Giải SGK Địa Lí 7 Bài 15 (Kết nối tri thức): Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

9.2 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ sách Kết nối tri thức ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 15 từ đó học tốt môn Địa Lí 7.

Giải bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

Video giải Địa lí 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ - Kết nối tri thức

1. Đặc điểm dân cư, xã hội

Giải Địa lí 7 trang 145 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 145 Địa Lí 7Dựa vào hình 1 và thông tin trong mục a, hãy nêu đặc điểm nhập cư và chủng tộc ở Bắc Mỹ.

Dựa vào hình 1 và thông tin trong mục a, hãy nêu đặc điểm nhập cư và chủng tộc ở Bắc Mỹ (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1 (Vấn đề nhập cư và chủng tộc) và quan sát hình 1.

Trả lời:

Đặc điểm nhập cư và chủng tộc ở Bắc Mỹ:

- Đặc điểm nhập cư:

+ Con người cư trú trên lãnh thổ Bắc Mỹ cách đây khoảng 20 - 30 nghìn năm (Người Anh-điêng và E-xki-mô di cư từ châu Á sang).

+ Sau cuộc phát kiến ra châu Mỹ năm 1492, người châu Âu di cư sang ngày càng nhiều, người da đen từ châu Phi bị bắt sang làm nô lệ.

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, xuất hiện các đợt di dân từ nhiều khu vực trên thế giới vào Bắc Mỹ.

- Chủng tộc ở Bắc Mỹ: đa dạng (do lịch sử nhập cư), bao gồm các chủng tộc:

+ Môn-gô-lô-it nguồn gốc từ châu Á.

+ Nê-grô-it từ châu Phi.

+ Ơ-rô-pê-ô-it từ châu Âu.

Giải Địa lí 7 trang 146 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 146 Địa Lí 7Dựa vào thông tin và bảng số liệu trong mục b, hãy trình bày đặc điểm đô thị hóa ở Bắc Mỹ.

Dựa vào thông tin và bảng số liệu trong mục b, hãy trình bày đặc điểm đô thị hóa ở Bắc Mỹ (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục b (Vấn đề đô thị hóa) và dựa vào bảng số liệu để lấy dẫn chứng.

Trả lời:

Đặc điểm đô thị hóa ở Bắc Mỹ:

- Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ => xuất hiện các siêu đô thị và các dải đô thị.

- Các đô thị lớn của Bắc Mỹ chủ yếu tập trung phía nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại Tây Dương tạo thành các dải đô thị từ Niu Oóc đến Oa-sinh-tơn, Môn-trê-an đến Si-ca-gô. Vào sâu trong nội địa các đô thị nhỏ và thưa thớt hơn.

- Tỉ lệ dân đô thị ở Bắc Mỹ cao nhất so với các châu lục khác trên thế giới (82,6% - 2020).

2. Các trung tâm kinh tế quan trọng

Giải Địa lí 7 trang 147 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 147 Địa Lí 7Quan sát hình 2, hãy:

- Xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ.

- Kể tên các ngành kinh tế ở một số trung tâm.

Quan sát hình 2, hãy: Xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Quan sát hình 2.

Trả lời:

- Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ:

+ Khu vực phía tây ven biển Thái Bình Dương: Van-cu-vơ, Xan-phran-xi-cô, Lốt-an-giơ-lét.

+ Khu vực phía đông ven biển Đại Tây Dương: Niu-Oóc, Oa-sinh-tơn, Tô-rôn-tô, Môn-trê-an, Si-ca-gô.

+ Khu vực phía Nam: Hau-xtơn, Niu Oóc-lin.

- Các ngành kinh tế ở một số trung tâm:

(Em có thể lấy vài trung tâm điển hình, không cần ghi tất cả)

+ Van-cu-vơ: sản xuất giấy, điện tử - viễn thông, hải cảng, du lịch và chế biến nông sản.

+ Xan-phran-xi-cô: Cơ khí, hải cảng, đóng tàu, ngân hàng, hóa chất, hàng không và điện tử - viễn thông.

+ Lốt-an-giơ-lét: hàng không, đóng tàu, chế biến nông sản, hải cảng, dệt may, du lịch, điện tử - viễn thông, sản xuất ô tô, ngân hàng, sản xuất máy bay.

+ Niu-Oóc: luyện kim đen, chế biến nông sản, ngân hàng, dệt may, du lịch, hóa chất, điện tử - viễn thông, hàng không.

+ Oa-sinh-tơn: sản xuất máy bay, chế biến nông sản, dệt may, hóa chất, hải cảng, điện tử - viễn thông.

+ Tô-rôn-tô: luyện kim đen, chế biến nông sản, hóa chất, sản xuất ô tô, cơ khí.

+ Môn-trê-an: sản xuất máy bay, chế biến nông sản, dệt may, ngân hàng, du lịch, hóa chất, điện tử - viễn thông, hàng không.

+ Si-ca-gô: luyện kim đen, ngân hàng, chế biến nông sản, hóa chất, cơ khí.

+ Hau-xtơn: luyện kim đen, hóa chất, điện tử - viễn thông, đóng tàu, sản xuất máy bay.

+ Niu Oóc-lin: luyện kim màu, hóa chất, sản xuất máy bay.

3. Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

Giải Địa lí 7 trang 148 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 148 Địa Lí 7Dựa thông tin trong mục 2, hãy phân tích phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ thông qua việc sử dụng tài nguyên rừng, nước, đất, khoáng sản.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 3 (Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ.

Trả lời:

-  Phương thức khai thác bền vững tài nguyên đất:

+ Bắc Mỹ có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai phù sa màu mỡ được khai thác thác từ rất lâu để trồng trọt, chăn nuôi.

+ Do thời gian sử dụng lớn lượng phân bón và thuốc trừ sâu đất đã bị thoái hóa => các nước bắc Mỹ đẩy nhanh việc phát triển “nông nghiệp xanh”, ứng dụng khoa học kỹ thuật đem lại năng suất cao và bảo vệ tài nguyên đất.

- Phương thức khai thác bền vững tài nguyên nước:

+ Bắc Mỹ có nguồn nước phong phú, nhiều sông và hồ lớn nhưng trước đây bị ô nhiễm do chất thải từ sản xuất và sinh hoạt.

+ Hiện nay chất lượng nguồn nước đã được cải thiện nhờ các biện pháp hợp lí và tài nguyên nước được khai thác tổng hợp.

- Phương thức khai thác bền vững tài nguyên rừng:

+ Bắc Mỹ sở hữu tài nguyên rừng giàu có, nhưng thời gian dài rừng bị khai thác mạnh nên diện tích rừng suy giảm nhanh.

+ Hiện nay, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp quản lí và khai thác bền vững tài nguyên rừng như: thành lập vườn quốc gia, khai thác chọn lọc,...

- Phương thức khai thác bền vững tài nguyên khoáng sản.

+ Bắc Mỹ có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, phong phú nhưng khai thác theo quy mô lớn và sử dụng không hợp lí => ô nhiễm môi trường và khoáng sản dần cạn kiệt.

+ Các nước Bắc Mỹ đã có nhiều biện pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên khoáng sản, đồng thời đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và vật liệu thay thế.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập trang 148 Địa Lí 7: Lựa chọn và phân tích một trong những vấn đề dân cư, xã hội Bắc Mỹ.

Phương pháp giải:

- Có 2 vấn đề về dân cư, xã hội Bắc Mỹ:

+ Vấn đề nhập cư và chủng tộc.

+ Vấn đề đô thị hóa.

- Dựa vào kiến thức đã học, chọn 1 trong 2 vấn đề trên để phân tích.

Trả lời:

Vấn đề đô thị hóa:

- Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ diễn ra với tốc độ nhanh và cao nhất thế giới (chiếm 86,2%) năm 2020.

- Các đô thị ở Bắc Mỹ phân bố không đồng đều tập chung ở phía nam hệ thống Ngũ Hồ và ven đại dương, và thưa thớt hơn khi vào sâu trong lục địa.

- Hiện nay quá trình đô thị hóa ở  Bắc Mỹ đã có xu hướng chuyển dịch xuống phía Nam ven bờ Thái Bình Dương.

- Quá trình đô thị hóa phát triển mạnh thì vấn đề đặt ra là ô nhiễm môi trường.

Vận dụng trang 148 Địa Lí 7Tìm hiểu thông tin và chia sẻ với bạn về hoạt động sản xuất nông nghiệp ở khu vực Bắc Mỹ (cách thức canh tác, sản lượng, các trang trại,...).

Phương pháp giải:

Tìm hiểu thông tin trên Internet, sách báo,...

Trả lời:

Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở khu vực Bắc Mỹ:

- Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, kĩ thuật tiên tiến và trình độ khoa học kĩ thuật cao, nhờ đó đã phát triển được nền nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn. Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp.

- Cách thức canh tác nông nghiệp ở Hoa Kỳ rất đa dạng, bao gồm các hình thức: thâm canh, độc canh, thủy canh, trang trại…

- Bắc Mỹ là khu vực xuất khẩu nông sản hàng đầu của thế giới.

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

1. Đặc điểm dân cư, xã hội

a) Vấn đề nhập cư và chủng tộc

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Đặc điểm nhập cư:

+ Những người Anh-điêng và người E-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it di cư từ châu Á sang.

+ Sau cuộc phát kiến địa lí (1492), người châu Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it (người Anh, người I-ta-li-a, Đức,…) di cư sang nhiều. Còn người da đen thuộc chủng tộc Nê-grô-it từ châu Phi bị bắt sang làm nô lệ, lao động trong các đồn điền.

+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, có nhiều cuộc di dân từ nhiều khu vực khác (châu Á) vào châu Mỹ.

- Đặc điểm chủng tộc: Bắc Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng do có lịch sử nhập cư lâu dài; bao gồm các chủng tộc:

+ Môn-gô-lô-it nguồn gốc từ châu Á.

+ Nê-grô-it từ châu Phi.

+ Ơ-rô-pê-ô-it từ châu Âu.

b) Vấn đề đô thị hóa

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Tỉ lệ dân số đô thị ở Bắc Mỹ cao nhất (82,6%) so với các châu lục (châu Phi 43,5%; châu Á 51,1%; châu Âu 74,9%).

- Xuất hiện các siêu đô thị và các dải siêu đô thị

- Các đô thị lớn (2020): Niu-Oóc (18,8 triệu người), Lốt An-giơ-let (12,4 triệu người), Si-ca-gô (8,9 triệu người),…

- Phân bố:

+ Tập trung ở phía nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại Tây Dương.

+ Vào sâu trong nội địa, đô thị nhỏ hơn và thưa thớt.

2. Các trung tâm kinh tế quan trọng

- Các trung tâm kinh tế:

+ Khu vực phía tây ven biển Thái Bình Dương: Van-cu-vơ, Xan-phran-xi-cô, Lốt-an-giơ-lét.

+ Khu vực phía đông ven biển Đại Tây Dương: Niu-Oóc, Oa-sinh-tơn, Tô-rôn-tô, Môn-trê-an, Si-ca-gô.

+ Khu vực phía Nam: Hau-xtơn, Niu Oóc-lin.

- Các ngành kinh tế ở một số trung tâm:

+ Van-cu-vơ: sản xuất giấy, điện tử - viễn thông, hải cảng, du lịch và chế biến nông sản.

+ Xan-phran-xi-cô: Cơ khí, hải cảng, đóng tàu, ngân hàng, hóa chất, hàng không và điện tử - viễn thông.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Quang cảnh một góc thành phố Xan-phran-xi-cô

+ Lốt-an-giơ-lét: hàng không, đóng tàu, chế biến nông sản, hải cảng, dệt may, du lịch, điện tử - viễn thông, sản xuất ô tô, ngân hàng, sản xuất máy bay.

+ Niu-Oóc: luyện kim đen, chế biến nông sản, ngân hàng, dệt may, du lịch, hóa chất, điện tử - viễn thông, hàng không.

+ Oa-sinh-tơn: sản xuất máy bay, chế biến nông sản, dệt may, hóa chất, hải cảng, điện tử - viễn thông.

+ Tô-rôn-tô: luyện kim đen, chế biến nông sản, hóa chất, sản xuất ô tô, cơ khí.

+ Môn-trê-an: sản xuất máy bay, chế biến nông sản, dệt may, ngân hàng, du lịch, hóa chất, điện tử - viễn thông, hàng không.

+ Si-ca-gô: luyện kim đen, ngân hàng, chế biến nông sản, hóa chất, cơ khí.

+ Hau-xtơn: luyện kim đen, hóa chất, điện tử - viễn thông, đóng tàu, sản xuất máy bay.

+ Niu Oóc-lin: luyện kim màu, hóa chất, sản xuất máy bay.

3. Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ.

- Phương thức khai thác bền vững tài nguyên đất:

+ Đất được khai thác từ lâu để trồng trọt và chăn nuôi.

+ Thực trạng: đất bị thoái hóa do thời gian sử dụng lớn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học.

+ Biện pháp: ứng dụng khoa học-công nghệ trong quá trình sản xuất, sản xuất theo hướng “nông nghiệp xanh”.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Thu hoạch bông ở Hoa Kì

- Phương thức khai thác bền vững tài nguyên nước:

+ Nguồn nước ngọt phong phú

+ Thực trạng: bị ô nhiễm do chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

+ Biện pháp: qui định xử lí nước thải, ban hành Đậo luật nước sạch,…

- Phương thức khai thác bền vững tài nguyên rừng:

+ Tài nguyên rừng giàu có: rừng lá kim, rừng hỗn hợp,…

+ Thực trạng: bị khai thác mạnh để lấy gỗ, làm giấy, lấy đất canh tác => diện tích suy giảm.

- Phương thức khai thác bền vững tài nguyên khoáng sản:

- Tài nguyên khoáng sản phong phú, dồi dào.

+ Thực trạng: khai thác quy mô lớn và sử dụng không hợp lí => ô nhiễm môi trường, tài nguyên bị cạn kiệt.

+ Biện pháp: sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, sử dụng năng lượng tái tạo và vật liệu thay thế.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Cánh đồng năng lượng Mặt Trời ở Hoa Kì

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

Bài 18: Châu Đại Dương

Đánh giá

0

0 đánh giá