Với giải Câu 6 trang 60 Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 8: Tế bào nhân thực giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 8: Tế bào nhân thực
Câu 6 trang 60 Sinh học 10: Bằng cách nào các tế bào trong cùng một mô của cơ thể động vật có thể phối hợp hoạt động với nhau thông qua chất nền ngoại bào?
Phương pháp giải:
Các tế bào động vật được nối với nhau thành các mô nhờ các loại mối nối khác nhau tùy theo chức năng của chúng
Trả lời:
Các tế bào trong cùng một mô của cơ thể động vật có thể phối hợp hoạt động với nhau thông qua chất nền ngoại bào nhờ mối nối hở (hay mối nối truyền tin) bằng cách tại nên các kênh cho phép các tế bào truyền tin cho nhau.
Bài tập vận dụng:
Câu 1: Những bộ phậncủa tế bào nhân thực tham gia tổng hợp và vận chuyển một protein xuất bào là
A. lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.
B. lưới nội chất trơn, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.
C. lưới nội chất trơn, bộ máy Golgi, không bào, màng tế bào.
D. lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, lysosome, màng tế bào.
Đáp án đúng là: A
Những bộ phậncủa tế bào nhân thực tham gia tổng hợp và vận chuyển một protein xuất bào làlưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào: Protein được tổng hợp từ ribosome trên lưới nội chất hạt được gửi đến bộ máy Golgi bằng các túi vận chuyển. Tại đây, chúng được gắn thêm các chất khác để hoàn thiện cấu trúc rồi bao gói vào các túi vận chuyển để chuyển đến màng tế bào. Cuối cùng, protein này được đưa ra ngoài nhờ cơ chế biến dạng của màng.
Câu 2: Bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào động vật mà không có ở tế bào thực vật?
A. Lục lạp.
B. Không bào trung tâm.
C. Ti thể.
D. Trung thể.
Đáp án đúng là: D
- Trong các bào quan trên, bào quan chỉ có ở tế bào động vật mà không có ở tế bào thực vật là trung thể.
- Lục lạp và không bào trung tâm chỉ có ở tế bào thực vật.
- Ti thể có ở cả tế bào động vật và tế bào thực vật.
Câu 3: Cho các loại tế bào sau:
(1) Tế bào cơ
(2) Tế bào hồng cầu
(3) Tế bào bạch cầu
(4) Tế bào thần kinh
Loại tế bàocó nhiều lysosome nhất là
A. (1).
B. (2).
C. (3).
D. (4).
Đáp án đúng là: C
Tế bào bạch cầu có nhiều lysosome nhất. Điều này được giải thích là do tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lí và tế bào giànên cần có nhiều lysosome để đảm bảo việc thực hiện chức năng này.
Xem thêm các bài giải Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 1 trang 49 Sinh học 10: Trình bày cấu trúc và chức năng của nhân tế bào?...
Câu hỏi 3 trang 51 Sinh học 10: Mô tả cấu trúc và chức năng của bộ máy Golgi....
Câu hỏi 2 trang 52 Sinh học 10: Vì sao peroxysome lại được xem là bào quan giúp bảo vệ tế bào?...
Câu hỏi 4 trang 54 Sinh học 10: Trong các tế bào sau, tế bào nào có nhiều ti thể hơn? Vì sao?...
a, Tế bào lông hút của rễ cây và tế bào biểu bì lá cây....
b, Tế bào cơ tim, tế bào gan, tế bào thận, tế bào dạ dày....
Câu hỏi 1 trang 56 Sinh học 10: Nêu cấu tạo và chức năng của màng tế bào....
Câu hỏi 1 trang 57 Sinh học 10: Thành mục của thành tế bào thực vật và nấm khác nhau như thế nào?...
Câu hỏi 2 trang 57 Sinh học 10: Nêu chức năng của thành tế bào....
Câu 5 trang 60 Sinh học 10: Vì sao nói màng tế bào có cấu trúc khảm động?...
Câu 9 trang 60 Sinh học 10: Vì sao những người uống nhiều rượu dễ mắc các bệnh về gan...
Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 9: Thực hành quan sát tế bào
Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào
Bài 11: Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh