Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Bài 38.1 trang 77 Sách bài tập KHTN 8: Môi trường sống của sinh vật là
A. nơi ở của sinh vật.
B. nơi làm tổ và kiếm ăn của sinh vật.
C. nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hoạt động sống của sinh vật.
D. nơi kiếm ăn của sinh vật.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động sống của sinh vật.
Bài 38.2 trang 77 Sách bài tập KHTN 8: Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là
A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật.
B. môi trường trong đất, môi trường dưới nước, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật.
C. môi trường trong đất, môi trường dưới nước, môi trường không khí và môi trường trên cạn.
D. môi trường dưới nước, môi trường không khí, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là: môi trường trong đất, môi trường dưới nước, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật.
Bài 38.3 trang 77 Sách bài tập KHTN 8: Nhân tố sinh thái là
A. nhân tố hóa học trong môi trường xung quanh sinh vật.
B. nhân tố vật lí trong môi trường xung quanh sinh vật.
C. nhân tố sống có trong môi trường xung quanh sinh vật.
D. nhân tố môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Nhân tố sinh thái là nhân tố môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; gồm nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
Bài 38.4 trang 77 Sách bài tập KHTN 8: Nhóm nhân tố chỉ gồm các nhân tố vô sinh là:
A. không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, gió, lá cây rụng, chất thải động vật.
B. đất, nước, không khí và các vi sinh vật sống trong đó.
C. độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, đất, nước và các vi sinh vật sống trong đó.
D. không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, gió, thực vật, động vật.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là những nhân tố vật lí, hóa học của môi trường như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí,… → Nhóm nhân tố chỉ gồm các nhân tố vô sinh là: không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, gió, lá cây rụng, chất thải động vật.
- B, C, D – Sai. Vi sinh vật, thực vật, động vật là các nhân tố hữu sinh.
A. Nước và độ ẩm.
B. Nhiệt độ.
C. Gió.
D. Ánh sáng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Sa mạc có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng, khô hạn, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao. Do đó, thực vật sống ở sa mạc thường có thân mọng nước giúp dự trữ nước, lá tiêu giảm hoặc biến thành gai để hạn chế thoát hơi nước, rễ đâm sâu hoặc lan rộng để hút được nhiều nước.
→ Gió không ảnh hưởng tới hình thái, cấu tạo của thực vật trong trường hợp này.
A. Nước và độ ẩm.
B. Nhiệt độ.
C. Gió.
D. Ánh sáng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Gấu bắc cực có lông dày và dài hơn so với gấu sống trong rừng nhiệt đới. Đây là ví dụ về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ. Bắc cực có nhiệt độ lạnh, do đó gấu bắc cực có bộ lông và lớp mỡ dày giúp giữ ấm.
A. Nước và độ ẩm.
B. Nhiệt độ.
C. Gió.
D. Ánh sáng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Chậu cây cảnh đặt ở ban công sau một thời gian sẽ có ngọn mọc vươn ra ngoài. Đây là ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng (cây có tính hướng sáng).
A. Các cây cải được gieo trồng với mật độ dày thường cao, còi cọc.
B. Cây mọc dưới tán thường có phiến lá rộng, mỏng, màu xanh đậm, nằm ngang.
C. Cây được bón đủ phân bón sinh trưởng phát triển tốt hơn các cây cùng loài không được bón phân.
D. Động vật vùng lạnh thường có kích thước cơ thể lớn hơn động vật cùng loài sống ở vùng nóng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
- Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh là các nhân tố sống tác động đến sinh vật. Các tác động này tạo nên mối quan hệ giữa các sinh vật trong môi trường, đó có thể là quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh hoặc đối địch.
A – Đúng. Các cây cải được gieo trồng với mật độ dày sẽ cạnh tranh chất dinh dưỡng, ánh sáng,… với nhau. Do đó cây thường còi cọc, vươn cao để lấy ánh sáng. Đây là ví dụ thể hiện ảnh hưởng của nhân tố hữu sinh tới hình thái của sinh vật.
B, C, D – Sai. Đây là ảnh hưởng của nhân tố vô sinh như: ánh sáng, phân bón, nhiệt độ.
Bài 38.9 trang 78 Sách bài tập KHTN 8: Giới hạn sinh thái là
A. giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
B. giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái nhất định.
C. giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển thuận lợi nhất.
D. giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà thấp hơn hoặc cao hơn giá trị đó sinh vật sẽ chết.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
A. hạn chế.
B. rộng.
C. vừa phải.
D. hẹp.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng sẽ có khả năng thích nghi cao và thường có vùng phân bố rộng.
Bài 38.11 trang 78 Sách bài tập KHTN 8: Con người có phải nhân tố sinh thái không? Giải thích.
Lời giải:
Con người là một nhân tố sinh thái quan trọng vì hoạt động của con người có tác động trực tiếp (săn bắt, hái lượm hay nuôi trồng, chăm sóc các loài thực vật, động vật,…) hoặc gián tiếp (làm biến đổi môi trường sống theo hướng tiêu cực hoặc tích cực thông qua các hoạt động như chặt phá rừng, xây dựng các đập thủy điện, cải tạo đất, tưới tiêu,…) tới các sinh vật.
STT |
Biện pháp điều khiển |
Nhân tố được điều khiển |
Tác dụng |
|
|
|
|
Lời giải:
STT |
Biện pháp điều khiển |
Nhân tố được điều khiển |
Tác dụng |
1 |
Tưới tiêu |
Nước, độ ẩm. |
Đảm bảo độ ẩm đất nằm trong khoảng thuận lợi của loài cây trồng. |
2 |
Trồng cây trong nhà lưới, nhà kính |
Nước, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng các sinh vật hại. |
Điều chỉnh dễ dàng các nhân tố như nhiệt độ, ánh sáng, nước,… và hạn chế được sinh vật có hại tới cây trồng, nhằm tăng năng suất cây trồng. |
3 |
Sử dụng máy sục nước cho các ao hồ nuôi cá |
Hàm lượng khí oxygen hòa tan trong nước. |
Cung cấp đủ oxygen cho thủy sản, hạn chế tình trạng trường hợp mật độ nuôi cao gây chết cá. |
4 |
Gieo trồng đúng thời vụ |
Các nhân tố vô sinh như nước, nhiệt độ, ánh sáng, sinh vật hại… |
Tận dụng điều kiện thời tiết tự nhiên thuận lợi giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, sức sống cao; tiết kiệm chi phí. |
5 |
Thắp đèn vào ban đêm các trang trại gà đẻ trứng |
Ánh sáng |
Gà đẻ nhiều hơn 1 trứng/ ngày. |
Lời giải:
Vào mùa đông, vùng núi phía bắc có nhiệt độ xuống thấp, thậm chí xuống tới 0 oC. Do đó, nếu em là một nông dân sống ở vùng miền núi phía bắc đang lựa chọn giống cá về nuôi thì em sẽ chọn giống cá chép do cá chép có khả năng chịu được nhiệt độ thấp tốt nhất (2 oC).
Lý thuyết KHTN 8 Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái
I. MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT
- Khái niệm: Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hoạt động sống của sinh vật.
Môi trường sống của sinh vật
- Phân loại: Có bốn loại môi trường sống chủ yếu:
Môi trường sống |
Ví dụ về sinh vật |
Môi trường trên cạn |
Trâu, bò, gà, mèo, hươu, hổ, ngựa, gấu, châu chấu, cây bàng, cây dương xỉ, cây đào, cây táo,… |
Môi trường dưới nước |
Cá mè, cá chép, bạch tuộc, mực, tôm, cá voi, san hô, cây rong đuôi chó,… |
Môi trường trong đất |
Giun đất, sùng đất, chuột chù, sên ma,… |
Môi trường sinh vật |
Giun đũa, giun kim, sán dây, sán lá gan, rận, chấy,… |
Một số sinh vật và môi trường sống của chúng
II. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI CỦA MÔI TRƯỜNG
Một số nhân tố sinh thái tác động lên đời sống của cây xanh
- Khái niệm: Nhân tố sinh thái là các nhân tố của môi trường có tác động tới sinh vật.
- Phân loại: Gồm 2 nhóm là nhóm là nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
1. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh
- Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là những nhân tố vật lí, hóa học của môi trường như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí,…
- Tác động: Các nhân tố sinh thái vô sinh tác động đến đặc điểm hình thái (màu sắc, hình dạng,…), chức năng sinh lí (quang hợp, hô hấp, sinh sản,…) và tập tính của sinh vật.
- Sinh vật mang nhiều đặc điểm thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau của môi trường sống.
+ Ví dụ: Thực vật sống ở những nơi có ánh sáng mạnh, lá cây thường có phiến lá nhỏ, cứng, màu xanh nhạt, lá mọc xiên; Thực vật sống ở những nơi có ánh sáng yếu (ví dụ dưới tán cây), lá cây thường có phiến lá rộng, mỏng, màu xanh đậm, lá nằm ngang,…
Thực vật ưa bóng (lá lốt) |
Thực vật ưa sáng (bạch đàn) |
2. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh
- Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh là các nhân tố sống tác động đến sinh vật, các tác động này tạo nên mối quan hệ giữa các sinh vật trong môi trường, đó có thể là quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh hoặc đối địch.
+ Ví dụ: Các con trâu sống thành đàn có thẻ hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ các con già yếu và các con non khỏi bị kẻ thù tấn công; Cùng sống trên một cánh đồng lúa, cỏ dại cạnh tranh chất dinh dưỡng với lúa nên khi cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm;…
Đàn trâu rừng hỗ trợ lẫn nhau chống lại kẻ thù |
Cỏ và lúa trên cùng một cánh đồng cạnh tranh chất dinh dưỡng với nhau |
- Trong các nhân tố sinh thái hữu sinh, con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt vì con người có trí tuệ, tác động có chủ đích, làm thay đổi các nhân tố khác của môi trường, từ đó ảnh hưởng đến sinh vật và tác động đến chính con người.
II. GIỚI HẠN SINH THÁI
- Khái niệm: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không tồn tại được.
- Trong giới hạn sinh thái có khoảng thuận lợi và điểm cực thuận cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
- Ví dụ: Giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của cá rô phi Việt Nam là từ 5,6oC đến 42oC còn của loài xương rồng sa mạc là từ 0oC đến 56oC.
Giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam
Giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của loài xương rồng sa mạc