Tìm hiểu và nêu một số nét về mối quan hệ (kinh tế, xã hội...) giữa hai nước Việt Nam và Ô-xtrây-li-a

4.1 K

Với giải Vận dụng trang 161 Địa Lí lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 18: Châu Đại Dương giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 18: Châu Đại Dương

Vận dụng trang 161 Địa Lí 7: Tìm hiểu và nêu một số nét về mối quan hệ (kinh tế, xã hội...) giữa hai nước Việt Nam và Ô-xtrây-li-a.

Phương pháp giải:

Tìm kiếm thông tin trên Internet về mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Ô-xtrây-li-a.

Trả lời:

- Việt Nam và Ô-xtrây-li-a đã xác lập quan hệ ngoại giao từ 26 tháng 02 năm 1973. Hiện nay, hai nước đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện từ năm 2009 và là Đối tác chiến lược từ năm 2018.

- Điều này thể hiện rõ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại khi Việt Nam và Ô-xtrây-li-a đều ủng hộ mạnh mẽ hệ thống thương mại đa phương và là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do khu vực.

- Quan hệ thương mại Việt Nam - Ô-xtrây-li-a liên tục tăng trưởng trong suốt 20 năm qua, với mức tăng trung bình 8,6% và hai bên đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 14 của nhau.

- Ngay trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang bị tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, kim  ngạch hai chiều năm 2020 vẫn đạt mức trên 11,3 tỷ AUD (tăng gần 5%). Trong 7 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch hai chiều Việt Nam - Ô-xtrây-li-a đạt gần 9,4 tỷ AUD, tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái.

- Về đầu tư, tổng giá trị đầu tư giữa hai nước đạt hơn 3,5 tỷ AUD, trong đó Ô-xtrây-li-a đầu tư vào Việt Nam hơn 2,6 tỷ, trở thành nhà đầu tư lớn thứ 19 trong tổng số 132 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Chú ý: AUD là đồng đô la Úc, đơn vị tiền tệ của khối thịnh vượng chung Úc.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Sơn nguyên tây Ô-xtrây-li-a có đặc điểm như thế nào?

A. Là các hoang mạc cát, hoang mạc đá, cao nguyên và núi thấp.

B. Là các cao nguyên rộng lớn, đất đai màu mỡ.

C. Là các sườn dốc, xen lẫn đồng bằng cát và đụn cát.

D. Là các hoang mạc cát xen lẫn cao nguyên và hẻm vực.

Đáp án đúng là: A

Trền bề mặt là các hoang mạc cát, hoang mạc đá, cao nguyên và núi thấp. (sgk trang 157).

Câu 2. Dạng địa hình lục địa Ô-xtrây-li-a là gì?

A. Lãnh thổ hình khối rõ rệt.

B. Lãnh thổ trải dài từ bắc xuống nam.

C. Lãnh thổ gồm: núi và sơn nguyên cao, đồ sộ.

D. Lãnh thổ đối xứng qua xích đạo.

Đáp án đúng là: A

Lục địa Ô-xtrây-li-a có dạng hình khối rõ rệt. (sgk trang 156).

Câu 3. Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông của lục địa Ô-xtrây-li-a mở rộng nhất là bao nhiêu km?

A. 3000km.         

B. 4000km.          

C. 5000km.          

D. 6000km.

Đáp án đúng là:  B

Từ tây sang đông, nơi rộng nhất là 4000km. (sgk trang 156)

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 157 Địa Lí 7: Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 1, hãy:..

Câu hỏi trang 158 Địa Lí 7Dựa vào thông tin trong mục a, và hình 1, hãy:..

Câu hỏi trang 158 Địa Lí 7Dựa vào thông tin và hình 3 trong mục b, hãy phân tích đặc điểm khí hậu của Ô-xtrây-li-a...

Câu hỏi trang 159 Địa Lí 7Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục c, hãy nêu những nét đặc sắc của sinh vật ở Ô-xtrây-li-a...

Câu hỏi 1 trang 160 Địa Lí 7Dựa vào thông tin ở mục a, hãy nêu những đặc điểm về dân cư của Ô-xtrây-li-a...

Câu hỏi 2 trang 160 Địa Lí 7Quan sát bản đồ hình 5, nêu đặc điểm phân bố các thành phố lớn ở Ô-xtrây-li-a...

Câu hỏi trang 161 Địa Lí 7Đọc thông tin trong mục b, hãy trình bày một số nét độc đáo về lịch sử và văn hóa của Ô-xtrây-li-a...

Câu hỏi trang 161 Địa Lí 7Đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 4, hãy phân tích phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a...

Luyện tập 1 trang 161 Địa Lí 7: Dựa vào bản đồ hình 1, hãy xác định vị trí các khu vực địa hình, khoáng sản của Ô-xtrây-li-a...

Luyện tập 2 trang 161 Địa Lí 7: Nguyên nhân nào dẫn đến sự độc đáo về dân cư, xã hội ở Ô-xtrây-li-a?..

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

Bài 18: Châu Đại Dương

Bài 19: Châu Nam Cực

Đánh giá

0

0 đánh giá