Với giải Câu hỏi trang 23 Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 4: Văn hóa Phục hưng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 4: Văn hóa Phục hưng
Câu hỏi trang 23 Lịch sử 7: Ăng-ghen đánh giá phong trào Văn hóa Phục hưng: “Đó là một cuộc cách mạng tiến bộ, vĩ đại nhất mà loài người chưa từng thấy”. Em có đồng ý với quan điểm này không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 3 trang SGK Lịch sử 7
Trả lời:
Em đồng ý với quan điểm của Ăng ghen về phong trào Văn hóa Phục hưng: “Đó là một cuộc cách mạng tiến bộ, vĩ đại nhất mà loài người chưa từng thấy”. Vì:
- Phong trào văn hóa Phục hưng đã có tác động thay đổi nhận thức của con người thời bấy giờ, đặt cơ sở và mở đường cho sự phát triển của văn hóa Tây Âu trong những thế kỉ tiếp theo.
- Từ phong trào Văn hóa phục hưng đã xuất hiện những “con người khổng lồ” mà tác phẩm và tư tưởng của họ đã khai sáng châu Âu trung cổ và thay đổi văn minh nhân loại.
Lý thuyết Ý nghĩa và tác động của phong trào văn hóa Phục Hưng đối với xã hội Tây Âu
a. Ý nghĩa
- Đề cao giá trị của con người và tự do cá nhân, đề cao khoa học – kĩ thuật.
- Phá vỡ tinh thần thống trị của nhà thờ Thiên Chúa Giáo và đả phá chế độ phong kiến
- Thay đổi nhận thức con người, đặt cơ sở và mở đường cho sự phát triển của nền văn hóa Tây Âu.
b. Tác động
Phong trào văn hóa Phục hưng đã làm xuất hiện những “ con người khổng lồ” mà tác phẩm và tư tưởng của họ đã khai sáng Châu Âu Trung cổ và thay đổi lịch sử văn minh nhân loại.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 20 Lịch sử 7: Dựa vào thông tin trong bài và quan sát tư liệu 4.1, 4.2, em hãy:...
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:
Bài 3: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại
Bài 5: Phong trào Cải cách tôn giáo
Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ giữa thế kỉ VII đến giữa thế ki XIX