Ở nhiệt độ 25 oC, khi cho 12 gam muối X vào 20 gam nước, khuấy kĩ thì còn lại 5 gam muối không tan

10.3 K

Với giải Câu hỏi 1 trang 21 KHTN lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Dung dịch và nồng độ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 4: Dung dịch và nồng độ

Câu hỏi 1 trang 21 KHTN 8Ở nhiệt độ 25 oC, khi cho 12 gam muối X vào 20 gam nước, khuấy kĩ thì còn lại 5 gam muối không tan. Tính độ tan của muối X.

Trả lời:

Độ tan của muối X được tính theo công thức:

S=mctmH2O.100

Trong đó: mnước = 20 gam; mct = 12 – 5 = 7 gam.

Vậy S=720.100=35 (g/100 g nước).

Lý thuyết Độ tan

- Khả năng tan của các chất trong cùng một dung môi khác nhau dù ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất.

- Những chất tan tốt cần lượng lớn chất tan để tạo dung dịch bão hoà, còn những chất tan kém chỉ cần lượng nhỏ chất tan đã thu được dung dịch bão hoà.

- Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở nhiệt độ, áp suất xác định.

- Độ tan của một chất trong nước được tính bằng công thức: S = (mct/mnước) x 100, trong đó S là độ tan, đơn vị g/100 g nước; mct là khối lượng chất tan, đơn vị là gam (g); mnước là khối lượng nước, đơn vị là gam (g).

Đánh giá

0

0 đánh giá