Với giải Câu hỏi trang 158 Địa Lí lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 18: Châu Đại Dương giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 18: Châu Đại Dương
Câu hỏi trang 158 Địa Lí 7: Dựa vào thông tin và hình 3 trong mục b, hãy phân tích đặc điểm khí hậu của Ô-xtrây-li-a.
Hình 3. Lược đồ hướng gió và phân bố lượng mưa trung bình năm trên lục địa Ô-xtrây-li-a
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2b (Khí hậu) và quan sát hình 3.
Trả lời:
Đặc điểm khí hậu của Ô-xtrây-li-a:
- Hầu hết lục địa thuộc đới nóng. Tuy nhiên, có sự thay đổi theo bắc - nam, đông - tây.
- Dải bờ biển hẹp phía bắc lục địa có khí hậu cận xích đạo (nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1 000 – 1 500 mm/năm).
- Khí hậu nhiệt đới chiếm phần lớn diện tích lục địa, nhưng có sự khác biệt từ đông sang tây:
+ Sườn đông dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều. Thời tiết mát mẻ, lượng mưa từ 1 000 – 1 500 mm/năm.
+ Từ sườn tây của dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a đến bờ tây lục địa là một vùng rộng lớn, có khí hậu nhiệt đới lục địa khắc nghiệt (độ ẩm rất thấp, ít mưa; mùa hạ nóng, mùa đông tương đối lạnh).
- Dải đất hẹp phía nam lục địa có khí hậu cận nhiệt đới (mùa hạ nóng, mùa đông ấm áp, lượng mưa dưới 1 000 mm/năm).
Lý thuyết Đặc điểm tự nhiên
a) Địa hình và khoáng sản
Vị trí, đặc điểm và khoáng sản của các khu vực địa hình trên lục địa Ô-xtrây-li-a:
* Phía tây
- Vùng sơn nguyên tây Ô-xtrây-li-a, độ cao trung bình dưới 500 m.
- Trên bề mặt là các hoang mạc cát, hoang mạc đá, cao nguyên và núi thấp.
- Tập trung nhiều mỏ kim loại (sắt, đồng, vàng, ni-ken, bô-xít….).
* Ở giữa
- Vùng đồng bằng Trung tâm, lớn nhất là bồn địa Ác-tê-di-an lớn.
- Độ cao trung bình dưới 200 m, rất khô hạn, bề mặt có nhiều bãi đá đồng bằng cát, đụn cát.
- Nhiều nơi hoang vắng, không có người sinh sống.
Vườn quốc gia U-ru-lu, Ô-xtrây-li-a
* Phía đông
- Dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a, cao trung bình 800 - 1 000 m.
- Sườn đông dốc, sườn tây thoải dần về phía vùng đồng bằng Trung tâm.
- Tập trung nhiều khoáng sản nhiên liệu (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên).
b) Khí hậu
- Hầu hết lục địa thuộc đới nóng. Tuy nhiên, có sự thay đổi theo bắc - nam, đông - tây.
- Dải bờ biển hẹp phía bắc lục địa có khí hậu cận xích đạo (nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1 000 - 1 500 mm/năm).
- Khí hậu nhiệt đới chiếm phần lớn diện tích lục địa, nhưng có sự khác biệt từ đông sang tây:
+ Sườn đông dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều. Thời tiết mát mẻ, lượng mưa từ 1 000 - 1 500 mm/năm.
+ Từ sườn tây của dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a đến bờ tây lục địa là một vùng rộng lớn, có khí hậu nhiệt đới lục địa khắc nghiệt (độ ẩm rất thấp, ít mưa; mùa hạ nóng, mùa đông tương đối lạnh).
- Dải đất hẹp phía nam lục địa có khí hậu cận nhiệt đới (mùa hạ nóng, mùa đông ấm áp, lượng mưa dưới 1 000 mm/năm).
c) Sinh vật
- Giới sinh vật tuy nghèo về thành phần loài nhưng có nhiều nét đặc sắc và mang tính địa phương cao.
- Các loài thực vật bản địa nổi bật là keo và bạch đàn (600 loài khác nhau).
- Giới động vật vô cùng độc đảo, đặc sắc nhất là hơn 100 loài thú có túi.
- Các loài động vật mang tính biểu tượng quốc gia là gấu túi, đà điểu Ô-xtrây-li-a, thú mỏ vịt, chuột túi.
Chuột túi
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 157 Địa Lí 7: Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 1, hãy:..
Câu hỏi trang 158 Địa Lí 7: Dựa vào thông tin trong mục a, và hình 1, hãy:..
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ
Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ
Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn