Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng. Chuẩn bị: dung dịch HCl 0,1 M, dung dịch HCl 1 M, 2 đinh sắt giống nhau (khoảng 0,2 g); ống nghiệm

1.8 K

Với giải Hoạt động 1 trang 32 KHTN lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Hoạt động 1 trang 32 KHTN 8Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng

Chuẩn bị: dung dịch HCl 0,1 M, dung dịch HCl 1 M, 2 đinh sắt giống nhau (khoảng 0,2 g); ống nghiệm.

Tiến hành:

- Cho vào ống nghiệm (1) khoảng 5 mL dung dịch HCl 0,1 M; ống nghiệm (2) khoảng 5 mL dung dịch HCl 1 M.

- Nhẹ nhàng đưa lần lượt 2 đinh sắt vào 2 ống nghiệm và quan sát sự thoát khí.

Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng

Trả lời câu hỏi:

- Phản ứng ở ống nghiệm nào xảy ra nhanh hơn?

- Nồng độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào?

Trả lời:

- Phản ứng ở ống nghiệm (2) (tức ống nghiệm chứa HCl 1 M) xảy ra nhanh hơn.

- Khi tăng nồng độ chất tham gia phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng.

Lý thuyết Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

- Nhiệt độ, nồng độ và diện tích bề mặt tiếp xúc của chất tham gia phản ứng ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

- Việc quan sát tốc độ thoát khí hoặc tốc độ xuất hiện chất kết tủa có thể dùng để so sánh tốc độ của phản ứng.

- Chất xúc tác như MnO hoặc enzyme amylase có thể được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng.

- Sau phản ứng, khối lượng và tính chất hoá học của chất xúc tác không đổi.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được áp dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất.

Đánh giá

0

0 đánh giá