khoanh vùng

Đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều mà chỉ có ở từng vùng nhất định.

Giới hạn vùng phân bố bằng các đường viền, tô màu, chải nét (kẻ vạch) hay bố trí đều đặn các kí hiệu trong phạm vi vùng phân bố,...

Phương pháp bản đồ - biểu đồ

Đối tượng địa lí là tổng cộng giá trị theo từng lãnh thổ (đơn vị hành chính).

Các dạng biểu đồ khác nhau (tròn, cột,...).

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng

A. phân bố theo những điểm cụ thể.

B. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc.

C. di chuyển theo các hướng bất kì.

D. tập trung thành vùng rộng lớn.

Đáp án: A

Giải thích: Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư,…

Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của phương pháp kí hiệu?

A. Thể hiện được quy mô của đối tượng.

B. Biểu hiện động lực phát triển đối tượng.

C. Xác định được vị trí của đối tượng.

D. Thể hiện được tốc độ di chyển đối tượng.

Đáp án: D

Giải thích:

Đặc điểm và ý nghĩa của phương pháp kí hiệu:

- Xác định vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư,…

- Biểu hiện số lượng, quy mô và chất lượng của đối tượng địa lí. Có ba dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu.

Câu 3. Phương pháp đường chuyển động không thể hiện được

A. tốc độ di chyển đối tượng.

B. chất lượng của đối tượng.

C. khối lượng của đối tượng.

D. hướng di chyển đối tượng.

Đáp án: B

Giải thích:

- Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư,…

- Đặc điểm của đối tượng, hiện tượng được thể hiện thông qua màu sắc, kích thước (độ rộng, độ đậm, chiều rộng, chiều dài) và hướng của mũi tên hay tốc độ di chuyển của đối tượng.

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 9 Địa lí 10Dựa vào hình 1.1, hình 1.2 và thông tin trong bài, em hãy:...

Câu hỏi trang 10 Địa lí 10: Dựa vào hình 1.3 và thông tin trong bài, em hãy cho biết:...

Câu hỏi trang 11 Địa lí 10Dựa vào hình 1.4 và thông tin trong bài, em hãy cho biết những đối tượng địa lí nào được thể hiện bằng phương pháp chấm điểm....

Câu hỏi trang 12 Địa lí 10: Dựa vào hình 1.5, em hãy cho biết phương pháp khoanh vùng biểu hiện được những đặc điểm nào của đối tượng địa lí....

Câu hỏi trang 13 Địa lí 10Dựa vào hình 1.6 và thông tin trong bài, em hãy cho biết:...

Vận dụng trang 13 Địa lí 10: Theo em, để thể hiện tổng diện tích và tổng sản lượng lúa của một đơn vị hành chính trên bản đồ, ta nên sử dụng phương pháp nào? Vì sao?...

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài mở đầu: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp

Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống

Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

Bài 4: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng

Đánh giá

0

0 đánh giá