Với giải Câu hỏi 4 trang 14 Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 2: Thành phần của nguyên tử giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 2: Thành phần của nguyên tử
Câu hỏi 4 trang 14 Hóa học 10: Nếu đặt một chong chóng nhẹ trên đường đi của tia âm cực thì chong chóng sẽ quay. Từ hiện tượng đó, hãy nêu kết luận về tính chất của tia âm cực
Phương pháp giải:
- Các electron chuyển động hỗn loạn
Lời giải:
Tia âm cực (các electron) chuyển động hỗn loạn, va đập vào chong chóng làm chong chóng quay
Lý thuyết Sự tìm ra electron
- Năm 1897, nhà vật lí người Anh J.J Thomson thực hiện thí nghiệm phóng điện qua một ống thủy tinh gần như chân không (gọi là ống tia âm cực). Ông quan sát thấy màn huỳnh quang trong ống phát sáng do những tia phát ra từ cực âm (gọi là tia âm cực) và những tia này bị hút về cực dương của trường điện, chứng tỏ chúng tích điện âm. Đó chính là chùm các hạt electron.
⇒ Trong nguyên tử tồn tại một loại hạt có khối lượng và mang điện tích âm, được gọi là electron.
- Hạt electron, kí hiệu là e, có:
+ Điện tích: qe = - 1,602 × 10-19 C (coulomb).
+ Khối lượng: me = 9,11 × 10-28g.
- Người ta chưa phát hiện được điện tích nào nhỏ hơn 1,602 × 10-19 C nên nó được dùng làm điện tích đơn vị, điện tích của electron được quy ước là -1.
Xem thêm các bài giải Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 2 trang 14 Hóa học 10: Cho biết vai trò của màn huỳnh quang trong thí nghiệm ở Hình 2.2...
Bài 2 trang 19 Hóa học 10: Thông tin nào sau đây không đúng?...
Bài 3 trang 19 Hóa học 10: Mỗi phát biểu dưới đây mô tả loại hạt nào trong nguyên tử?...
Bài 4 trang 19 Hóa học 10: a) Cho biết 1g electron có bao nhiêu hạt...
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 2: Thành phần của nguyên tử
Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử
Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học