Vẽ sơ đồ mạch điện để mô tả cách mắc các bộ phận chính của đèn pin: hai pin, bóng đèn

2.4 K

Với giải Vận dụng trang 105 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 21: Mạch điện giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 21: Mạch điện

Vận dụng trang 105 KHTN lớp 8: Vẽ sơ đồ mạch điện để mô tả cách mắc các bộ phận chính của đèn pin: hai pin, bóng đèn, công tắc và các dây nối.

Trả lời:

Sơ đồ mạch điện của đèn pin: hai pin, bóng đèn, công tắc và các dây nối.

Vẽ sơ đồ mạch điện để mô tả cách mắc các bộ phận chính của đèn pin

Lý thuyết Công dụng của một số thiết bị điện

1. Các thiết bị an toàn

Để giữ an toàn cho người và các thiết bị điện, trong các mạch điện thường được lắp thêm các thiết bị an toàn.

- Cầu chì: Cầu chì được mắc nối tiếp với thiết bị điện cần bảo vệ ở mạch điện. Nếu vì một lí do nào đó, dòng điện quá lớn làm dây cầu chì bị đứt, dòng điện được ngắt, thiết bị điện được bảo vệ an toàn. Sau khi sửa chữa, cần thay dây cầu chì mới.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 21: Mạch điện

- Rơle: Trong mạch điện, hoạt động như một công tắc, dùng để đóng ngắt mạch điện khi có dòng điện lớn hoặc điều khiển các dòng điện theo mục đích khác nhau.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 21: Mạch điện

- Cầu dao tự động: Là thiết bị an toàn được mắc trong mạch điện. Để có dòng điện chạy trong mạch ta đẩy cần gạt về phía ON. Khi cần ngắt mạch điện bằng tay, ta kéo cần gạt về phía OFF. Khi xảy ra sự cố làm dòng điện quá lớn, cầu dao sẽ tự động chuyển cần gạt về phía OFF. Sau khi sửa chữa xong, ta lại đẩy cần gạt về phía ON.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 21: Mạch điện

2. Chuông điện

Chuông điện là thiết bị điện ứng dụng hoạt động của nam châm điện. Khi có dòng điện chạy qua, chuông sẽ phát ra âm thanh để báo hiệu.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 21: Mạch điện

Đánh giá

0

0 đánh giá