Với giải Mở đầu trang 44 Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 7: Tế bào nhân sơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ
Mở đầu trang 44 Sinh học 10: Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Có hai loại tế bào: tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Sinh vật nhân sơ có thể phân bố hầu như mọi nơi trên Trái Đất. Số lượng sinh vật nhân sơ có trên cơ thể người gấp hàng chục lần số lượng tế bào của cơ thể người. Tại sao các sinh vật nhân sơ lại có các đặc điểm thích nghi kì lạ đến như vậy?
Phương pháp giải:
Đặc điểm của tế bào nhân sơ:
- Kích thước nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường mà cần kính hiển vi để quan sát.
- Cấu tạo tế bào chưa hoàn chỉnh.
- Có nhiều hình dạng khác nhau.
- Tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng và sinh sản nhanh.
- Mỗi loài vi sinh vật có khả năng sống được ở những môi trường khác nhau, kể cả các môi trường khắc nghiệt.
Trả lời:
Vi sinh vật có thể sống ở những môi trường có điều kiện sống khác nhau, kể cả những môi trường khắc nghiệt như nơi có nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp; nơi có nồng độ acid cao hoặc kiềm cao,....Bên cạnh đó, chúng còn có tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh nên có khả năng sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật rất nhanh. Vì vậy, vi sinh vật phân bố ở hầu như mọi nơi trên Trái Đất và số lượng vi sinh vật có trên cơ thể người gấp hàng chục lần số lượng tế bào của cơ thể người.
Xem thêm các bài giải Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 1 trang 46 Sinh học 10: Phân biệt lông và roi ở tế bào vi khuẩn....
Câu hỏi 2 trang 46 Sinh học 10: Tại sao lại gọi là vùng nhân mà không phải là nhân tế bào?...
Câu hỏi 3 trang 46 Sinh học 10: Phân biệt DNA vùng nhân và plasmid....
Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 6: Thực hành nhận biết một số phân tử sinh học
Bài 9: Thực hành quan sát tế bào
Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào