Với giải Luyện tập 1 trang 161 Địa Lí lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 18: Châu Đại Dương giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 18: Châu Đại Dương
Luyện tập 1 trang 161 Địa Lí 7: Dựa vào bản đồ hình 1, hãy xác định vị trí các khu vực địa hình, khoáng sản của Ô-xtrây-li-a.
Hình 1. Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương
Phương pháp giải:
Quan sát hình 1 và dựa vào kiến thức đã học.
Trả lời:
Ô-xtrây-li-a có ba khu vực địa hình, khoáng sản:
- Phía tây là vùng sơn nguyên: sắt, đồng, vàng, ni-ken, bô-xít,...
- Ở giữa là vùng đồng bằng Trung tâm, lớn nhất là bồn địa Ác-tê-di-an lớn: hầu như không có khoáng sản.
- Phía đông là dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a: than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,...
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Sơn nguyên tây Ô-xtrây-li-a có đặc điểm như thế nào?
A. Là các hoang mạc cát, hoang mạc đá, cao nguyên và núi thấp.
B. Là các cao nguyên rộng lớn, đất đai màu mỡ.
C. Là các sườn dốc, xen lẫn đồng bằng cát và đụn cát.
D. Là các hoang mạc cát xen lẫn cao nguyên và hẻm vực.
Đáp án đúng là: A
Trền bề mặt là các hoang mạc cát, hoang mạc đá, cao nguyên và núi thấp. (sgk trang 157).
Câu 2. Dạng địa hình lục địa Ô-xtrây-li-a là gì?
A. Lãnh thổ hình khối rõ rệt.
B. Lãnh thổ trải dài từ bắc xuống nam.
C. Lãnh thổ gồm: núi và sơn nguyên cao, đồ sộ.
D. Lãnh thổ đối xứng qua xích đạo.
Đáp án đúng là: A
Lục địa Ô-xtrây-li-a có dạng hình khối rõ rệt. (sgk trang 156).
Câu 3. Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông của lục địa Ô-xtrây-li-a mở rộng nhất là bao nhiêu km?
A. 3000km.
B. 4000km.
C. 5000km.
D. 6000km.
Đáp án đúng là: B
Từ tây sang đông, nơi rộng nhất là 4000km. (sgk trang 156)
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 157 Địa Lí 7: Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 1, hãy:..
Câu hỏi trang 158 Địa Lí 7: Dựa vào thông tin trong mục a, và hình 1, hãy:..
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ
Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ
Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn