Em hãy cho biết Hội đồng nhân dân các cấp do ai bầu ra

276

Với giải Câu hỏi trang 81 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều chi tiết trong dụng Bài 13: Chính quyền địa phương giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 13: Chính quyền địa phương

Câu hỏi trang 81 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy cho biết:

a) Hội đồng nhân dân các cấp do ai bầu ra?

b) Hội đồng nhân dân ở từng cấp có vị trí, chức năng như thế nào?

Lời giải:

Yêu cầu a) Hội đồng nhân dân các cấp do cử tri ở địa phương bầu ra.

Yêu cầu b) Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

Lý thuyết Hội đồng nhân dân

a) Vị trí, chức năng của Hội đồng nhân dân

- Hội đồng nhân dân các cấp do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

- Hội đồng nhân dân có chức năng và nhiệm vụ là:

+ Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định

+ Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 13: Chính quyền địa phương | Kinh tế Pháp luật 10

Kì họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội

b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân

- Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra.

- Các chức danh chủ chốt của Hội đồng nhân dân gồm:

+ Chủ tịch

+ Phó Chủ tịch

+ Các uỷ viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân (gọi chung là Thường trực Hội đồng nhân dân).

- Hội đồng nhân dân được phân chia thành ba cấp:

+ Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

+ Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

+ Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 13: Chính quyền địa phương | Kinh tế Pháp luật 10

Kì họp thứ 5 của HĐND xã Ba Đồn (huyện Quảng Trạch)

c) Hoạt động của của Hội đồng nhân dân

- Hoạt động của Hội đồng nhân dân được bảo đảm bằng các kì họp Hội đồng nhân dân (mỗi năm ít nhất hai ki), hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và của các đại biểu Hội đồng nhân dân.

Đánh giá

0

0 đánh giá