Giải Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị

1.1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Hóa học lớp 8 Bài 10: Hóa trị chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa trị lớp 8.

Giải bài tập Hóa học lớp 8 Bài 10: Hóa trị

Câu hỏi và bài tập (trang 37, 38 sgk Hóa học lớp 8)
Bài 1 trang 37 sgk hóa học 8: a) Hóa trị của một nguyên tố (hay một nhóm nguyên tử ) là gì ?

b) Khi xác định hóa trị, lấy hóa trị của nguyên tố nào làm đơn vị, nguyên tố nào là hai đơn vị?

Lời giải:

a) Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử).

b) Khi xác định hóa trị lấy hóa trị của H làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.

Bài 2 trang 37 sgk Hóa học 8: Hãy xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau đây :

a) KH,H2S,CH4.

b) FeO,Ag2O,SiO2.

Lời giải:

Dựa vào quy tắc hóa trị để xác định hóa trị của các nguyên tố.

a)

+ Gọi a là hóa trị của K

Theo quy tắc hóa trị ta có

KaHI1.a=1.Ia=I

Vậy hóa trị của K là I.

+ Gọi b là hóa trị của S

Theo quy tắc hóa trị ta có

H2ISb2.I=1.bb=II

Vậy hóa trị của S là II.

+ Gọi c là hóa trị của C

Theo quy tắc hóa trị ta có

CcH4I1.c=4.Ic=IV

Vậy hóa trị của C là IV.

b)

+ Gọi d là hóa trị của Fe

Theo quy tắc hóa trị ta có

FedOII1.d=1.IId=II

Vậy hóa trị của Fe là II

+ Gọi e là hóa trị của Ag

Theo quy tắc hóa trị ta có

Ag2eOII2.e=1.IIe=I

Vậy hóa trị của Ag là I

+ Gọi hóa trị của Si là g

Theo quy tắc hóa trị ta có

 1.g=2.IIg=IV

Vậy hóa trị của Si là IV 

Bài 3 trang 37 sgk hóa học 8: a) Nêu quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố. Lấy công thức hóa học của hai hợp chất trong câu trên làm thí dụ.

b) Biết công thức hóa học K2SO4, trong đó K hóa trị I, nhóm (SO4) hóa trị II. Hãy chỉ ra công thức hóa học trên là công thức phù hợp đúng theo quy tắc hóa trị.

Lời giải:

a)

- Quy tắc hóa trị đối với hợp chất chứa hai nguyên tố: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Thí dụ:

+ Trong KH, K có chỉ số là 1, hóa trị là I; H có chỉ số là 1 và hóa trị là I. Ta có: 1.I = 1.I

+ Trong Ag2O, Ag có chỉ số là 2, hóa trị là I; O có chỉ số là 1, hóa trị là II. Ta có: 2.I = 1.II

b) 

Công thức hóa học K2SO4, K có chỉ số là 2, hóa trị I; nhóm (SO4) có chỉ số là 1, hóa trị II. Ta thấy:

I.2 = II.1

Vậy CTHH K2SO4 đúng theo quy tắc hóa trị.

Bài 4 trang 38 sgk hóa học 8: a) Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau, biết Cl hóa trị I:

ZnCl2, CuCl, AlCl3.

b) Tính hóa trị của Fe trong hợp chất FeSO4.

Lời giải:

Theo quy tắc hóa trị ta có:

a) 

+ Gọi a là hóa trị của Zn

Theo quy tắc hóa trị ta có: 1.a = 2.I => a = II.

Vậy Zn có hóa trị II

+ Gọi a là hóa trị của Cu

Theo quy tắc hóa trị ta có: 1.a = 1.I => a = I.

Vậy Cu có hóa trị I

+ Gọi a là hóa trị của Al

Theo quy tắc hóa trị ta có: 1.a = 3.I => a = III.

Vậy Al có hóa trị III

b)

Trong công thức hóa học FeSO4: Gọi hóa trị của Fe là a, nhóm (SO4) có hóa trị II nên theo quy tắc hóa trị ta có:

1.a = 1.II => a = II 

Vậy Fe có hóa trị II trong hợp chất FeSO4

Bài 5 trang 38 sgk hóa học 8:

a) Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi hai nguyên tố sau:

P(III) và H; C(IV) và S(II); Fe(III) và O.

b) Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:

Na(I) và (OH)(I) ; Cu(II) và (SO4)(II); Ca(II) và (NO3)(I).

Lời giải:

a)

+ P(III) và H(I): Giả sử công thức là PxHy

Theo quy tắc hóa trị:

x.III=y.Ixy=IIII=13

Vậy công thức hóa học là: PH3

+ C (IV) và S(II): Giả sử công thức là CxSy

Theo quy tắc hóa trị:

x.IV=y.IIxy=IIIV=12

Vậy công thức hóa học là: CS2

+ Fe(III) và O(II): Giả sử công thức dạng chung là FexOy

Theo quy tắc hóa trị ta có: x.III = y.II xy=IIIII=23x=2;y=3

 FexOy có công thức Fe2O3

b)

+ Na(I) và (OH)(I): Giả sử công thức là Nax(OH)y

Theo quy tắc hóa trị:

x.I=y.Ixy=II=11

Vậy công thức hóa học cần tìm là: NaOH

+ Cu(II) và SO4(II): có công thức dạng chung là Cux(SO4)y

Theo quy tắc hóa trị ta có: x.II = y.II xy=IIII=11x=1;y=1

 Cux(SO4)y có công thức CuSO4

+ Ca(II) và NO3(I): có công thức dạng chung là Cax(NO3)y

Theo quy tắc hóa trị ta có: x.II = y.I xy=III=12x=1;y=2

 Cax(NO3)y có công thức Ca(NO3)2

Bài 6 trang 38 sgk hóa học 8:

Một số công thức hoá học viết như sau:

MgCl, KO, CaCl2, NaCO3.

Cho biết: Cl, K, Na có hóa trị I; Mg, Ca nhóm (CO3) có hóa trị II. Hãy chỉ ra những công thức hóa học viết sai và sửa lại cho đúng.

Lời giải:

Xét các công thức hóa học (dựa vào hóa trị đã cho)

+ MgCl

Theo quy tắc hóa trị ta có: II.11.I

 Công thức MgCl sai

Gọi công thức dạng chung là MgxCly

Theo quy tắc hóa trị ta có: II.x = I.y

xy=III=12x=1;y=2

 Công thức đúng là MgCl2

+ KO

Theo quy tắc hóa trị ta có: I.1II.1

 Công thức KO sai

Gọi công thức dạng chung là KxOy

Theo quy tắc hóa trị ta có: I.x = II.y

xy=III=21x=2;y=1

 Công thức đúng là K2O

+ CaCl2

Theo quy tắc hóa trị ta có: II.1 = I.2

 Công thức CaCl2 đúng

+ NaCO3

Theo quy tắc hóa trị ta có: I.1II.1

 Công thức NaCO3 sai

Gọi công thức dạng chung là Nax(CO3)y

Theo quy tắc hóa trị ta có: I.x = II.y

xy=III=21x=2,y=1

 Công thức đúng là Na2CO3

Bài 7 trang 38 sgk hóa học 8:

Hãy chọn công thức hóa học phù hợp với hóa trị IV của nitơ trong số các công thức cho sau đây :

NO, N2O3, N2O, NO2.

Lời giải:

Gọi công thức hóa học là: NxOy

Theo quy tắc hóa trị: x.IV = y.II => xy = IIIV = 12

Vậy công thức hóa học phù hợp là NO2

Đánh giá

0

0 đánh giá