Quan sát hình 38.3, cho biết: a) Gấu có đặc điểm gì thích nghi với nhiệt độ giá lạnh

360

Với giải Câu hỏi 4 trang 181 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Câu hỏi 4 trang 181 KHTN lớp 8: Quan sát hình 38.3, cho biết:

a) Gấu có đặc điểm gì thích nghi với nhiệt độ giá lạnh ở vùng Bắc cực?

b) Xương rồng có đặc điểm gì thích nghi với điều kiện khô hạn ở sa mạc?

Quan sát hình 38.3 cho biết Gấu có đặc điểm gì thích nghi với nhiệt độ giá lạnh ở vùng Bắc cực?

Trả lời:

a) Đặc điểm của gấu thích nghi với nhiệt độ giá lạnh ở vùng Bắc cực: Có bộ lông và lớp mỡ dày giúp giữ ấm, không có lông mi do lông mi có thể gây đóng băng trên mắt, bộ lông màu trắng giúp chúng ngụy trang, có tập tính ngủ đông và hoạt động trong mùa hạ vào ban ngày.

b) Đặc điểm của xương rồng thích nghi với điều kiện khô hạn ở sa mạc: Lá biến đổi thành gai để hạn chế thoát hơi nước, thân mọng nước giúp dự trữ nước, thân thường xẻ rãnh dọc từ đỉnh thân tới gốc để tạo thành dòng chảy hướng dòng nước mưa hoặc sương xuống gốc, rễ nông và lan rộng để lấy được nhiều nước mưa hoặc sương.

LÝ THUYẾT CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI CỦA MÔI TRƯỜNG

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Một số nhân tố sinh thái tác động lên đời sống của cây xanh

- Khái niệm: Nhân tố sinh thái là các nhân tố của môi trường có tác động tới sinh vật.

- Phân loại: Gồm 2 nhóm là nhóm là nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.

1. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh

- Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là những nhân tố vật lí, hóa học của môi trường như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí,…

- Tác động: Các nhân tố sinh thái vô sinh tác động đến đặc điểm hình thái (màu sắc, hình dạng,…), chức năng sinh lí (quang hợp, hô hấp, sinh sản,…) và tập tính của sinh vật.

- Sinh vật mang nhiều đặc điểm thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau của môi trường sống.

+ Ví dụ: Thực vật sống ở những nơi có ánh sáng mạnh, lá cây thường có phiến lá nhỏ, cứng, màu xanh nhạt, lá mọc xiên; Thực vật sống ở những nơi có ánh sáng yếu (ví dụ dưới tán cây), lá cây thường có phiến lá rộng, mỏng, màu xanh đậm, lá nằm ngang,…

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Thực vật ưa bóng (lá lốt)

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Thực vật ưa sáng (bạch đàn)

2. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh

- Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh là các nhân tố sống tác động đến sinh vật, các tác động này tạo nên mối quan hệ giữa các sinh vật trong môi trường, đó có thể là quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh hoặc đối địch.

+ Ví dụ: Các con trâu sống thành đàn có thẻ hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ các con già yếu và các con non khỏi bị kẻ thù tấn công; Cùng sống trên một cánh đồng lúa, cỏ dại cạnh tranh chất dinh dưỡng với lúa nên khi cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm;…

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Đàn trâu rừng hỗ trợ lẫn nhau chống lại kẻ thù

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Cỏ và lúa trên cùng một cánh đồng cạnh tranh chất dinh dưỡng với nhau

- Trong các nhân tố sinh thái hữu sinh, con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt vì con người có trí tuệ, tác động có chủ đích, làm thay đổi các nhân tố khác của môi trường, từ đó ảnh hưởng đến sinh vật và tác động đến chính con người.

Đánh giá

0

0 đánh giá