Nêu ví dụ về hiện tượng bức xạ nhiệt và mô tả sơ lược sự truyền năng lượng ở hiện tượng đó

657

Với giải Câu hỏi 4 trang 118 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

Câu hỏi 4 trang 118 KHTN lớp 8: Nêu ví dụ về hiện tượng bức xạ nhiệt và mô tả sơ lược sự truyền năng lượng ở hiện tượng đó.

Trả lời:

- Ví dụ: Khi để tay gần ngọn lửa, một lúc sau ta thấy tay nóng lên.

- Mô tả sự truyền năng lượng: Khi để tay gần ngọn lửa, năng lượng nhiệt từ ngọn lửa truyền ra xung quanh thông qua các tia nhiệt, truyền tới tay ta làm tay ta nóng lên.

Lý thuyết Các hình thức truyền năng lượng nhiệt

1. Hiện tượng dẫn nhiệt

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở các vật rắn.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

Năng lượng nhiệt truyền từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp hơn.

2. Hiện tượng đối lưu

- Dòng đối lưu là dòng chuyển động của chất lỏng mang năng lượng từ nơi nóng hơn đến nơi lạnh hơn.

- Quá trình truyền nhiệt tạo ra dòng đối lưu được gọi là sự truyền nhiệt bằng sự đối lưu.

- Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chính trong chất lỏng và chất khí. Trong chất khí và chất lỏng cũng có sự dẫn nhiệt, nhưng sự truyền nhiệt bằng dẫn nhiệt chậm hơn so với truyền nhiệt bằng sự đối lưu.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

3. Hiện tượng bức xạ nhiệt

Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt và có thể truyền qua chân không.

Ví dụ: Giữa Mặt Trời và khí quyển Trái Đất là chân không. Ở đó, không có sự dẫn nhiệt và đối lưu. Năng lượng này truyền đến Trái Đất bằng bức xạ nhiệt.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

Đánh giá

0

0 đánh giá