Sách bài tập KHTN 8 Bài 21 (Cánh diều): Mạch điện

2 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 21: Mạch điện sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 21: Mạch điện

Bài 21.1 trang 43 Sách bài tập KHTN 8Một mạch điện không thể thiếu

A. bóng đèn.

B. chuông điện.

C. cầu chì.

D. dây nối điện.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Một mạch điện không thề thiếu dây nối điện.

A, B là thiết bị dùng điện có thể thay thế bằng các thiết bị khác như: bếp điện, …

C là thiết bị đảm bảo an toàn mạch điện có thể thay thế bằng các thiết bị khác như rơ le, cầu dao tự động, …

Bài 21.2 trang 43 Sách bài tập KHTN 8Trong các thiết bị dưới đây, thiết bị nào không dùng để giữ an toàn cho mạch điện?

A. Chuông điện.

B. Rơle.

C. cầu dao tự động.

D. cầu chì.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Chuông điện có tác dụng phát ra âm thanh để báo hiệu.

Bài 21.3 trang 43 Sách bài tập KHTN 8Ghép tên của các thiết bị ở cột bên trái với kí hiệu tương ứng của chúng khi biểu diễn trong sơ đồ mạch điện ở cột bên phải.

Ghép tên của các thiết bị ở cột bên trái với kí hiệu tương ứng của chúng khi biểu diễn trong sơ đồ mạch điện ở cột bên phải

Lời giải:

1 - d , 2 - a, 3 - e, 4 - c, 5 - b

Bài 21.4 trang 43 Sách bài tập KHTN 8Các phát biểu dưới đây đúng hay sai? Nếu phát biểu sai, hãy sửa lại cho đúng.

(1) Trong một mạch điện, khi dòng điện lớn quá, dây cầu chì tự mở rộng để cho dòng điện đi qua dễ dàng hơn.

(2) Sau khi sửa chữa xong mạch điện có cầu dao tự động bị chập điện, ta phải gạt cần gạt của cầu dao về vị trí mở ON để mạch điện hoạt động được.

(3) Trong sơ đồ mạch điện, mũi tên vẽ trên dây dẫn biểu diễn dòng điện chạy theo chiều từ cực âm, qua các thiết bị để về cực dương của nguồn điện.

Lời giải:

(1) Sai.

Trong một mạch điện, khi dòng điện lớn quá, dây cầu chì bị đứt để ngắt dòng điện qua mạch.

(2) Đúng.

(3) Sai.

Trong sơ đồ mạch điện, mũi tên vẽ trên dây dẫn biểu diễn dòng điện chạy theo chiều từ cực dương, qua các thiết bị để về cực dương âm của nguồn điện.

Bài 21.5 trang 43 Sách bài tập KHTN 8Chiếc mũ của người thợ lò (hình 21.1) có một bóng đèn LED, một công tắc và một acquy và các dây dẫn điện.

Chiếc mũ của người thợ lò (hình 21.1) có một bóng đèn LED

Em hãy vẽ sơ đồ mạch điện của chiếc mũ.

Lời giải:

Mạch điện có thể được vẽ như hình sau đây:

Chiếc mũ của người thợ lò (hình 21.1) có một bóng đèn LED

Bài 21.6 trang 44 Sách bài tập KHTN 8Cho sơ đồ mạch điện như hình 21.2.

Cho sơ đồ mạch điện như hình 21.2

a) Em hãy kể tên và cho biết số lượng các thiết bị điện có trong mạch điện.

b) Nêu tác dụng của mạch điện này trong đời sống.

Lời giải:

a) Mạch điện gồm: hai pin, một cầu chì, một công tắc, một chuông điện, các dây dẫn điện.

b) Khi có dòng điện chạy qua chuông sẽ làm chuông phát ra âm thanh.

Bài 21.7 trang 44 Sách bài tập KHTN 8Cho sơ đồ mạch điện như hình 21.3.

Cho sơ đồ mạch điện như hình 21.3

a) Em hãy nêu tên và số lượng các thiết bị điện trong mạch.

b) Đóng công tắc, hãy mô tả hiện tượng diễn ra trong mạch điện.

c) Mạch điện được mô tả ở sơ đồ có thể dùng để tạo

Lời giải:

a) Mạch điện đồm: hai pin, một đèn LED, một ampe kế, một cầu chì, các dây dẫn điện.

b) Khi đóng công tắc, sẽ có dòng điện chạy từ cực dương đi qua cầu chì, ampe kế, đèn LED và đi về cực âm của nguồn điện.

c) Mạch điện này dùng cho đèn pin hoặc đèn thắp sáng dùng LED.

Bài 21.8 trang 44 Sách bài tập KHTN 8Em hãy kể ra các thiết bị điện có ở xe đạp điện (hay xe máy điện).

Lời giải:

Ở xe đạp điện (hay xe máy điện) có pin, đèn chiếu sáng, đèn xi nhan, còi điện (chuông điện).

Lý thuyết KHTN 8 Bài 21: Mạch điện

I. Sơ đồ mạch điện

1. Kí hiệu các thiết bị điện trong sơ đồ mạch điện

- Để mô tả mạch điện, người ta dùng sơ đồ mạch điện. Dựa vào sơ đồ mạch điện có thể biết được các thiết bị điện xuất hiện ở trong mạch điện, cách ghép nối chúng và từ đó có thể lắp hoặc sửa chữa mạch điện.

- Để vẽ được sơ đồ mạch điện, cần dùng các kí hiệu theo các quy ước đã thống nhất.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 21: Mạch điện

- Có thể dùng mũi tên để biểu diễn chiều dòng điện trong sơ đồ mạch điện. Người ta quy ước chiều dòng điện trong mạch điện kín là chiều đi ra từ cực dương và đi vào cực âm của nguồn điện.

2. Mắc mạch điện theo sơ đồ

Sơ đồ mạch điện 2 pin, 1 công tắc, dây dẫn điện và 1 bóng đèn.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 21: Mạch điện

II. Công dụng của một số thiết bị điện

1. Các thiết bị an toàn

Để giữ an toàn cho người và các thiết bị điện, trong các mạch điện thường được lắp thêm các thiết bị an toàn.

- Cầu chì: Cầu chì được mắc nối tiếp với thiết bị điện cần bảo vệ ở mạch điện. Nếu vì một lí do nào đó, dòng điện quá lớn làm dây cầu chì bị đứt, dòng điện được ngắt, thiết bị điện được bảo vệ an toàn. Sau khi sửa chữa, cần thay dây cầu chì mới.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 21: Mạch điện

- Rơle: Trong mạch điện, hoạt động như một công tắc, dùng để đóng ngắt mạch điện khi có dòng điện lớn hoặc điều khiển các dòng điện theo mục đích khác nhau.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 21: Mạch điện

- Cầu dao tự động: Là thiết bị an toàn được mắc trong mạch điện. Để có dòng điện chạy trong mạch ta đẩy cần gạt về phía ON. Khi cần ngắt mạch điện bằng tay, ta kéo cần gạt về phía OFF. Khi xảy ra sự cố làm dòng điện quá lớn, cầu dao sẽ tự động chuyển cần gạt về phía OFF. Sau khi sửa chữa xong, ta lại đẩy cần gạt về phía ON.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 21: Mạch điện

2. Chuông điện

Chuông điện là thiết bị điện ứng dụng hoạt động của nam châm điện. Khi có dòng điện chạy qua, chuông sẽ phát ra âm thanh để báo hiệu.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 21: Mạch điện

Đánh giá

0

0 đánh giá