Giáo án Địa lí 10 Bài 4 (Kết nối tri thức 2024): Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Địa lí 10 Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Địa lí 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Địa lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Ngày soạn: ………….

Ngày kí: ……………

B. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

Chương 2. TRÁI ĐẤT

Bài 4. SỰ HÌNH THÀNH TRÁI ĐẤT, VỎ TRÁI ĐẤT VÀ VẬT LIỆU CẤU TẠO VỎ TRÁI ĐẤT (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức, kĩ năng

- Trình bày được nguồn gốc hình thành Trái Đất, đặc điểm của vỏ Trái Đất, các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.

- Phân biệt được khoáng vật và đá, các nhóm đá theo nguồn gốc.

- Sử dụng các hình ảnh, mô hình để phân tích cấu trúc, đặc điểm của vỏ Trái Đất và nhận biết các loại đá chính.

2. Về năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí.

+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học (sơ đồ, mô hình, tranh ảnh,..), khai thác internet phục vụ môn học.

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.

- Hình thành thế giới quan khoa học khách quan, tình yêu thiên nhiên.

- Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học, trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, điện thoại thông minh.

2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, tranh ản, hình vẽ, sơ đồ, video về Trái Đất, nguồn gốc hình thành Trái Đất.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: 

3. Bài mới

3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu

- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về kiến thức bản đồ đã học ở các lớp dưới với bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của học sinh.

b. Nội dung

Sơ lược về lịch sử hình thành Trái Đất

c. Sản phẩm

HS có những hiểu biết ban đầu về lịch sử hình thành Trái Đất

d. Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV cho HS làm việc theo cặp và giao nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức đã học, kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Hành tinh nào trong đó có sự sống? Tại sao hành tinh đó lại có sự sống còn hành tinh khác thì không có?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:HS thảo luận, đưa ra ý kiến.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:GV gọi 1 số HS phát biểu, các HS khác đưa ra nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:Phần giải thích lí do, HS sẽ đưa ra các ý kiến khác nhau; GV kết luận và định hướng cho HS 

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về nguồn gốc hình thành Trái Đất

a. Mục tiêu

Trình bày được nguồn gốc hình thành Trái Đất.

b. Nội dung

HS làm việc cá nhân, tìm hiểu về nguồn gốc hình thành Trái Đất.

c. Sản phẩm

Lịch sử hình thành Trái Đất gắn liền với hệ Mặt Trời. Mặt Trời khi hình thành di chuyển trong dải Ngân Hà, đi qua đám mây bụi và khí. Do lực hấp dẫn của Vũ Trụ mà trước hết là Mặt Trời, khí và bụi chuyển động quanh Mặt trời theo quỹ đạo hình elip, dần dần ngưng tụ lại thành các hành tinh (trong đó có Trái Đất). Vào cuối thời kì vật chất ngưng tụ, khi Trái Đất đã có khối lượng lớn gần như hiện nay, quá trình tăng nhiệt bắt đầu diễn ra và dẫn đến sự nóng chảy của vật chất bên trong và xắp xếp thành các lớp.

d. Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chi lớp thành các nhóm cặp đôi, sử dụng kĩ thuật” 

+ Xem video ngắn (1 đoạn) https://youtu.be/ZMKMiuNF1RI

+ Đọc Sách giáo khoa.

+ Trả lời câu hỏi: Trái Đất được hình thành như thế nào?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:Các cặp đôi thực hiện nhiệm vụ; tra0 đổi với cặp đôi kế bên và cùng thống nhất ý kiến.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:GV gọi 1 số đại diện trình bày, các nhóm khác cùng lắng nghe, thảo luận và bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV nhận xét quá trình làm việc của HS; chốt kiến thức.

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 5 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.

Xem thêm các bài giáo án Địa lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống. Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

Giáo án Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

Giáo án Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Giáo án Bài 6: Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Giáo án Bài 7: Nội lực và ngoại lực

Để mua Giáo án Địa lí 10 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá