Em hãy cho biết công dân Việt Nam phải có những điều kiện nào mới có quyền bầu cử và quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân

463

Với giải Luyện tập 3 trang 87 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều chi tiết trong dụng Bài 13: Chính quyền địa phương giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 13: Chính quyền địa phương

Luyện tập 3 trang 87 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy cho biết công dân Việt Nam phải có những điều kiện nào mới có quyền bầu cử và quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân? Tại sao nói bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân?

Lời giải:

- Điều kiện để công dân có quyền bầu cử và ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân:

+ Mọi công dân nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp.

+ Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp.

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham lam và những hành vi vi phạm pháp luật.

+ Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

+ Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội Đồng nhân dân.

+ Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

- Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân vì:

+ Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật trong việc được lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước.

+ Quyền bầu cử là quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

+ Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy, thực hiện bầu cử là trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Hội đồng nhân dân các cấp do ai bầu ra?

A. Cử tri ở địa phương.

B. Cử tri Quốc hội.

C. Ủy ban thường vụ.

D. Quốc hội.

Đáp án đúng là: A

Hội đồng nhân dân các cấp do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.

Câu 2. Hội đồng nhân dân ở từng cấp có vị trí, chức năng gì sau đây?

A. Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

B. Đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.

C. Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Hội đồng nhân dân ở từng cấp có vị trí, chức năng: 

 - Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

 - Đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

 - Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

Câu 3. Hội đồng nhân dân được phân cấp theo đơn vị hành chính ngầm mấy cấp cơ bản?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: B

Hội đồng nhân dân được phân cấp theo đơn vị hành chính gồm 3 cấp:

- Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.

Đánh giá

0

0 đánh giá