TOP 34 bài Nghị luận về lòng tự trọng 2024 SIÊU HAY

4.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Nghị luận xã hội về lòng tự trọng hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Dàn ý Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của niềm tin.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tự trọng: là việc tự ý thức được những giá trị tốt đẹp của bản thân; coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự đó và phát triển nó ngày càng tốt đẹp hơn.

b. Phân tích

Mỗi con người ai cũng có những thế mạnh riêng, những phẩm chất tốt đẹp riêng của bản thân mình. Khi chúng ta nhận biết và ý thức được những giá trị đó, chúng ta sẽ tận dụng tối đa được lợi thế của mình để trau dồi và phát triển mạnh mẽ hơn theo chiều hướng tích cực.

Người có lòng tự trọng sẽ là người có nhận thức và hành động đúng đắn, sống theo chiều hướng tích cực, góp phần giúp ích cho cuộc sống, cho xã hội và cho người khác.

Tự trọng không đồng nghĩa với tự cao và tự phụ. Tự cao và tự phụ là thói xấu của con người còn tự trọng là phẩm chất tốt đẹp, nó khiến ta tự hào về những gì chúng ta đã có và thúc đẩy chúng ta tiến xa hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người có lòng tự trọng, ý thức được giá trị của bản thân để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức, ý thức được những giá trị của bản thân và tự trọng về nó. Lại có những người vì những lợi ích trước mắt của bản thân mà tự hạ thấp mình, đánh mất đi lòng tự trọng vốn có,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, phê phán.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: sức mạnh của niềm tin, đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Dàn ý Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: lòng tự trọng.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tự trọng: là việc tự ý thức được những giá trị của bản thân; coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự đó và phát triển nó ngày càng tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, tự trọng còn là việc chúng ta biết bảo vệ bản thân, không cho người khác động chạm hoặc xúc phạm đến giá trị của mình.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người có lòng tự trọng:

Hiểu được giá trị của bản thân mình, biết mình là ai và cần gì. Luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, theo đuổi, thực hiện mục tiêu, ước mở của mình một cách nhiệt thành nhất.

Người có lòng tự trọng cũng là người không bao giờ coi thường người khác, họ đối xử lịch sự, nhã nhặn với mọi người, luôn tôn trọng những người xung quanh.

- Ý nghĩa của lòng tự trọng:

Lòng tự trọng khiến cho bản thân người đó tốt đẹp hơn.

Người có lòng tự trọng sẽ là người có nhận thức và hành động đúng đắn, sống theo chiều hướng tích cực, góp phần giúp ích cho cuộc sống, cho xã hội và cho người khác.

c. Đánh giá

Tự trọng không đồng nghĩa với tự cao và tự phụ. Tự cao và tự phụ là thói xấu của con người còn tự trọng là phẩm chất tốt đẹp, nó khiến ta tự hào về những gì chúng ta đã có và thúc đẩy chúng ta tiến xa hơn.

d. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức, ý thức được những giá trị của bản thân và tự trọng về nó. Lại có những người vì những lợi ích trước mắt của bản thân mà tự hạ thấp mình, đánh mất đi lòng tự trọng vốn có,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: lòng tự trọng, đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Dàn ý Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 3

I. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề: Bản thân mỗi người không ai hoàn hảo một cách tuyệt đối, tuy nhiên luôn hướng tới những phẩm chất tốt đẹp là cách để mỗi người hoàn thiện nhân cách

- Nêu vấn đề nghị luận: Lòng tự trọng là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện nhân cách

II. Thân bài

1. Giải thích lòng tự trọng là gì và tại sao phải có lòng tự trọng?

- Tự trọng: Là ý thức được bản thân, coi trọng danh dự, phẩm giá của chính mình. Tự trọng là biết mình biết mình biết người, không gây ra những việc làm xấu xa khiến bản thân hổ thẹn

- Tại sao cần phải có lòng tự trọng?

  • Tự trọng giúp bản thân mỗi người nhìn nhận đúng cái sai, những điểm chưa hoàn thiện
  • Tự trọng giúp chúng ta thành công trong học tập và công việc bởi: Người tự trọng sẽ làm việc bằng thực lực của chính bản thân mình
  • Tự trọng giúp chúng ta sống đẹp sống có ích ⇒ Xã hội lành mạnh hơn
  • Lòng tự trọng khơi nguồn các đức tính tốt đẹp khác
  • Có tự trọng chúng ta mới có thể học được cách tôn trọng người khác

2. Biểu hiện của những người có lòng tự trọng

- Lòng tự trọng thể hiện ở việc con người cố gắng làm bài tập về nhà bằng chính khả năng của mình, không coi cóp, gian lận

- Tự trọng là khi chúng ta sống và làm việc một cách nghiêm túc không để bị nhắc nhở, phàn nàn

- Tự trọng là khi nhận ra cái sai của mình và lắng nghe những lời góp ý để sửa chữa một cách vui vẻ, chân thành, cởi mở

- Có thái độ sống hòa nhã với mọi người, tôn trọng người già, nhường nhịn trẻ em

- Lòng tự trọng còn thể hiện ở việc con người ý thức được mình, không bị tha hóa bởi các yếu tố tiêu cực

3. Bàn luận mở rộng

- Bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, vẫn tồn tại những người đánh mất lòng tự trọng của bản thân:

  • Làm những việc trái đạo lí, vô lương tâm
  • Nói năng ứng xử thiếu văn hóa
  • Học sinh vô lễ với thầy cô

⇒ Tất cả những hành động việc làm đó cần bị phê phán. Những người ngay cả bản thân mình không tôn trọng được thì làm sao có thể thì sao có thể mong được người khác tôn trọng

4. Bài học nhận thức và hành động

- Mỗi con người cần ý thức và suy nghĩ đúng đắn về bản thân và trang bị cho bản thân lòng tự trọng

- Luôn sống một cách chan hòa, làm những điều tốt đẹp tránh xa cái xấu

- Nhận thức những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy và sửa chữa

- Liên hệ bản thân: Chúng ta là học sinh cần cố gắng học tập, tiếp thu điều tốt đẹp từ thầy cô bạn bè

III. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề: Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện bản thân mình

- Lời nhắn nhủ: Mỗi chúng ta hãy luôn sống giàu lòng tự trọng để xã hội trở nên tốt đẹp.

Dàn ý Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 4

1. Giải thích

  • Lòng tự trọng là ý thức biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình.

2. Phân tích, chứng minh những biểu hiện của lòng tự trọng

- Tự trọng là sống trung thực

  • Tự trọng là hết lòng vì công việc; trung thực trong công tác, học tập
  • Tự trọng là dám nhìn nhận sai trái, khuyết điểm của bản thân, sống trong sáng, thẳng thắn

- Tự trọng là biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách

  • Tự trọng là dám bênh vực lẽ phải dù có ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân.
  • Lòng tự trọng có nhiều mức độ: Tự trọng bản thân, tự trọng quốc thể, tự trọng dân tộc....

- Dẫn chứng:

  • Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam/ Còn hơn làm vương đất Bắc.
  • Người Nhật: Sau chiến tranh Thế giới thứ II, sau vụ động đất, sóng thần vừa qua…

3. Đánh giá - mở rộng

  • Lòng tự trọng là thước đo nhân cách con người. Trong khó khăn thử thách, lòng tự trọng của con người càng làm đẹp con người. Con người không có lòng tự trọng sẽ trở nên vị kỷ, hèn hạ, sống giả dối.
  • Con người sống có lòng tự trọng sẽ giúp cho xã hội phát triển, văn minh.
  • Cần phân biệt tự trọng với tự ái, tự cao, tự đại...

4. Bài học nhận thức và hành động

  • Nhận thức: Lòng tự trọng làm nên giá trị bản thân của mỗi người, giúp con người luôn hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội, làm những điều tốt đẹp, suy nghĩ những điều thiện, những điều tích cực...
  • Mỗi con người cần bồi đắp cho mình cách sống tự trọng từ những việc làm nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày

Sơ đồ tư duy nghị luận về lòng tự trọng

So do tu duy nghi luan ve long tu trong

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 1

Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân và những người xung quanh ta. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Một người có lòng tự trọng được thể hiện qua cảm thấy có giá trị và được chấp nhận bởi những người khác, cảm thấy xứng đáng được đối xử công bằng, tôn trọng, chấp nhận và tôn trọng chính mình ngay cả khi bạn sai lầm, tin vào bản thân, dù có thể bạn không đạt tới thành công ngay từ lần đầu tiên. Ví dụ như khi học sinh đi thi không quay cóp, gian lận, luôn làm bài tập đầy đủ, vâng lời thầy cô,... Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Trái lại, với những người không có lòng tự trọng sẽ phải sống trong sự cô lập với xã hội vì không có các mối quan hệ. Vì vậy chúng ta cần phải coi trọng, giữ gìn phẩm cách, cư xử đàng hoàng, đúng mực, luôn làm tròn trách nhiệm được giao phó, không để người khác phải chê trách, nhắc nhở, rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 2

Giá trị của con người không phải được thể hiện ở ngoại hình, không chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội mà còn thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của mỗi người. Nhân cách, đức hạnh của con người được xem là điểm nhấn mang lại ấn tượng sâu sắc, một cách nhìn ngưỡng mộ tôn trọng của mọi người xung quanh. Hay nói cách khác lòng tự trọng là một trong những yếu tố cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình tượng hoàn thiện nhân cách để tạo nên giá trị tốt đẹp của bản thân. Lòng tự trọng là một trong những những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người Việt Nam cần được giữ gìn và phát huy mạnh mẽ đức tính ấy.

Tự trọng là gì? Tự trọng được xem là ý thức coi trọng giá trị, đức hạnh, phẩm chất, danh dự nhân phẩm của mỗi cá nhân. Nói rộng hơn là biết quý trọng chính bản thân không làm những việc làm sai lệch, việc xấu, việc ác làm ảnh hưởng đến giá trị hình ảnh của chính mình, cùng như làm ảnh hưởng đến cách nhìn nhận nhân cách không tốt của mọi người giành cho mình. Người có lòng tự trọng biết yêu thương bản thân và biết trân trọng bảo vệ chính mình không cho phép bất kỳ ai có quyền xâm hại đến phẩm giá, lòng tự tôn của bản thân. Ngược lại thì khi bản thân mình có lòng tự trọng thì chính mình cũng có ý thức, có trách nhiệm tôn trọng danh dự, nhân phẩm, giá trị của người khác không làm những điều không tốt ảnh hưởng đến họ. Xã hội ai cũng có ý thức về lòng tự trọng thì cuộc sống chúng ta sẽ dần tốt đẹp hơn, con người dần được hoàn thiện nhân cách theo hướng tích cực. Người có lòng tự trọng trước tiên phải có đạo đức, nhân phẩm cao đẹp và sống nhân hậu, luôn vì người khác, không tùy tiện đánh giá nhân cách của người khác. Người có lòng tự trọng thường rộng lượng không so đo, tính toán thiệt hơn, không nhỏ nhen ích kỷ ảnh hưởng đến nhân phẩm của mọi người xung quanh. Chúng ta hãy nhớ rằng tôn trọng bản thân cũng chính là tôn trọng mọi người xung quanh ta.

Xã hội thể hiện nhiều biểu hiện của lòng tự trọng mà ta dễ dàng bắt gặp trong đời sống hằng ngày. Con người không tham tiền bạc, của cải vật chất làm những điều trái với lương tâm với đạo lý con người. Khi nhận được của rơi trả lại người mất, hoặc khi bạn đi ra đường có lỡ va chạm ngã xe thì phải biết chủ động lại hỏi thăm, xin lỗi họ giúp đỡ họ dậy và chủ động mua thuốc để thoa vào vết thương nếu nặng hơn gọi xe cấp cứu để đưa vào viện điều trị. Hiểu rõ luật giao thông để chấp hành nghiêm chỉnh văn hóa giao thông không vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng. Khi gặp người lớn tuổi hơn mình phải biết kính trên nhường dưới. Tự trọng còn thể hiện ở nếp sống và sinh hoạt cá nhân, một người có lòng tự trọng sẽ biết sắp xếp cuộc sống của mình thật gọn gàng ngăn nắp, biết lên kế hoạch, biết quý trọng thời gian và sức khỏe của bản thân. Có ý thức bảo vệ của tài sản công, bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích của tập thể dù đôi khi phải hy sinh lợi ích cá nhân.Tất cả những hành động này đều thể hiện lòng tự trọng, đề cao giá trị phẩm giá của chúng ta.

Có câu ca dao thể hiện lòng tự trọng “ Đói cho sạch, rách cho thơm” Câu ca dao mang ý nghĩa dù có đói rách, khổ cực, khó khăn cùng cực đến nhường nào cũng phải giữ gìn nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch. Câu ca dao khuyên cá nhân không khuất phục trước sự túng quẫn đói rách mà làm điều sai trái gây tổn hại thanh danh, mất nhân phẩm của chính mình, không được kiếm cớ khốn cùng, sự vất vả để sống buông thả, lầm đường lạc lội để nhận sự thương hại của người khác. Mỗi chúng ta hãy giữ vững tâm hồn trước mọi gian khổ, khó khăn giúp con người ngày càng nâng cao phẩm cách và sở hữu ý chí dẻo dai, kiên cường. Kiên trì sống trong sạch, ngay thẳng giúp chúng ta rèn luyện bản lĩnh và chiến thắng mọi sự gian nan thử thách để làm nổi bật lòng tự trọng của bản thân.

Video bài văn mẫu: Nghị luận xã hội về lòng tự trọng

Chắc các bạn học sinh không ai là không biết đến bài văn nổi tiếng Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Bài văn này nhân vật Lão Hạc là tấm gương tiêu biểu cho lòng tự trọng. Tuy Lão nghèo, cuộc sống thiếu thốn trăm bề là vậy, nhưng lão quyết không nhận đồ cho không của ai bao giờ. Lòng tự trọng cao quý đó lão không dám ăn sung mặc sướng thay vào đó Lão dành tiền đưa cho ông giáo, để khi lão chết có một số tiền làm ma cháy cho chính mình, tránh gây phiền hà với hàng xóm láng giềng xung quanh mình.

Tấm gương về lòng tự trọng mà chưa nhắc tên mà ai cũng biết là vị anh hùng Lí Tự Trọng. Sau khi bị giặc bắt và giam cầm tra tấn dã man ở khám lớn Sài Gòn, anh hùng đó đã kiên cường, bất khuất nhất quyết không khai nên bọn giặc đã đưa Lí Tự Trọng đem xử án kết án tử hình khi anh chưa đầy 18 tuổi. Lí Tự Trọng đã bị kết án tử hình. Đứng trước cái chết, Lí Tự Trọng không hề run sợ, anh chủ động biến phiên tòa của đế quốc thành một diễn đàn của người chiến sĩ cộng sản. Khi luật sư bào chữa xin bọn thực dân mở lượng khoan hồng vì Lí Tự Trọng chưa đến tuổi trưởng thành và có hành động thiếu suy nghĩ. Chính vì vậy, thay vì anh biết ơn sự khoan hồng cho anh còn đường sống nhưng anh đã gạt phắt đi và dõng dạc nói: “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”.

Như vậy, ý chí và hành động của anh là minh chứng hùng hồn về bản lĩnh kiên cường, lòng trung thành, tinh thần bất khuất của người cộng sản, đồng thời là bức thông điệp báo trước sự sụp đổ của thực dân phong kiến và sự tất thắng của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hành động dũng cảm ấy của anh đã cho thấy lòng tự tôn rất cao của một con người có nhân cách cao đẹp và thà chấp nhận cái chết chứ không để mất đi lòng tự trọng của chính mình.

Không ai là không khỏi xúc động về câu chuyện cậu bé khuyết tật bán vé số mưu sinh và bị kẻ xấu giật hết tiền. Nhưng vì lòng tự trọng em đã từ chối nhận quyên góp giúp đỡ từ mọi người. Em bị khuyết tật hai chân nên phải di chuyển bằng hai tay lê lết trên đường để bán từng tấm vé số kiếm tiền mưu sinh. Chẳng may em bị kẻ xấu giật hết vé số, nhiều người nhìn thấy sự việc nên đã xót xa, thương cảm gửi tiền giúp đỡ, nhưng vì lòng tự trọng “đói cho sạch, rách cho thơm” em đã kiên quyết từ chối tiền giúp đỡ của người khác. Chúng ta phải học hỏi rất nhiều từ em dù tiền mất nhưng lòng tự trọng của mỗi con người thì không thể nào mất và đó là vô giá.

Để xây dựng lòng tự trọng bản thân mỗi con người phải luôn có ý thức học tập và rèn luyện thật tốt, luôn trau dồi tri thức, nỗ lực không ngừng, nói phải đi đôi với hành động. Lòng tự trọng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp mỗi cá nhân chúng ta luôn tự tin vào những hành động, những việc mình làm, chủ động trong công việc, sự quyết tâm sẵn sàng đối mặt trước mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Tinh thần của những người có lòng tự trọng luôn lạc quan, yêu đời luôn biết sẽ chia giúp đỡ mọi người xung quanh.

Bên cạnh đó chúng ta phải sáng suốt trong việc phân biệt rạch ròi nhìn nhận rõ về lòng tự trọng và tính sĩ diện và tính bảo thủ, vì người có lòng tự trọng là những người có quan điểm rõ ràng, cách cư xử đúng đắn và dùng lí lẽ dẫn chứng để bảo vệ quan điểm của bản thân. Những con người có tính sĩ diện hay bảo thủ thì trái ngược hoàn toàn họ thường đặt bản thân mình lên hàng đầu chỉ biết riêng mình, sự ích kỷ nhỏ nhen, coi thường thiếu tôn trọng người khác.

Lòng tự trọng đặc biệt quý giá trong xã hội bây giờ khi mà xã hội tồn tại phát triển dựa trên các mối quan hệ, chúng ta không thể sống cô lập, đơn độc trong một tập thể rộng hơn trong cộng đồng, xã hội được mà phải hòa nhập, có sự ngoại giao tốt trong các mối quan hệ xã hội. Khi có lòng tự trọng lời nói của bạn sẽ được lý trí điều khiển sao cho đúng chuẩn mực, tránh những hành động sai lệch, đi ngược với những hành vi đạo đức và trái với phẩm chất đạo đức và lương tâm con người.

Tóm lại, mỗi người cần phải biết tự trọng đó là điều cần thiết nhất trong cách ứng xử giữa người với người, có rất nhiều tấm gương to lớn về lòng tự trọng mà chúng ta có thể học tập, điển hình nhất đó là lòng tự trọng về chủ quyền, tự trọng về quyền tự do dân tộc trong suốt những năm tháng trong lịch sử của cha ông ta từ xưa. Đặc biệt là học sinh đại diện cho thế hệ trẻ chủ nhân tương lai của đất nước cần phải góp phần xây dựng gìn giữ và phát huy lòng tự trọng của chính mình góp phần hoàn thiện bản thân, nhân cách để trở thành những người có ích cho quê hương, đất nước. Lòng tự trọng là một phẩm chất cần thiết. Đây sẽ là hành trang quan trọng và thực sự cần thiết để đạt được thành công. Thế hệ trẻ hiện nay lại càng phải xây dựng lòng tự trọng trong bối cảnh hội nhập, để có thể hòa nhập nhưng không hòa tan. Hãy bồi đắp lòng tự trọng từ những điều nhỏ nhất để hoàn thiện nhân cách của chính mình.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 3

Trong cuộc sống, mỗi con người đều có những đức tính riêng mà không ai giống ai hoàn toàn, trong đó lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp của con người mà ai cũng cần phải có. Đây là phẩm chất tốt đẹp mà mỗi người cần phải có để hoàn thiện nhân cách của mình. Vậy lòng tự trọng là gì?

Lòng tự trọng là sự coi trọng danh dự phẩm chất, nhân cách của chính bản thân mình, tự trọng là biết mình biết người, không làm ra những việc khiến bản thân hổ thẹn. Tự trọng giúp bản thân của mỗi con người nhìn nhận cái đúng, cái sai, những điểm chưa hoàn thiện để trở thành con người có ích cho xã hội. Người phân biệt được đúng sai có thể hành động đúng đắn, làm những việc mà mình nên làm và tự hào về những việc đó. Khi con người làm việc không hổ thẹn thì luôn tạo ra được hiệu suất cao và khiến người khác nhìn nhận và học tập. Con người có lòng tự trọng sẽ dễ dàng thành công trong học tập và công việc của mình bởi vì họ làm việc theo năng lực, thực lực của chính bản thân mình mà không dựa dẫm vào người khác.

Biểu hiện của lòng tự trọng rất đa dạng mà con người có thể thấy được. Một người có lòng tự trọng có lối sống thật thà, trung thực, làm việc có trách nhiệm với mọi người. Con người sống trung thực, có trách nhiệm luôn được người khác tin tưởng và muốn làm bạn với dù mình không có điều kiện vật chất hay quyền lực. Khi con người sống trung thực thật thà thì sẽ có thái độ sống tích cực, có tâm hồn trong sáng và luôn chăm chỉ làm việc. Thành công đến với những người đó sẽ rất dễ dàng. Những người có lòng tự trọng luôn mang trong mình lòng yêu nước nồng nàn, khi gặp những tình huống làm ảnh hưởng đến đất nước, dân tộc thì luôn đứng lên đấu tranh, phê phán những hành động đó, luôn giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc không để nó bị mai một theo thời gian. Lòng tự trọng còn được thể hiện qua việc sống có đạo đức, nhận hậu, không tùy tiện phán xét những người khác, tôn trọng mọi người xung quanh, cư xử đúng mực và không coi thường người khác. Coi thường người khác là một hành động thể hiện con người không có văn hóa, không có giáo dục và không có lòng tự trọng và coi thường người khác đồng nghĩa với việc tự hạ thấp bản thân, chỉ những người không có hiểu biết mới tự nâng cao bản thân bằng cách coi thường người khác. Quý trọng sức khỏe cũng là một biểu hiện có thể thấy được của những người có lòng tự trọng. Họ sẽ thường xuyên chăm lo cho sức khỏe của bản thân và những người thân trong gia đình, hay thậm chí là những người xung quanh. Khi con người tạo ra được thành quả lao động từ nỗ lực của bản thân thì ai cũng muốn được mọi người thừa nhận và đánh giá cao thành quả ấy. Người có lòng tự trọng luôn coi trọng sản phẩm của mình và người khác tạo ra, không bao giờ có thái độ chê bai thành quả người khác tạo ra. Ai cũng có lòng tự trọng riêng của mình và việc chê bai người khác hay sản phẩm của họ tạo ra là đang chạm tới lòng tự trọng của họ. Cũng giống như việc người khác đánh giá xấu về chúng ta thì chúng ta cũng sẽ cảm thấy bị chạm tới lòng tự trọng và sẽ khiến mối quan hệ giữa mọi người trở nên căng thẳng và xấu đi. Trong công việc cũng như trong cuộc sống ai cũng sẽ có những lúc gặp khó khăn cần sự giúp đỡ. Giúp đỡ người khác thì một lúc nào đó mình gặp khó khăn thì người khác sẽ giúp lại. Nhưng có những trường hợp chỉ biết trông chờ sự giúp đỡ của người khác mà không tự cố gắng làm việc. Con người luôn trong chờ sự giúp đỡ của người khác sẽ chẳng bao giờ có thể tự đạt được thành công cho riêng mình mà chỉ dựa dẫm vào người khác để cầu mong sự giúp đỡ. Người có lòng tự trọng sẽ biết lúc nào cần giúp đỡ người khác và cần sự giúp đỡ từ người khác, không tham lam ích kỉ, muốn có được những thứ không phải là của mình và luôn giúp đỡ người khác trong khả năng của mình. Điển hình như câu tục ngữ “chết đứng còn hơn sống quỳ” cũng thể hiện lòng tự trọng của một con người thà sống quang minh chính đại không hổ thẹn với bản thân dù cho có khó khăn cũng không khuất phục trước kẻ xấu, làm một con người trong sạch, thật thà. Nếu chịu khuất phục trước kẻ xấu, chấp nhận làm việc xấu thì coi như đã đánh mất lòng tự trọng của bản thân và làm cho xã hội ngày càng chậm phát triển hơn. Bên cạnh những con người luôn giúp đỡ người khác thì còn có những người không biết xấu hổ, không có lòng tự trọng, tham lam những thứ không phải của mình, ích kỷ ngay cả với người thân bạn bè xung quanh, lợi dụng của công để làm lợi cho mình mà không quan tâm đến hậu quả.

Từ đó ta thấy lòng tự trọng là một trong những đức tính quan trọng và rất cần thiết của mỗi con người. Nó góp phần tạo nên tính cách đạo đức tốt cho con người, giúp con người hoàn thiện nhân cách, lối sống. Thế hệ trẻ hiện nay là tương lai của đất nước mai sau, vì vậy cần giáo dục cho thế hệ trẻ về lòng tự trọng để giúp họ hoàn thiện con người, trở thành con người có ích, giúp đất nước phát triển hơn. Bên cạnh đó cần mạnh dạn phê phán những hành vi ích kỉ, tham lam, không có lòng tự trọng, đây là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của con người và xã hội hiện nay và cả mai sau. Con người cần phải nhận thức đúng đắn đâu là tự trọng với hành vi tự cao tự đại, cần phân tích và đánh giá về các hành vi và nhận thức được sự quan trọng của lòng tự trọng và phân biệt với các hành vi tự cao hay tự tin thái quá tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra.

Lòng tự trọng là đức tính quý giá và rất cần thiết của mỗi con người, là thước đo phẩm chất của một người. Xã hội muốn phát triển ngày càng văn minh, hiện đại thì càng phải học tập rèn luyện thêm nhiều đức tính đặc biệt là lòng tự trọng.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 4

Cuộc sống của chúng ta không tránh khỏi những khó khăn, hoạn nạn. Đôi lúc chúng ta chán nản và muốn bỏ cuộc. Nhiều người thậm chí vì không giữ vững ý chí đã vứt bỏ lòng tự trọng của mình. Thật đáng tiếc, khi chúng ta không thể giữ được tôn nghiêm của bản thân mình. Lòng tự trọng là gì mà có sức mạnh lớn lao đến thế?

Lòng tự trọng là phẩm chất tốt đẹp cần có của mỗi người. Đây là đức tính cần được giữ gìn, nếu không bạn sẽ mất đi nhiều thứ và đánh mất luôn cả chính bản thân mình. Lòng tự trọng luôn giữ cho bản thân ở trong khuôn thước, chừng mực, không làm những điều sai trái.

Người có lòng tự trọng xác định được vị trí của mình trong mắt người khác. Và họ sẽ không để cho bất cứ ai xâm phạm đến giới hạn đó. Bạn có thể khinh bỉ tôi, có thể quát mắng và tìm mọi cách để hủy hoại tôi. Nhưng tuyệt đối, không được chạm vào lòng tự trọng của tôi.

Chúng ta đều ý thức được rằng mình luôn có lòng tự trọng. Nhưng nhiều người đang hiểu sai về khái niệm này. Trong cuộc sống hàng ngày, thật dễ để tìm kiếm biểu hiện của  lòng tự trọng.

Đó là hành vi tự nhận diện lỗi sai của mình, biết tự kiểm điểm lỗi sai của mình trước tập thể. Đây cũng chính là tư tưởng, đạo lý mà mỗi người chúng ta luôn hướng đến. Cuộc sống mang đến nhiều điều bất ngờ, có những việc làm xấu xa khiến người ta dần sao đọa. Lòng tự trọng còn thể hiện ở việc tích cực đóng góp ý kiến để xây dựng tập thể, luôn tuân thủ kỷ cương, nề nếp. Luôn nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ, sống có nề nếp gia phong. Lòng tự trọng có thể được biểu hiện bởi nhiều hành động khác nhau.

Lòng tự trọng là một đức tính đáng quý mà mỗi người nên có. Lòng tự trọng có tác động lớn đối với bản thân mỗi người và cả xã hội. Nhờ có đức tính này mà con người có tâm thế vững vàng, kiên định với ý kiến của mình. Mọi hành vi lợi dụng, lừa gạt của kẻ xấu sẽ không làm lung lay ý chí của họ. Người có cho mình lòng tự trọng sẽ giúp giá trị bản thân được nâng cao hơn. Họ sẽ không vì sự đố kỵ nhỏ nhen mà đánh mất đi phẩm giá của mình.

Lòng tự trọng cũng chính là yếu tố tạo nên uy tín, ghi điểm trong mắt mọi người. Nó là động lực giúp mọi người có đủ sức mạnh để tiến lên phía trước. Bản thân dần trưởng thành hơn với những suy nghĩ chín chắn. Mọi người tôn trọng và coi mình là tấm gương noi theo. Thật đáng tự hào.

Đối với xã hội, lòng tự trọng lại càng có vai trò lớn hơn. Lòng tự trọng khiến con người ta đủ dũng cảm để vượt qua tất cả. Dần dần, tự học tập, tiếp thu và phát triển bản thân. Người có lòng tự trọng sẽ tự ý tránh xa tệ nạn xã hội. Nhờ vậy mà xã hội được bình yên, trật tự xã hội duy trì ổn định. Mỗi người là một cá thể của xã hội, một người tốt là cả xã hội tốt.

Lịch sử hình thành và đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc ta ghi nhận nhiều tấm gương về lòng tự trọng. Trần Thủ Độ chặt đứt ngón chân của người thân khi họ xin tước và ban thưởng hậu hĩnh. Trần Bình Trọng trước sự dụ dỗ của kẻ địch vẫn hào sảng thét lên: “ta thà làm giặc nước Nam chứ không làm vua đất Bắc”. Chỉ bấy nhiêu ví dụ thôi cũng đủ để hiểu lòng tự tôn, tự trọng của mỗi người cao đẹp đến mức nào.

Lòng tự trọng quan trọng đến thế nhưng không phải ai cũng có thể có được. Ngược lại với lối sống đó chính là người sống hèn nhát, phi lý trí, ích kỷ. Họ không nghĩ nhiều đến bản thân mình mà vội chạy theo những thứ phù phiếm bên ngoài. Họ sẵn sàng chà đạp lên những điều tốt đẹp mà cộng đồng xây dựng. Sự nhụt chí trước khó khăn, đổ lỗi tại hoàn cảnh và không quan tâm đến hậu quả. Một người thiếu ý chí tiến thủ, không biết nỗ lực chỉ khiến cho giá trị bản thân dần mất đi mà thôi.

Bài học về lòng tự trọng luôn hằn sâu trong tâm trí của mỗi người. Là một người trẻ, chúng em càng phải rèn luyện đức tính này ngay từ khi còn nhỏ. Không ngừng học hỏi và không ngừng nỗ lực để khẳng định giá trị bản thân. Dám làm và dám chịu trách nhiệm với việc mình làm. Đó mới là điều cốt lõi mà mỗi chúng ta nên hướng đến.

Gia đình, nhà trường cần quan tâm và rèn luyện tư tưởng về lòng tự trọng cho con trẻ. Nên sử dụng những biện pháp thích hợp, đánh vào yếu tố tâm lý để kích thích trẻ. Giúp trẻ hiểu hơn về người tốt, người thiện lương và tầm quan trọng mà đức tính này mang lại.

Lòng tự trọng là nhân tố quyết định lớn đến sự thành bại của mỗi người. Do vậy, bản thân mỗi chúng ta phải luôn nỗ lực học tập và rèn luyện nó. Để sau này khi trưởng thành, chúng ta có thể tự hào với những gì mình đã làm. Để giá trị bản thân được nâng cao mỗi ngày.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 5

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn và vấp ngã, để bước qua những khó khăn ấy và đi tiếp trên con đường của mình, chúng ta cần phải rèn luyện cho mình nhiều đức tính tốt đẹp để đương đầu với những sóng gió phía trước.

Một trong những đức tốt đẹp mà chúng ta cần có chính là tự trọng. Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy.

Sống tự trọng là biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách, dám bênh vực lẽ phải dù có ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân. Con người không có lòng tự trọng sẽ trở nên vị kỷ, hèn hạ, sống giả dối. Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm. Một dân tộc có lòng tự trọng khẳng định được chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc đó cũng được nâng cao theo thời gian. Lòng tự trọng phải luôn đi kèm với tính khiêm nhường, từ tốn, biết người biết ta.

Chính lòng tự trọng làm nên giá trị bản thân của mỗi người, giúp con người luôn hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội, làm những điều tốt đẹp, suy nghĩ những điều thiện, những điều tích cực… Vì vậy mỗi con người cần bồi đắp cho mình cách sống tự trọng từ những việc làm nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, biết ý thức về bản thân và về công việc thì còn không ít những kẻ thiếu lòng tự trọng. Hoặc có lòng tự trọng nhưng lòng tự trọng quá cao sinh ra tính tự ái, tự cao, tự kiêu. Những người này cần xem xét lại bản thân mình và sửa đổi theo chiều hướng tích cực. Chúng ta hãy sống với những nhận định đúng đắn, cố gắng vươn lên và đạt được những giá trị tốt đẹp cho bản thân cũng như xã hội.

Video bài văn mẫu: Nghị luận xã hội về lòng tự trọng

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 6

Con người ai cũng có những đức tính tốt đẹp, nhân phẩm giá trị, trong đó lòng tự trọng là yếu tố quan trọng để đánh giá 1 con người.

Lòng tự trọng được hiểu là gì? Lòng tự trọng chính là sự coi trọng danh dự, phẩm chất của bản thân. Người có lòng tự trọng tự đánh giá được giá trị của bản thân, đứng đâu trong xã hội, giữ gìn những phẩm chất của bản thân không người khác xâm phạm. Trong giao tiếp và ứng xử, lòng tự trọng sẽ giúp con người đối xử với nhau có chừng mực và có văn hóa, tôn trọng lẫn nhau chính là cách để giữ gìn một mối quan hệ tốt đẹp.

Lòng tự trọng có nhiều lợi ích, lòng tự trọng thường đi với cái tôi của cá nhân. Người có lòng tự trọng thường cũng có sự trung học, ví dụ không học bài cũng sẽ không xem bài bạn trong giờ kiểm tra, giữ chữ tín đó là trả tiền đúng hẹn và đã hứa thì giữ lời. Đó là những cái tôi tích cực giúp hoàn thiện nhân cách con người Sống trong một cộng đồng có mối quan hệ giữa người với người, không ai có thể sống đơn lẻ, việc có những mối quan hệ tốt đẹp và đáng tin cậy là cần thiết. Nếu có lòng tự trọng, mỗi người chúng ta sẽ biết cư xử đúng mực, không đi chệch ra khỏi các luân lí trong cuộc sống, giữ gìn các mối quan hệ được tốt đẹp. Không ai muốn chơi với người luôn thất hứa, trễ hẹn. Lòng tự trọng còn giúp các cá nhân giữ mình trước cái ác, ngăn cản những việc làm sai hay thiếu đạo đức. Khi có lòng tự trọng, bạn sẽ trở thành con người có nhân cách.

Lòng tự trọng giữ thì khó nhưng đánh mất dễ dàng. Lòng tự trọng có thể bị đánh mất ngay khi bạn văng ra một câu chửi thề, một cú đấm hoặc những hành động không thể kiểm soát. Lòng tự trọng giúp thuận lợi trong ứng xử, giao tiếp mà khi mất nó, những mối quan hệ tồi tệ bởi và không có sự kiểm soát.

Mỗi cá nhân hãy biết rèn luyện lòng tự trọng, hãy luôn nghiêm khắc với chính bản thân mình, tôn trọng bản thân thì mới tôn trọng những người khác. Ngoài việc giữ gìn, rèn luyện lòng tự trọng hãy biết sống trong sạch, ngay thẳng, sống thế nào cho bạn sẽ không hổ thẹn với chính lương tâm, có sai thì phải xin lỗi. Lòng tự trọng bạn còn phải biết tiếp thu những ý kiến tốt, tích cực để hoàn thiện bản thân, nhân cách của chính mình.

Lòng tự trọng là đức tính quan trọng và thiết thực trong cuộc sống mà con người phải có. Có lòng tự trọng chúng ta mới có thể ứng xử mọi việc thật đúng đắn, lịch sự, văn minh để góp phần tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp, xây dựng xã hội tiến bộ. Con người có lòng tự trọng sẽ biết cách ứng xử thông minh trong cuộc sống, hài hòa các mối quan hệ với nhau.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 7

Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Đó là luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác.

Xưa nay, trong các gia đình tử tế, sống có nề nếp, có gia phong tốt đẹp, các bậc ông bà, cha mẹ thường khuyên dạy con cháu phải có lòng tự trọng: “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “Miếng ăn quá khẩu thành tàn”… Có cụ bà gia đình gia giáo dạy con: “Làm bất cứ công việc gì và dù ở đâu, ngay cả những khi chỉ có một mình, cũng phải nghĩ rằng luôn luôn có quỷ thần hai vai chứng giám”. Có thể nêu ra rất nhiều biểu hiện của lòng tự trọng: Không tham tiền bạc, của cải bất chính; Nhặt được của rơi, trả lại người mất; Lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường thì đỡ người ta dậy, hỏi han và xin lỗi hoặc đưa vào bệnh viện; Đi xe không lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, thực hiện tốt văn hóa giao thông; ăn nói và trang phục lịch sự, khiêm nhường; không buôn gian bán lậu, không tăng giá vô tội vạ để bóp hầu bóp cổ đồng bào của mình… Người có lòng tự trọng biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái và có ý thức sửa chữa đến cùng. Nói rộng ra, người có lòng tự trọng cũng không bao giờ mua chức, bán danh hoặc luồn cúi trước uy quyền để cầu cạnh, tư lợi.

Người có lòng tự trọng bởi tiếp thụ được sự giáo dục đúng đắn, chu đáo, tốt đẹp trước hết từ ngay trong gia đình mình. Chẳng thế mà cổ nhân đã dạy rất chí lý: “Giỏ nhà ai, quai nhà ấy” hoặc “Con nhà tông, chẳng giống lông cũng giống cánh”… Gia đình có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, nhân phẩm cho con em. Gia đình chính là trường học đầu tiên và cha mẹ chính là người thầy giáo đầu tiên của mỗi người! Tiếp liền với giáo dục gia đình là giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Ba môi trường giáo dục này có trong sáng, lành mạnh và có phương pháp giáo dục tốt thì mỗi người mới có lòng tự trọng, mới có những phẩm cách tốt đẹp. Tuy nhiên, bản thân mỗi người cũng phải biết tự giáo dục mình, tự điều chỉnh hành vi của mình theo truyền thống đạo lý dân tộc và lối sống văn minh mới có thể đạt tới cái Chân – Thiện – Mỹ.

Nhìn thẳng vào sự thật và dám nói lên sự thật thì phải chăng người Việt mình hiện nay, trong mặt trái của công cuộc “mở cửa” và sự sơ khai của nền kinh tế thị trường đã xuất hiện rất nhiều người thiếu lòng tự trọng? Tôi nhớ câu nói của Tê-rếch Sam, cô gái gốc Việt xinh đẹp từ nước Anh về Hà Nội dự chung kết cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. Ngồi xe con đi trên đường phố Hà Nội hỗn loạn vì xe cộ, nhiều lúc cô thót tim vì sợ tai nạn giao thông có thể đến với mình bất cứ lúc nào. Có nhà báo hỏi: “Trước khi trở về Anh quốc, cô có nhận xét gì sau những ngày ở Việt Nam và Hà Nội?”, Tê-rếch Sam trả lời rất chân thành và hồn nhiên: “Em nghĩ là mỗi người nên có lòng tự trọng khi tham gia giao thông!”. Cũng nhận xét về tình trạng giao thông quá bát nháo ở Việt Nam, nữ văn sĩ nổi tiếng người Đức, bà Y-u-li Giê-ni, sau 4 tuần du lịch ở Việt Nam, đã viết cuốn sách rất thu hút độc giả Đức nhan đề:Nhật ký du lịch Việt Nam. Bà mô tả cảnh giao thông ở Việt Nam và Hà Nội “quay cuồng như một màn xiếc tập thể” và “như một nồi súp cực nóng” khiến bà hoảng loạn. Và bà kết luận: “Tham gia giao thông ở Việt Nam cần ý chí dũng cảm và không sợ chết”. Gần đây, nhiều tờ báo có tên tuổi của ta đã có diễn đàn và chuyên đề phê phán những thói hư tật xấu của người Việt với những bài viết chân thành, thẳng thắn. Đấy là những người viết trung thực và có lòng tự trọng, mong muốn bồi dưỡng và nâng cao lòng tự trọng đích thực của dân tộc mình, để xây đắp nền văn hóa dân tộc.

Càng có nhiều người có lòng tự trọng thì xã hội càng tốt đẹp, đất nước mới phát triển ổn định và bền vững; danh dự giống nòi càng được bè bạn quốc tế yêu mến, khâm phục.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 8

Nhân cách của một con người luôn là điểm nhấn tạo ấn tượng mạnh đối với những người xung quanh và khiến bản thân bạn tự tin hơn. Lòng tự trọng là một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng hình tượng hoàn thiện hơn trong mắt mọi người.

Vậy lòng tự trọng là gì? Lòng tự trọng chính là tự ý thức được suy nghĩ, hành động của bản thân mình có phù hợp với xã hội, với thước đo nhân cách hay không. Tự trọng chính là xuất phát từ tâm, từ chính bản thân mình khi nhìn nhận và đánh giá những việc xung quanh. Tự trọng còn là việc tự biết được giá trị của bản thân mình, biết nhận sai, sửa sai, không làm những việc xấu hổ với lương tâm. Những người có lòng tự trọng thường có tư thế rất hiên ngang, sống ngẩng cao đầu, không sợ cái xấu, cái ác.

Mỗi chúng ta tồn tại trong xã hội này đều cần phải có lòng tự trọng để đối nhân xử thế, để hiểu mình, hiểu người, để biết được những việc mình đang làm có trái với lương tâm hay không. Ai sinh ra cũng đều có những khuyết điểm cần phải hoàn thiện và khắc phục từng ngày, nếu chúng ta ý thực được điều này mà cố gắng hoàn thiện bản thân mình thì chắc chắn sẽ trở thành người tốt. Lòng tự trọng sẽ là một trong những kim chỉ nam giúp cho bạn có thể xác định được hướng đi rõ ràng, cụ thể hơn.

Trong cuộc sống, lòng tự trọng của mỗi người luôn được biểu hiện hằng ngày, khi chúng ta giao tiếp với nhau hay khi chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Lòng tự trọng khi đến trường chính là việc không học bài cũ, cũng không được giở tài liệu để chép vào bài kiểm tra, không được nhìn bài của bạn. Mặc dù hành động này rất nhỏ nhưng nó góp phần hình thành nên tính cách và nhân phẩm của chính cậu học sinh đó về sau. Cậu sẽ ý thức được rằng nếu không phải do chính mình làm ra thì sẽ không phải của mình, không được cướp giật, không được xin xỏ. Như thế là không có lòng tự trọng.

Cha ông ta vẫn có câu “Đói cho sạch, rách cho thơm’ muốn nhắn nhủ đến mọi người rằng dù có nghèo khó, đói rách đến cỡ nào thì cũng phải cho sạch, cho thơm. Như thế thì mới không bị mọi cười chê, ít nhất thì vẫn giữ được lòng tự trọng trong sáng dù vật chất thiếu thốn. Cuộc sống này vẫn luôn có những người nghèo khổ, nhưng họ quyết không làm những việc xấu xa như cướp giật, trộm cắp…Họ tự vượt lên chính mình, vượt lên số phận bằng sức lực ít ỏi của mình, làm ra đồng tiền có giá trị. Đây mới là điều đáng quý. Thực ra tự trọng không ở đâu xa, tự trọng vẫn luôn ở trong mỗi chúng ta, chỉ là bản thân mình có để nó được phát huy hay không thôi.

Sống tự trong, mỗi người sẽ thấy mình cảm nhận cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn. Bản thân mình sẽ làm những việc tốt cho xã hội, cho những người xung quanh.

Có rất nhiều người thành đạt, nhưng họ không bao giờ kiêu ngạo hay khoe khoang. Họ sống là chính mình, sống không hổ thẹn. Họ thành công nhưng chưa bao giờ bị thành công và hào quang vùi lấp. Họ yêu quý và giúp đỡ những người xung quanh. Vì họ ý thức được rằng cái gì cũng có giá của nó. Lòng tự trọng sẽ gắn kết trái tim mỗi người lại với nhau.

Tuy nhiên trong xã hội tồn tại không ít người đánh mất lòng tự trọng, làm những việc trái với đạo đức, với lương tâm. Rất nhiều học sinh bây giờ xúc phạm thầy cô giáo, không coi thầy cô ra gì. Bỏ ngoài tai những lời giảng, lời khuyên chân thành. Vì họ đã đánh mất lòng tự trọng nên họ mới ứng xử thiếu chừng mực như vậy.

Thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước cần ý thức được lòng tự trọng của mình và cố gắng giữ gìn, phát huy nó để hoàn thiện bản thân và trở thành người công dân có ích cho xã hội.

Lòng tự trọng luôn chưa bao giờ là thừa, bởi vậy chúng ta sống thật, sống có giá trị là điều cần thiết nhất.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 9

Trong kho tàng những phẩm chất quý báu của truyền thống dân tộc, lòng tự trọng là một giá trị đạo đức sáng ngời cần có ở mỗi con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng”.

Lòng tự trọng là ý thức luôn biết gìn giữ phẩm chất, nhân cách của mình ở trong mọi hoàn cảnh và biết coi trọng giá trị của bản thân. Người có lòng tự trọng có biểu hiện rất tích cực trong cuộc sống, họ luôn là những người góp phần cho xã hội thêm tốt đẹp.

Cha ông ta đã từng dạy “Giấy rách phải giữ lấy lề”, người có lòng tự trọng biểu hiện trước tiên là họ luôn làm chủ được bản thân không bị cám dỗ vật chất mua chuộc. Người có lòng tự trọng sẽ không vì tiền bạc, địa vị mà bất chấp mọi thủ đoạn đê tiện để giành lấy thứ không thuộc về mình. Họ biết nhận khuyết điểm của bản thân trước mọi người thay vì né tránh hay đùn đẩy trách nhiệm. Họ ý thức được mình là ai, mình có thể làm được điều gì bằng chính năng lực của bản thân.

Ngay từ xa xưa cha ông ta đã là những tấm gương sáng về lòng tự trọng. Đó là Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn yêu nước căm thù giặc sâu sắc “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”. Ông không chịu khuất phục trước kẻ thù, không chấp nhận để lòng tự tôn dân tộc, lòng tự trọng của một tướng võ triều đại nhà Trần bị chà đạp. Đó là Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm lui về ở ẩn để giữ gìn khí tiết, không vướng danh lợi và đồng tiền khi sống trong xã hội “Còn tiền còn bạc còn đệ tử/ Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.

Trong cuộc sống hằng ngày ta bắt gặp không ít những có người có tấm lòng tự trọng cao đẹp dù chỉ là hành động nhỏ. Con người ấy có thể là cậu bé nghèo ăn xin, nhặt nhạnh ve chai hay đánh giày nhưng không trộm cắp. Đó là câu chuyện bác nông dân Lê Hảo ở Quảng Ngãi đem trả lại 152 triệu tiền huyện bồi thường nhầm cho gia đình ông với lí do “Không phải của mình thì trả lại”. Liệu rằng trong xã hội đồng tiền như hiện nay có bao nhiêu người làm được như bác. Ta khoan bàn đến việc tắc trách của cán bộ mà hãy lấy việc làm của bác Hảo làm tấm gương cho mình. Đó còn là cô sinh viên Nguyễn Chúc Ly trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau từ chối nhận học bổng mỗi tháng 500 ngàn đồng vì lí do cô đang là sinh viên năm cuối, ra trường sẽ xin đi làm ngay vì nhà quá khó khăn nhưng cô muốn giành suất học bổng đó cho các bạn còn tiếp tục học và hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn. Chính tấm lòng ấy làm sáng ngời lên nhân cách đáng quý.

Lòng tư trọng làm nên giá trị của mỗi con người. Lòng tự trọng giúp chúng ta biết tiếp nhận thông tin theo đúng hướng, nó là động lực để ta đương đầu với thử thách, đạp lên khó khăn vươn tới thành công. Người biết tư trọng sẽ được mọi người kính nể, tin yêu để từ đó có những bước tiến quan trọng trong công việc và có được thành tựu nhất định trong cuộc sống.

Tuy nhiên ngày nay có một số người đã để lòng tự trọng ngủ quên trong sâu thẳm hay đánh mất đi từ bao giờ. Họ quên mất lời dặn của cha ông rằng “Đói cho sạch, rách cho thơm” họ vô cảm trước khó khăn của người khác, chà đạp lên lòng tự trọng của chính mình mà hôi bia, hay vụ hôi tiền 500 nghìn, trộm điện thoại của người bị tai nạn xe máy ở Đồng Nai vào năm 2013. Thực sự những con người đó, việc làm đó đã đánh mất đi nét đẹp truyền thống, lòng tự trọng ngày càng suy thoái khiến cho chúng ta có nhiều trăn trở về nhân cách làm người.

Một số học sinh-những con người đang được cắp sách tới trường, được giáo dục về đạo đức cũng đang dần đánh mất đi lòng tự trọng của mình bằng hành động gian lận trong thi cử. Học là để làm người tốt hơn ấy vậy mà sự học trở nên thật tầm thường đối với một bộ phận học sinh. Các em cần phải nhìn lại mình, kiểm điểm và tự giáo dục lòng tự trọng của chính mình.

Không có lòng tự trọng thật đáng xấu hổ và nguy hại nó làm xấu hình ảnh người Việt trong mắt bạn bè quốc tế, nó khiến cho xã hội ta kém văn minh, con người sống trong đó cũng thật đáng sợ. Chính vì vậy ngay từ khi còn nhỏ hãy giáo dục cho trẻ em giá trị về lòng tự trọng, bản thân mỗi con người khi lớn lên cũng không ngừng tự trau dồi, rèn luyện bản thân cho thật tốt.

Tuy nhiên cũng có không ít người nhầm lẫn lòng tự trọng với tự ái. Bởi tự trọng mang trong mình nét đẹp, sự nhân nghĩa vốn có trong chữ “Tự”, còn tự ái là sự ích kỉ chỉ biết lấy bản thân mình không quan tâm đến những người xung quanh, tự ái là không dám đối mặt với khuyết điểm khi được bị người khác phê bình, nhận xét. Tự trọng cũng khác hẳn với tự kiêu tự đại. Bởi tự kiêu tự đại là tự cho mình hơn người, là thùng rỗng mà thích kêu to.

Tự trọng là phẩm chất tốt đẹp, quý báu như ngọc sáng trong tâm cần được gìn giữ và phát huy. Tự trọng là tài sản vô giá luôn luôn cần có ở mỗi con người, chúng ta có thể đánh mất đi tiền tài, địa vị danh vọng nhưng xin đừng đánh mất lòng tự trọng khi làm người. Ngạn ngữ Tây Ban Nha có câu “Ngay cả khi trong túi hết tiền, cái mũ trên đầu anh cũng phải đội cho ngay ngắn” đó là lời răn dạy sâu sắc về lòng tự trọng đáng để suy ngẫm.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 10

Trong cuộc sống xã hội ngày nay với bao bộn bề, xô bồ và những toan tính, lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt giúp chúng ta sống thanh bạch, không trái với lương tâm của mình. Và cũng có thể nói lòng tự trọng là một trong những phẩm chất đạo đức cao quý của mỗi con người mà bất cứ ai cũng cần phải có. Vậy lòng tự trọng có giá trị tinh thần như thế nào trong xã hội của chúng ta?

Vậy lòng tự trọng có nghĩa là gì? Lòng tự trọng chính là chúng ta biết coi trọng, gìn giữ phẩm cách, danh dự của mình. Tại sao chúng ta phải có lòng tự trọng? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao đẹp của con người mà ai ai cũng cần phải có. Cuộc sống của chúng ta trong một xã hội đầy bộn bề hiện giờ có rất nhiều cạm bẫy đang chờ đón chúng ta ở phía trước. Quan trọng là chúng ta có đủ bình tĩnh, sự sáng suốt để vượt qua những cạm bẫy đó hay không, để không bị lôi kéo theo những cái xấu. Có đức tính “tự trọng” chúng ta có thể thanh tẩy tâm hồn mình, khiến cho lòng ta thêm bình yên, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Lòng tự trọng còn được thể hiện qua các sự việc như không gian lận trong thi cử, kiểm tra để lấy những con điểm ảo làm bài bằng chính khả năng vốn có của mình, không tham của rơi phải biết trả lại của rơi cho người bị mất, “nghèo cho sạch rách cho thơm” như ông bà ta vẫn thường dạy mặc dù có thể lúc nào đó hoàn cảnh của chúng ta rất nghèo khó, cực khổ. Và thêm một sự việc cũng thể hiện được lòng tự trọng của mình đó là khi chúng ta mắc phải những lỗi lầm, lỗi sai thì bản thân phải mạnh dạn nhận lỗi, phải biết xấu hổ và sửa sai lỗi lầm ấy.

Nhưng nếu chúng ta có lòng tự trọng quá cao dễ khiến cho người khác hiểu lầm. Bản thân ta cũng từ đó mà sinh ra tự ái, biểu hiện cao hơn nữa đó là tính tự cao, tự đại xem ai không ra gì. Ngoài ra, cũng có những con người có lòng tự trọng quá thấp thì dễ sa ngã vào con đường phạm pháp, đánh mất bản thân, không có khả năng phân biệt đâu là đúng đâu là sai.

Nói tóm lại, lòng tự trọng là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người mà ai ai cũng nên trang bị cho riêng mình. Riêng em sẽ luôn trau dồi, rèn luyện nhân cách, phẩm giá của mình để từ đó đạt đến sự hoàn thiện bản thân.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 11

Mỗi con người sinh ra đều có đặc điểm, cá tính và sứ mệnh riêng của mình. Không một ai là giống nhau, chính vì thế, chúng ta hãy hiểu được giá trị của bản thân mình và phát huy những thế mạnh của bản thân. Lòng tự trọng sẽ là đức tính căn bản và cần thiết để mỗi con người thực hiện điều đó.

Tự trọng là việc mỗi chúng tự ý thức được những giá trị tốt đẹp của bản thân; coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự đó và phát triển nó ngày càng tốt đẹp hơn mà không chạy theo bất kì ai hay bất kì một chuẩn mực nào. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy.

Mỗi con người ai cũng có những thế mạnh riêng, những phẩm chất tốt đẹp riêng của bản thân mình. Khi chúng ta nhận biết và ý thức được những giá trị đó, chúng ta sẽ tận dụng tối đa được lợi thế của mình để trau dồi và phát triển mạnh mẽ hơn theo chiều hướng tích cực. Người có lòng tự trọng sẽ là người có nhận thức và hành động đúng đắn, sống theo chiều hướng tích cực, góp phần giúp ích cho cuộc sống, cho xã hội và cho người khác. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mói quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn. Tuy nhiên, tự trọng không đồng nghĩa với tự cao và tự phụ. Tự cao và tự phụ là thói xấu của con người còn tự trọng là phẩm chất tốt đẹp, nó khiến ta tự hào về những gì chúng ta đã có và thúc đẩy chúng ta tiến xa hơn.

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức, ý thức được những giá trị của bản thân và tự trọng về nó. Lại có những người vì những lợi ích trước mắt của bản thân mà tự hạ thấp mình, đánh mất đi lòng tự trọng vốn có,… Bên cạnh đó lại có nhiều người có thói coi thường người khác,… những người này là biểu hiện của những mặt tiêu cực trong xã hội và cần phải thay đổi.

Lòng tự trọng là thứ cơ bản và cần thiết đối với mỗi con người. Có lòng tự trọng, bạn mới có được sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình. Bạn phải là người đầu tiên tôn trọng giá trị bản thân mình. Ai ai cũng đều không hoàn hảo nhưng họ vẫn có những thứ để tự hào về con người của mình.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 12

Lòng tự trọng phẩm chất đạo đức tốt đẹp của mỗi con người, mỗi chúng ta ai cũng có lòng tự trọng những phát huy thời điểm nào mới thật sự quan trọng.

Tự trọng có thể hiểu là coi trọng danh dự, phẩm chất của bản thân, phẩm chất đáng quý, mỗi chúng ta đều có lòng tự trọng đó nhưng mức độ mỗi người khác nhau. Lòng tự trọng có nhiều người lại được đánh giá cao, nhưng ngược lại một số người lại quá coi trọng lòng tự trọng của chính mình mà không biết nghe người khác nói.

Trong xã hội hiện đại thì quan hệ giữa con người với con người rất quan trọng đó là cách đối nhân xử thế, cách ứng xử thái độ ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống con người. Cách ứng xử trong cuộc sống, trong xã hội cần phải dựa trên một chuẩn mực đó được gọi là những chuẩn mực nằm trong giới hạn mà xã hội cho phép, chúng ta nên rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn vui vẻ cởi mở với mọi người để cảm nhận những giá trị mà cuộc sống này mang lại.

Lòng tự trọng được xem là giá trị phẩm chất của bản thân mỗi người, chính là thước đo cho danh dự và phẩm chất của mỗi người trong cuộc sống hiện đại. Nhiều người cũng có các quan điểm sai lầm về lòng tự trọng, ai cũng nên hiểu tự trọng đó là danh dự của bản thân. Không nên xem mình là trung tâm và cao nhất, một khi mà lòng tự trọng đặt lên quá cao đôi khi giết chết đi những lòng nhân hậu, sự cảm thông đối với người khác trong xã hội. Một khi đã hiểu rõ về lòng tự trọng và thái độ đúng đắn để bạn sẽ biết cách ứng xử và sự đối nhân xử thế với người khác sao cho hợp tình hợp lý đó chính là điều rất quan trọng mà bạn nên biết.

Để phát huy lòng tự trọng của mỗi người chúng ta cần phải rèn luyện thêm từ bản thân và phải có tinh thần phê bình và tự phê để cuộc đời thêm nhiều nhiều ý nghĩa và tốt đẹp. Những người có lòng tự trọng trong cuộc sống sẽ luôn biết cách ứng xử thông minh với người khác và giữ được giá trị của chính bản thân đồng thời giúp người khác nhận ra được lòng tự trọng của chính bản thân mình.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 13

Người ta thường nói, đối với mỗi người bản thân mình là quan trọng nhất. Nhưng để hiểu về bản thân một cách rõ ràng, cụ thể và đặc biệt biết cách khẳng định giá trị bản thân trong cuộc sống thì đó lại là vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ. Những người làm được điều đó là những người nhận thức rất rõ “lòng tự trọng”.

Theo từ điển Tiếng Việt, “tự trọng” là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, là ý thức coi trọng giá trị bản thân. Người có lòng “tự trọng” là người luôn biết bản thân mình là ai, mình sinh ra trên cuộc đời này để làm gì?. Điều đó được biểu hiện ở chỗ, bạn biết bản thân mình có những điểm mạnh, điểm yếu nào từ đó bạn biết cách phát huy điểm mạnh và luôn cố gắng tìm cách khắc phục điểm yếu. Đối với lứa tuổi học sinh ở lứa tuổi từ 16 – 18, tâm lý luôn muốn được làm người lớn, muốn khẳng định bản thân mình thì việc tu dưỡng lòng “tự trọng” là vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó, trước hết bạn cần cố gắng giữ gìn các phẩm chất đạo đức, luôn tôn trọng thầy cô và giữ mối quan hệ hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt, bạn luôn phải trung thực với chính bản thân mình và những người xung quanh. Tuyệt đối không được quay cóp, gian lận trong khi làm bài kiểm tra, bởi nếu bị thầy cô phát hiện bạn đã tự mình đánh mất đi lòng tự trọng của chính mình.

Trong học tập, bạn cần nỗ lực cố gắng tìm tòi, học hỏi để bổ sung và hoàn thiện kiến thức, hơn nữa bạn cần đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó, dù khó khăn cũng không được nản chí. Đó chính là cách bạn khẳng định bản thân. Trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè, bạn cần giữ thái độ lễ phép và từ tốn. Dù người khác có nói sai thì bạn cũng không được cắt ngang lời hoặc có những lời lẽ xúc phạm, nếu bạn nghĩ mình làm điều đó để thể hiện cái tôi của mình thì bạn đã sai rồi, ngược lại những người xung quanh bạn sẽ nghĩ bạn thiếu tôn trọng họ và bạn sẽ làm mất hình ảnh của chính mình.

Người có lòng tự trọng luôn biết cách nhận lỗi và tìm cách sửa chữa sai lầm. Nếu bạn làm điều gì đó có lỗi với bố mẹ, bạn bè hoặc những người xung quanh, hãy nói lời xin lỗi họ và hứa lần sau sẽ không tái phạm. Đó cũng là cách bạn khẳng định giá trị bản thân. Nếu bạn né tránh hoặc đổ lỗi cho người khác, mọi người sẽ không coi trọng bạn bởi vì bạn dám làm nhưng không dám nhận, đó là hành vi hèn nhát. Bên cạnh việc cố gắng trong học tập, bạn cần biết cách hài hòa các mối quan hệ xung quanh bằng việc nói được, làm được và giúp đỡ người khác trong khả năng có thể bằng những hành động đơn giản như chào hỏi lễ phép, nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, nói lời xin lỗi khi làm người khác phải suy nghĩ. Bởi nếu bạn làm được điều đó, mọi người sẽ luôn nhìn nhận bạn là một người tốt, họ sẽ tôn trọng và quý mến bạn. Điều đó có nghĩa là bạn đã xây dựng được hình ảnh bản thân trong mắt của những người xung quanh.

Có như vậy bạn mới có khả năng đánh giá đúng đắn những hành động mà mình làm. Nghiêm khắc với chính bản thân mình là cách tốt nhất để rèn luyện. Có tôn trọng bản thân bạn mới tôn trọng người khác, ý thức được lòng tự trọng của bản thân, bạn mới biết cách để bảo vệ nó. Nhưng chỉ bảo vệ lòng tự trọng thôi thì chưa đủ, bạn cần phải làm cho nó ngày càng có giá trị hơn. Hãy rèn luyện sức khỏe, bản thân, học tập không ngừng, để giá trị con người ngày càng phát triển. Bổ sung kiến thức khoa học cũng như xã hội, giữ cho bản thân có một thái độ lạc quan và tích cực trong mọi tình huống, hòa nhã và tôn trọng người đối diện. Biết nhận lỗi và sửa sai lỗi lầm. Đừng để cái tôi cá nhân quá lớn lấn át lòng tự trọng. Làm sai mà không nhận ra còn khăng khăng cho là mình đúng thì quả là không tốt chút nào. Tâm lí ấy bạn có thì hãy nên gạt bỏ ngay từ bây giờ. Thái độ tích cực sẽ đem tới cho bạn nhiều niềm vui hơn là cố chấp bảo vệ bản thân trong tình huống không phù hợp. Cái cách mà bạn nhận lỗi và xin lỗi cũng là cách để khẳng định giá trị bản thân mình. Xin lỗi không có nghĩa là lòng tự trọng của bạn sẽ bị mất đi. Bạn đừng hiểu lầm nói lời xin lỗi là khuất phục trước người khác mà không thể bảo vệ được quan điểm cá nhân. Đó là sai lầm. Lời xin lỗi lúc cần không những là sự tôn trọng của bạn đối với người khác mà còn thể hiện bản thân là người có học thức, có nhân cách. Như tôi đã nói ở trên chỉ vài hành động nhỏ cũng đủ để bạn đánh mất lòng tự trọng của bản thân mình. Hãy cư xử một cách văn minh, lịch sự, hòa nhã và tôn trọng người khác. Cuộc sống là cho đi rồi lại nhận về. Bạn đối xử với họ ra sao họ cũng sẽ đối xử với bạn như vậy. Bạn tôn trọng họ, họ tôn trọng bạn, bạn hòa nhã với họ họ cũng sẽ như vậy. Có như vậy bạn sẽ được mọi người yêu mến. Xây dựng được hình tượng tốt trong mắt mọi người không hề dễ dàng. Nhưng làm được điều đó không phải là không thể. Bạn tự làm đẹp cho tâm hồn mình thì bạn sẽ nhân được những điều tốt đẹp ấy mà thôi. Nhân đây tôi cũng kể cho bạn nghe một câu chuyện sâu sắc. Một cậu bé bán vé số trên đường. Đi qua một quán nước mời mua mà không ai chịu. Đi được một quãng, hai chàng thanh niên uống nước ở vỉa hè ném vỏ lon ra lòng đường. Cậu bé nhặt lên mà ai cũng nghĩ cậu lượm về đem bán. Nhưng không, cậu mang chúng vào thùng rác trước ánh mắt ngỡ ngàng của mọi người. Thấy thế một anh gọi cậu đến hỏi: "Tại sao em không đem về bán". Cậu trả lời: "Cô giáo em dạy không được xả rác bừa bãi" - "Em còn đi học hả?" - "Dạ không em nghỉ rồi ạ". "Lại đây anh mua vé số cho". "Sao vừa nãy em mời anh không mua". "Bây giờ anh tội nghiệp em". "Em không bán cho anh đâu, em không cần anh tội nghiệp". Lòng tự trọng của cậu bé thật khiến anh thanh niên phải suy ngẫm. Một bài học quí giá về cách cư xử giữa con người với nhau. Lòng tự trọng của cậu bé bán vé số thực sự khiến tôi nhận ra được nhiều điều.

Lòng tự trọng là thứ cơ bản và cần thiết đối với mỗi con người. Có lòng tự trọng, bạn mới có được sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình. Không ai muốn mình bị người khác coi thường. Nhưng người khác chỉ coi thường bạn khi bạn để họ có được cơ hội ấy. Bạn phải là người đầu tiên tôn trọng giá trị bản thân mình. Ai ai cũng đều không hoàn hảo nhưng họ vẫn có những thứ để tự hào về con người của mình. Chính lòng tự trọng đã giúp họ có được những điều ấy.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 14

Con người sinh ra và lớn lên cùng những cảm xúc khác nhau, vui có, buồn có, hạnh phúc có, đau khổ có. Và tất cả những dòng cảm xúc đó tạo nên những đức tính riêng biệt cho mỗi người, nhưng chung quy lại ở trong bất kì ai cũng tồn tại một thứ cảm xúc khó diễn tả vô cùng đó là lòng tự trọng, nhưng thế nào là lòng tự trọng, lòng tự trọng có quan hệ như thế nào với cách ứng xử thì không phải ai cũng có thể trả lời chính xác được.

Trước tiên xét về lòng tự trọng ta có thể hiểu lòng tự trọng là một trong những đức tính tốt đẹp của con người, đó là đức tính luôn giữ gìn phẩm chất, nhân cách của mỗi người, hành động, lời nói cư xử đúng mực với những người xung quanh trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Người có lòng tự trọng là người biết, hiểu rõ những việc mình đang làm, biết rõ giá trị của bản thân, dùng kiến thức kĩ năng để bảo vệ những thứ tốt đẹp, tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác theo cách riêng của mình.

Trong ứng xử với người đối diện lòng tự trọng chính là bàn đạp thúc đẩy câu chuyện, mối quan hệ giữa con người với con người, giúp con người đối xử với nhau có chừng mực, có sự tôn trọng lẫn nhau. Bên cạnh đó lòng tự trọng còn mang đến nhiều yếu tố tích cực trong cuộc sống đặc biệt là xây dựng nhân cách cá nhân, người có lòng tự trọng sẽ sống sao cho phù hợp với những chuẩn mực mà xã hội đề ra, sống một cuộc sống thoải mái, biết chấp nhận khó khăn, thất bại, thử thách, hơn nữa những người có lòng tự trọng luôn luôn thành công trong cuộc sống, sống cuộc sống thoải mái ít suy nghĩ lo âu.

Tuy nhiên cần phải nhìn nhận rõ lòng tự trọng khác với tính sĩ diện và tính bảo thủ, người có lòng tự trọng là người có quan điểm, cách ứng xử đúng đắn, dùng lí lẽ dẫn chứng để bảo vệ quan điểm của mình, còn những người mang trong mình tính sĩ diện hay sự bảo thủ thì ngược lại hoàn toàn, những người đó luôn đặt bản thân lên hàng đầu theo một cách tiêu cực, coi thường, thiếu tôn trọng đối với người khác.

Lòng tự trọng đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống, vậy lòng tự trọng có mối quan hệ như thế nào đối với cách ứng xử? Trước tiên phải khẳng định lòng tự trọng và cách ứng xử có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau, thấy rõ nhất được mối quan hệ đó là ở trong cuộc sống, trong cuộc sống bạn cư xử, dùng lời nói hành động với người khác như thế nào thì người đó sẽ cư xử lại với bạn như thế, lòng tự trọng đem tới cho con người cách cư xử đúng mực, xây dựng hình ảnh đẹp, nhã nhặn trong mắt người khác từ đó sẽ tạo nên các mối quan hệ bền vững.

Và lòng tự trọng đặc biệt quý giá trong xã hội ngày nay khi mà xã hội tồn tại phát triển dựa trên các mối quan hệ, chúng ta không thể sống cô lập trong một xã hội như thế. Khi có lòng tự trọng lời nói của bạn sẽ được lí trí điểu khiển sao cho đúng mực, tránh những hành động vô nghĩa, đi ngược với những hành vi đạo đức và lương tâm con người. Cuối cùng mỗi người cần phải biết tự trọng đó là điều cần thiết nhất trong cách ứng xử giữa người với người, có rất nhiều tấm gương to lớn về lòng tự trọng mà chúng ta có thể học tập, điển hình nhất đó là lòng tự trọng về chủ quyền, tự trọng về quyền tự do dân tộc trong suốt những năm tháng trong lịch sử của cha ông.

Lòng tự trọng là đức tính tốt đẹp mà con người cần phát huy, tôi luyện để có được, đặc biệt lòng tự trọng và cách ứng xử luôn đi đôi với nhau, ứng xử sao cho phù hợp với lòng tự trọng hay xây dựng lòng tự trọng như thế nào để có cách ứng xử đúng mực là vô cùng quý giá trong thời đại ngày nay.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 15

Trong cuộc sống xã hội ngày nay với bao bộn bề, xô bồ và những toan tính, lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt giúp chúng ta sống thanh bạch, không trái với lương tâm của mình. Và cũng có thể nói lòng tự trọng là một trong những phẩm chất đạo đức cao quý của mỗi con người mà bất cứ ai cũng cần phải có. Vậy lòng tự trọng có giá trị tinh thần như thế nào trong xã hội của chúng ta?

Vậy lòng tự trọng có nghĩa là gì? Lòng tự trọng chính là chúng ta biết coi trọng, gìn giữ phẩm cách, danh dự của mình. Tại sao chúng ta phải có lòng tự trọng? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao đẹp của con người mà ai ai cũng cần phải có. Cuộc sống của chúng ta trong một xã hội đầy bộn bề hiện giờ có rất nhiều cạm bẫy đang chờ đón chúng ta ở phía trước. Quan trọng là chúng ta có đủ bình tĩnh, sự sáng suốt để vượt qua những cạm bẫy đó hay không, để không bị lôi kéo theo những cái xấu. Có đức tính “tự trọng” chúng ta có thể thanh tẩy tâm hồn mình, khiến cho lòng ta thêm bình yên, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Lòng tự trọng còn được thể hiện qua các sự việc như không gian lận trong thi cử, kiểm tra để lấy những con điểm ảo làm bài bằng chính khả năng vốn có của mình, không tham của rơi phải biết trả lại của rơi cho người bị mất, “nghèo cho sạch rách cho thơm” như ông bà ta vẫn thường dạy mặc dù có thể lúc nào đó hoàn cảnh của chúng ta rất nghèo khó, cực khổ. Và thêm một sự việc cũng thể hiện được lòng tự trọng của mình đó là khi chúng ta mắc phải những lỗi lầm, lỗi sai thì bản thân phải mạnh dạn nhận lỗi, phải biết xấu hổ và sửa sai lỗi lầm ấy.

Nhưng nếu chúng ta có lòng tự trọng quá cao dễ khiến cho người khác hiểu lầm. Bản thân ta cũng từ đó mà sinh ra tự ái, biểu hiện cao hơn nữa đó là tính tự cao, tự đại xem ai không ra gì. Ngoài ra, cũng có những con người có lòng tự trọng quá thấp thì dễ sa ngã vào con đường phạm pháp, đánh mất bản thân, không có khả năng phân biệt đâu là đúng đâu là sai.

Nói tóm lại, lòng tự trọng là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người mà ai ai cũng nên trang bị cho riêng mình. Riêng em sẽ luôn trau dồi, rèn luyện nhân cách, phẩm giá của mình để từ đó đạt đến sự hoàn thiện bản thân.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 16

Nhân cách của một con người luôn là điểm nhấn tạo ấn tượng mạnh đối với những người xung quanh và khiến bản thân bạn tự tin hơn. Lòng tự trọng là một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng hình tượng hoàn thiện hơn trong mắt mọi người.

Vậy lòng tự trọng là gì? Lòng tự trọng chính là tự ý thức được suy nghĩ, hành động của bản thân mình có phù hợp với xã hội, với thước đo nhân cách hay không. Tự trọng chính là xuất phát từ tâm, từ chính bản thân mình khi nhìn nhận và đánh giá những việc xung quanh. Tự trọng còn là việc tự biết được giá trị của bản thân mình, biết nhận sai, sửa sai, không làm những việc xấu hổ với lương tâm. Những người có lòng tự trọng thường có tư thế rất hiên ngang, sống ngẩng cao đầu, không sợ cái xấu, cái ác.

Mỗi chúng ta tồn tại trong xã hội này đều cần phải có lòng tự trọng để đối nhân xử thế, để hiểu mình, hiểu người, để biết được những việc mình đang làm có trái với lương tâm hay không. Ai sinh ra cũng đều có những khuyết điểm cần phải hoàn thiện và khắc phục từng ngày, nếu chúng ta ý thực được điều này mà cố gắng hoàn thiện bản thân mình thì chắc chắn sẽ trở thành người tốt. Lòng tự trọng sẽ là một trong những kim chỉ nam giúp cho bạn có thể xác định được hướng đi rõ ràng, cụ thể hơn.

Trong cuộc sống, lòng tự trọng của mỗi người luôn được biểu hiện hằng ngày, khi chúng ta giao tiếp với nhau hay khi chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Lòng tự trọng khi đến trường chính là việc không học bài cũ, cũng không được giở tài liệu để chép vào bài kiểm tra, không được nhìn bài của bạn. Mặc dù hành động này rất nhỏ nhưng nó góp phần hình thành nên tính cách và nhân phẩm của chính cậu học sinh đó về sau. Cậu sẽ ý thức được rằng nếu không phải do chính mình làm ra thì sẽ không phải của mình, không được cướp giật, không được xin xỏ. Như thế là không có lòng tự trọng.

Cha ông ta vẫn có câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” muốn nhắn nhủ đến mọi người rằng dù có nghèo khó, đói rách đến cỡ nào thì cũng phải cho sạch, cho thơm. Như thế thì mới không bị mọi cười chê, ít nhất thì vẫn giữ được lòng tự trọng trong sáng dù vật chất thiếu thốn. Cuộc sống này vẫn luôn có những người nghèo khổ, nhưng họ quyết không làm những việc xấu xa như cướp giật, trộm cắp… Họ tự vượt lên chính mình, vượt lên số phận bằng sức lực ít ỏi của mình, làm ra đồng tiền có giá trị. Đây mới là điều đáng quý. Thực ra tự trọng không ở đâu xa, tự trọng vẫn luôn ở trong mỗi chúng ta, chỉ là bản thân mình có để nó được phát huy hay không thôi.

Sống tự trọng, mỗi người sẽ thấy mình cảm nhận cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn. Bản thân mình sẽ làm những việc tốt cho xã hội, cho những người xung quanh.

Có rất nhiều người thành đạt, nhưng họ không bao giờ kiêu ngạo hay khoe khoang. Họ sống là chính mình, sống không hổ thẹn. Họ thành công nhưng chưa bao giờ bị thành công và hào quang vùi lấp. Họ yêu quý và giúp đỡ những người xung quanh. Vì họ ý thức được rằng cái gì cũng có giá của nó. Lòng tự trọng sẽ gắn kết trái tim mỗi người lại với nhau.

Tuy nhiên trong xã hội tồn tại không ít người đánh mất lòng tự trọng, làm những việc trái với đạo đức, với lương tâm. Rất nhiều học sinh bây giờ xúc phạm thầy cô giáo, không coi thầy cô ra gì. Bỏ ngoài tai những lời giảng, lời khuyên chân thành. Vì họ đã đánh mất lòng tự trọng nên họ mới ứng xử thiếu chừng mực như vậy.

Thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước cần ý thức được lòng tự trọng của mình và cố gắng giữ gìn, phát huy nó để hoàn thiện bản thân và trở thành người công dân có ích cho xã hội.

Lòng tự trọng luôn chưa bao giờ là thừa, bởi vậy chúng ta sống thật, sống có giá trị là điều cần thiết nhất.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 17

Giá trị của con người không phải là được thể hiện ở ngoại hình, hay không chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội. Mà nó được thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của con người. Người có lòng tự trọng biết được giá trị của bản thân mình. Bàn về lòng tự trọng có rất nhiều điều để nói đến.

Trước hết là khái niệm lòng tự trọng. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người. Đừng quy lòng tự trọng với tâm lý sĩ diện là một. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và thể hiện những thái độ hoàn toàn khác nhau. Tâm lý sĩ diện thể hiện một thái độ tiêu cực còn lòng tự trọng thì ngược lại. Nó đem đến những tích cực nhất định. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mói quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn. Bạn không thể sống trong sự cô lập với xã hội vì thế không có các mối quan hệ, bạn sẽ không thể tồn tại được. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ lâu dài. Không chỉ thế, lòng tự trọng còn là nội tâm, là lý trí để ngăn cản bạn làm những điều xấu, những hành vi đi ngược với đạo đức và lương tâm con người. Bởi có lòng tự trọng, bạn sẽ tìm cách để bảo vệ nó. Để bảo vệ nó bạn sẽ không để mình hành động theo bản năng mà luôn suy xét lợi, hại cũng như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ sẽ là một cách tốt để bạn giảm đi những sai lầm không đáng có.

Bảo vệ lòng tự trọng thì khó chứ đánh mất nó thì dễ dàng. Chỉ cần một hành động thiếu suy nghĩ cũng khiến bạn đánh mất lòng tự trọng bấy lâu nay mà mình gìn giữ. Chẳng hạn đi gây hấn, đánh cãi chửi nhau nơi công cộng cũng quá đủ để đánh mất lòng tự trọng của bản thân mình. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ tới nhân vật thị trong “Vợ nhặt” của Kim Lân. Cái đói đã đẩy Thị đến bước đường đánh mất lòng tự trọng. Thị gạ ăn với anh Tràng rồi chỉ tin những câu nói bông đùa theo không Tràng về làm vợ. Lòng tự trọng của Thị đã bị mất hoàn toàn chỉ trong vài phút ngắn ngủi. Nhưng không thể trách Thị. Thị chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ.

Để bảo vệ được lòng tự trọng cũng như nhận thức rõ giá trị của bản thân, bạn không làm gì khác ngoài rèn luyện để giữ gìn và phát triển nhân cách trong sạch, đúng mực. Bạn phải học tập hàng ngày để hình thành nhân sinh quan đúng đắn cho bản thân mình. Có như vậy bạn mới có khả năng đánh giá đúng đắn những hành động mà mình làm. Nghiêm khắc với chính bản thân mình là cách tốt nhất để rèn luyện. Có tôn trọng bản thân bạn mới tôn trọng người khác, ý thức được lòng tự trọng của bản thân, bạn mới biết cách để bảo vệ nó. Nhưng chỉ bảo vệ lòng tự trọng thôi thì chưa đủ, bạn cần phải làm cho nó ngày càng có giá trị hơn. Hãy rèn luyện sức khỏe, bản thân, học tập không ngừng, để giá trị con người ngày càng phát triển. Bổ sung kiến thức khoa học cũng như xã hội, giữ cho bản thân có một thái độ lạc quan và tích cực trong mọi tình huống, hòa nhã và tôn trọng người đối diện.

Biết nhận lỗi và sửa sai lỗi lầm. Đừng để cái tôi cá nhân quá lớn lấn át lòng tự trọng. Làm sai mà không nhận ra còn khăng khăng cho là mình đúng thì quả là không tốt chút nào. Tâm lí ấy bạn có thì hãy nên gạt bỏ ngay từ bây giờ. Thái độ tích cực sẽ đem tới cho bạn nhiều niềm vui hơn là cố chấp bảo vệ bản thân trong tình huống không phù hợp. Cái cách mà bạn nhận lỗi và xin lỗi cũng là cách để khẳng định giá trị bản thân mình. Xin lỗi không có nghĩa là lòng tự trọng của bạn sẽ bị mất đi. Bạn đừng hiểu lầm nói lời xin lỗi là khuất phục trước người khác mà không thể bảo vệ được quan điểm cá nhân. Đó là sai lầm. Lời xin lỗi lúc cần không những là sự tôn trọng của bạn đối với người khác mà còn thể hiện bản thân là người có học thức, có nhân cách.

Như tôi đã nói ở trên chỉ vài hành động nhỏ cũng đủ để bạn đánh mất lòng tự trọng của bản thân mình. Hãy cư xử một cách văn minh, lịch sự, hòa nhã và tôn trọng người khác. Cuộc sống là cho đi rồi lại nhận về. Bạn đối xử với họ ra sao họ cũng sẽ đối xử với bạn như vậy. Bạn tôn trọng họ, họ tôn trọng bạn, bạn hòa nhã với họ họ cũng sẽ như vậy. Có như vậy bạn sẽ được mọi người yêu mến. Xây dựng được hình tượng tốt trong mắt mọi người không hề dễ dàng. Nhưng làm được điều đó không phải là không thể. Bạn tự làm đẹp cho tâm hồn mình thì bạn sẽ nhân được những điều tốt đẹp ấy mà thôi. Nhân đây tôi cũng kể cho bạn nghe một câu chuyện sâu sắc. Một cậu bé bán vé số trên đường. Đi qua một quán nước mời mua mà không ai chịu. Đi được một quãng, hai chàng thanh niên uống nước ở vỉa hè ném vỏ lon ra lòng đường. Cậu bé nhặt lên mà ai cũng nghĩ cậu lượm về đem bán. Nhưng không, cậu mang chúng vào thùng rác trước ánh mắt ngỡ ngàng của mọi người. Thấy thế một anh gọi cậu đến hỏi: “Tại sao em không đem về bán”. Cậu trả lời: “Cô giáo em dạy không được xả rác bừa bãi” – “Em còn đi học hả?” – “Dạ không em nghỉ rồi ạ”. “Lại đây anh mua vé số cho”. “Sao vừa nãy em mời anh không mua”. “Bây giờ anh tội nghiệp em”. “Em không bán cho anh đâu, em không cần anh tội nghiệp”. Lòng tự trọng của cậu bé thật khiến anh thanh niên phải suy ngẫm. Một bài học quí giá về cách cư xử giữa con người với nhau. Lòng tự trọng của cậu bé bán vé số thực sự khiến tôi nhận ra được nhiều điều.

Lòng tự trọng là thứ cơ bản và cần thiết đối với mỗi con người. Có lòng tự trọng, bạn mới có được sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình. Không ai muốn mình bị người khác coi thường. Nhưng người khác chỉ coi thường bạn khi bạn để họ có được cơ hội ấy. Bạn phải là người đầu tiên tôn trọng giá trị bản thân mình. Ai ai cũng đều không hoàn hảo nhưng họ vẫn có những thứ để tự hào về con người của mình. Chính lòng tự trọng đã giúp họ có được những điều ấy.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 18

Thomas Szass đã từng nói rằng: “Người sáng suốt coi lòng tự trọng là không thể thương lượng, và sẽ không đổi nó lấy sức khỏe, sự giàu sang, hay bất cứ thứ gì khác”. Quả thực đúng như vậy, lòng tự trọng đối với con người còn quan trọng hơn cả ngọc quý. Ở bất cứ thời điểm nào con người cũng cần nâng niu, trân trọng lòng tự trọng của bản thân, không vì chút lợi ích mà đánh mất phẩm giá của chính mình.

Lòng tự trọng tức là sự coi trọng, giữ gìn nhân cách, danh dự của bản thân. Lòng tự trọng là lòng yêu quý những giá trị bản thân, không vì những tác động xung quanh mà đánh mất phẩm giá của chính mình. Lòng tự trọng đối với mỗi con người là hết sức quan trọng.

Người có lòng tự trọng là những người luôn sống trung thực. Sự trung thực được biểu hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau, đối với học sinh là tự học, tự làm bài, không quay cóp, xem bài của những bạn xung quanh. Trong công việc đó là sự nỗ lực cố gắng làm việc của mình, không đổ thừa cho người khác, không tranh giành những thứ không phải của mình. Người có lòng tự trọng là luôn biết ngồi đúng chỗ, luôn ý thức được giá trị của bản thân.

Không chỉ vậy, người có lòng tự trọng là người dám nhận lỗi sai khi mình mắc sai phạm và biết khắc phục những khuyết điểm sai lầm ấy. Họ là những người sống có trách nhiệm, bản lĩnh tự tin, không đổ thừa cho hoàn cảnh, sẵn sàng nhận trách nhiệm về bản thân để thay đổi nó theo chiều hướng tích cực.

Người có lòng tự trọng còn là người luôn biết giữ lời hứa, không sai hẹn. Đối với họ một lời nói ra “tứ mã nan truy”, lời nói có trọng lượng và có ý nghĩa. Họ đồng thời cũng là những người hết sức tự giác, tự giác học tập, tự giác hoàn thành công việc của bản thân mà không cần ai nhắc nhở.

Những người có lòng tự trọng sẽ luôn được mọi người yêu quý, kính trọng. Không chỉ vậy bản thân họ còn cảm thấy được sống cuộc sống thanh thản, hạnh phúc. Lòng tự trọng luôn đi liền với sự tự giác, nỗ lực, bởi vậy đó cũng là nhân tố thúc dẩu sự thành công với con người. Không chỉ vậy, lòng tự trọng còn là nhân tố làm nên giá trị của mỗi con người, là nền tảng của mọi suy nghĩ hành động.

Người có lòng tự trọng sẽ luôn có suy nghĩ đúng đắn, điều đó dẫn đến những hành động tích cực. Lòng tự trọng là điều cần thiết đối với tất cả mọi người, bởi chỉ khi chúng ta biết tôn trọng chính mình thì khi ấy ta mới biết tôn trọng người khác. Lòng tự trọng còn giúp ta sống đúng lương tâm, trách nhiệm, không làm những việc sai trái, vi phạm đạo đức, pháp luật,…

Lòng tự trọng giúp ta nhận ra phần hạn chế của chính mình, để không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên, giúp bản thân hoàn thiện hơn. Đối với xã hội, nếu tất cả mọi người đều sống trong sạch liêm khiết, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, tạo điều kiện cho đất nước phát triển.

Thực tế đã chứng minh rằng, những con người có lòng tự trong thường đạt được thành công lớn và luôn được mọi người nể phục, kính trọng. Người Nhật Bản nổi tiếng là những người có lòng tự trọng và kỉ luật cao, điều đó đã khiến họ trở thành một quốc gia hùng mạnh như ngày hôm nay. Kĩ sư Nhật Bản Kishi Ryoichi trong quá trình xây dựng một cây cầu ở Thổ Nhĩ Kì đã bị đứt cáp. Ông đau đớn và suy sụp nặng nề, không lâu sau ông tự sát và viết thư để lại nhận trách nhiệm về mình. Có lẽ ông không phải là người chịu trách nhiệm hoàn toàn cho sự cố đó, nhưng với lòng tự trọng sâu sắc ông không thể tiếp tục sống mà lựa chọn cái chết. Cái chết của ông đã gây tiếc thương trong lòng nhiều người và người ta cũng càng kính nể hơn nữa lòng tự trọng của ông và của đất nước Nhật Bản.

Bên cạnh những người có lòng tự trọng lại có những kẻ không hề có lòng tự trọng. Họ tranh giành với người khác, sẵn sàng làm những việc xấu mà không hề ăn năn, hối lỗi. Đó quả là những hành vi cần phải lên án mạnh mẽ. Đồng thời ta cũng cần phải phân biệt lòng tự trọng với sự tự cao, luôn cho mình là quan trọng nhất, là đúng, không coi trọng ý kiến của người khác; phân biệt với tự ti luôn rụt rè, sợ hãi không dám bày tỏ những quan điểm cá nhân.

Vậy làm thế nào để chúng ta có được lòng tự trọng? Mỗi người cần sống ngay thẳng, trung thực, không gian dối. Luôn hoàn thành những nhiệm vụ được giao, mà không cần đến sự nhắc nhở bảo ban. Trung thực từ những điều nhỏ bé nhất, khi ấy ta mới có thể có lòng tự trọng thực thụ.

Lòng tự trọng là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi chúng ta cần có, nó là thước đo, là tiêu chí làm nên giá trị bản thân con người. Lòng tự trọng giúp ta hướng đến những chuẩn mực, quy tắc chung của xã hội, làm việc tốt, nói điều hay, suy nghĩ lành mạnh, tích cực. Hãy bồi đắp lòng tự trọng từ những điều nhỏ nhất để hoàn thiện nhân cách của chính mình.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 19

Con người luôn được nhìn nhận và đánh giá ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ vẻ bề ngoài, đến học thức địa vị, cách cư xử trong giao tiếp. Nhưng giá trị của con người thực sự xuất phát từ những giá trị tốt đẹp tiềm ẩn bên trong tâm hồn và một trong những giá trị ấy là lòng tự trọng. Người ý thức được ý nghĩa và giá trị của lòng tự trọng cũng chính là người định đoạt được giá trị của bản thân mình, từ đó luôn cố gắng giữ gìn và hoàn thiện, ngày một nâng cao phẩm giá của mình.

Tự trọng vốn là một từ Hán Việt, dịch nghĩa là tự biết để ý, giữ gìn, đặt nặng những vấn đề của bản thân. Suy rộng ra tự trọng có nghĩa là luôn tự biết chú ý, giữ gìn những phẩm giá tốt đẹp của bản thân, luôn coi trọng bảo nhân cách của mình, không cho phép bản thân sống lệch lạc, hoặc tác động của môi trường làm ảnh hưởng đến chúng, dù có là ở trong hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo nhất.

Người có lòng tự trọng là người trước hết có tư cách đạo đức, nhân phẩm cao đẹp, sống nhân hậu, vì người cũng là vì mình, tôn trọng bản thân cũng đồng thời tôn trọng mọi người xung quanh, không tùy tiện đánh giá, hay đối xử bất công với người khác bởi tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng bản thân mình. Người có lòng tự trọng là người rộng lượng, không hay tính toán thiệt hơn, sẽ không vì cái lợi nhỏ mà bị cám dỗ, ảnh hưởng đến nhân phẩm danh dự, để bị chê cười.

Ở một khía cạnh nào đó, trong quá khứ, người ta thường quy cho tự trọng chính là lối sống thanh cao, thoát tục không vướng vào những chuyện thị phi, đó là điều không sai, nhưng cho đến nay thế giới có nhiều biến đổi, người có lòng tự trọng không còn là việc sống tách biệt với thế giới để bảo vệ cái tôi cá nhân nữa mà là sống hòa nhập, chan hòa nhưng vẫn bảo vệ được phẩm giá và danh dự của mình, được người người yêu quý kính trọng.

Tự trọng biểu hiện ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống của mỗi con người. Đầu tiên, tự trọng thể hiện ở việc sống trung thực với bản thân, gia đình và xã hội, luôn nỗ lực làm hết mình trong công việc, không gian dối, sống ngay thẳng, luôn cố gắng khẳng định tài năng và nhiệt huyết của mình.

Không làm những việc khuất tất, không rõ ràng minh bạch để người khác hiểu lầm, luôn chí công vô tư, tấm lòng trong sáng, đối xử chân thành với mọi người, không dựng chuyện đặt điều về người khác, không tham gia bình luận hay phán xét một cách chủ quan. Thấy cái sai phải lên tiếng chỉ ra một cách khéo léo, tuyệt đối đừng quá gay gắt khiến đối phương mất mặt, cần đặt cả lòng tự trọng của đối phương lên để cân nhắc trước khi hành động.

Khi chúng ta vô tình mắc lỗi, không nên trốn tránh vì không dễ gì trốn được, bởi ai cũng có đôi mắt đủ tinh tường để nhận ra, đôi khi họ im lặng không có nghĩa là họ không biết mà chỉ đơn giản là họ chờ ta tự nói ra mà thôi. Khi chúng ta thẳng thắn nhận lỗi và chấp nhận sửa sai với một thái độ nhiệt tâm, chân thành, thì hơn tất cả chúng ta vừa bảo vệ được phẩm giá của bản thân, vừa khiến người khác có cái nhìn thiện cảm hơn, lỗi lầm của chúng ta vì thế mà cũng dễ dàng được bỏ qua.

Tự trọng còn thể hiện ở nếp sống và sinh hoạt cá nhân, một người có lòng tự trọng sẽ biết sắp xếp cuộc sống của mình thật gọn gàng ngăn nắp, biết lên kế hoạch, biết quý trọng thời gian và sức khỏe của bản thân. Có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích của tập thể dù đôi khi phải hy sinh lợi ích cá nhân.

Lòng tự trọng không chỉ đơn giản là việc giữ gìn nhân cách và phẩm giá của bản thân mà còn thể hiện ở lòng tự tôn dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn. Luôn tỉnh táo và đấu tranh chống lại mọi hành vi làm ảnh hưởng đến đất nước, luôn tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Có tinh thần học hỏi, tiếp thu những cái mới, tốt đẹp của nhân loại nhưng không được có tư tưởng sính ngoại, Tây hóa, bỏ rơi nền văn hóa 4000 năm của dân tộc, mà thay vào đó phải cố sức phát triển, trên tất cả hãy nhớ chúng ta là con dân Việt Nam là dòng giống Lạc Hồng.

Lòng tự trọng có thể xem là một trong những tiêu chí đánh giá phẩm cách của con người, người có lòng tự trọng thường là người có một tâm hồn đẹp, được tiếp thu một sự giáo dục rất tốt từ gia đình, nhà trường và xã hội. Người có lòng tự trọng luôn có một lối sống cao đẹp khiến người khác phải nể phục và kính trọng, không dám tùy tiện mà nhận xét đánh giá.

Lòng tự trọng giúp con người ta hoạch định bản thân tốt hơn, biết việc nên và không nên làm, bởi vậy, cuộc sống và công việc của họ cũng trở nên dễ dàng và suôn sẻ hơn hẳn. Còn ngược lại người không có lòng tự trọng, không biết giữ gìn phẩm giá, chỉ biết ghen ăn tức ở, ích kỷ, xấu xa, nhỏ nhen chính là tự hạ thấp bản thân mình, đa phần xã hội chẳng mấy ai ưa thích kiểu người như vậy.

Người không biết tôn trọng chính bản thân và tôn trọng người khác thì rất khó nhận được sự ủng hộ, đồng tình, dễ bị đào thải trong môi trường công việc, học tập và trong bất kỳ một tập thể nào khác.

Nếu trong một xã hội, mọi người đều ý thức được giá trị của lòng tự trọng, thì có một điều tất yếu rằng xã hội chắc chắn sẽ trở nên văn minh hơn hẳn, đẹp đẽ hơn nhờ lối sống và cách cư xử có văn hóa mà mỗi người dành cho nhau. Bớt đi được những ganh đua ích kỷ làm trì trệ sự phát triển, bớt đi được những tệ nạn làm xã hội rối ren, phức tạp.

Một điều quan trọng chúng ta cần nhớ, chớ có lầm tưởng hai khái niệm tự trọng và tự ái, tự cao, tự đại là một, bởi so với tự trọng là tôn trọng giữ gìn phẩm giá, nâng cao giá trị bản thân thì tự ái lại là lòng nhỏ nhen, ích kỷ, thậm chí là yếu đuối, luôn muốn khư khư bảo vệ lấy cái tôi cá nhân, không muốn hi sinh lợi ích cá nhân. Dễ dàng bị tác động bởi những tác nhân bên ngoài, dù đó là đúng hay sai, biểu hiện rõ nhất đó là việc người hay tự ái thì không bao giờ chấp nhận và sửa chữa sai lầm của mình, thay vào đó họ sẽ trưng ra bộ mặt giận dỗi, yếu đuối để người khác phải thương cảm, e dè. Đây rõ ràng không phải là biểu hiện của lòng tự trọng.

Lòng tự trọng là một trong những nhân tố quan trọng nhất làm nên giá trị của mỗi con người, hướng con người đi theo những suy nghĩ và hành động tích cực để bảo vệ, nâng cao phẩm giá của bản thân, làm đẹp cho chính tâm hồn của mình đồng thời cũng là làm đẹp cho xã hội, góp phần phát triển xã hội ngày một văn minh giàu mạnh hơn. Con người cần mỗi ngày tự rèn luyện cho bản thân tính tự trọng từ những điều vụn vặt nhất trong cuộc sống, làm sao cho dẫu là một mẩu rác chúng ta bỏ đi cũng vẫn lưu lại hương thơm từ đức tính tốt đẹp tỏa ra trong chính bàn tay của chúng ta.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 20

Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Người có lòng tự trọng luôn biết tôn trọng bản thân và người khác, tích cực xây dựng những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, quyết liệt chống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ công bằng và lẽ phải. Người có lòng tự trọng luôn hết lòng vì công việc, tôn trọng giờ giấc, trung thực với mọi người, đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu, hướng kết quả cao nhất trong công việc. Họ cũng sẵn sàng dám nhận ra lỗi sai của mình, sống trong sạch, thẳng thắng và có trách nhiệm cao trong công việc và trong ứng xử với mọi người. Ai cũng cần có lòng tự trọng. Chính lòng tự trọng tôn vinh vẻ đẹp nhân cách, khẳng định sức mạnh trí tuệ, cảm xúc và bản lĩnh hành động của con người. Cũng chính lòng tự trọng giúp ta phân biệt được giá trị của bản thân, nhận rõ thiện – ác và quan niệm về lí tưởng sống sâu sắc. Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội. Xã hội ngày càng văn mình và hiện đại thì lòng tự trọng của con người cũng phải càng lớn. Giá trị bản thân mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Dẫu có đói rách, miễn còn lòng tự trọng, chắc chắn một ngày nào đó, con người cũng vươn tới thành công.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 21

Nếu “Tự phụ” là một trong những thói xấu của người đời thì “Tự trọng” lại là một nét tính cách được coi là nền tảng để làm nên phẩm giá cao quý của một con người chân chính. Bởi ‘’tự trọng’’ là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã đặt danh dự lên hàng đầu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Tốt danh hơn lành áo”… Tính “tự trọng” không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình được giáo dục và tự tu dưỡng lâu dài của mỗi cá nhân. Khi một học sinh không thuộc bài nhưng dứt khoát không quay cóp của bạn bên cạnh, không giở sách để chép, đó là “tự trọng”. Có lỗi, biết nhận và biết sửa lỗi, đó là “tự trọng”. Việc gì làm được thì cố gắng làm, không phiền lụy đến người khác, đó là “tự trọng’’. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh, không bị khuất phục trước cường quyền, bạo lực; không bị mua chuộc bởi tiền tài, danh vọng, đó là “tự trọng”. Tóm lại, “tự trọng” là một đức tính đáng quý và nghiễm nhiên người có tính tự trọng sẽ được mọi người yêu mến và nể trọng. Song, cũng cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, vì một nguồn lợi cá nhân nào đó mà bán rẻ danh dự và tự chà đạp nhân phẩm của bản thân. Mỗi chúng ta hãy tự có trách nhiệm với danh dự của bản thân, bằng cách rèn luyện tính tự trọng – nền tảng làm nên phẩm giá của một con người chân chính!

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 22

Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân và những người xung quanh ta. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Một người có lòng tự trọng được thể hiện qua cảm thấy có giá trị và được chấp nhận bởi những người khác, cảm thấy xứng đáng được đối xử công bằng, tôn trọng, chấp nhận và tôn trọng chính mình ngay cả khi bạn sai lầm, tin vào bản thân, dù có thể bạn không đạt tới thành công ngay từ lần đầu tiên. Ví dụ như khi học sinh đi thi không quay cóp, gian lận, luôn làm bài tập đầy đủ, vâng lời thầy cô,… Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Trái lại, với những người không có lòng tự trọng sẽ phải sống trong sự cô lập với xã hội vì không có các mối quan hệ. Vì vậy chúng ta cần phải coi trọng, giữ gìn phẩm cách, cư xử đàng hoàng, đúng mực, luôn làm tròn trách nhiệm được giao phó, không để người khác phải chê trách, nhắc nhở, rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cở mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.

 

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 23

Tự trọng là một trong những phẩm chất đạo đức của con người, mỗi chúng ta đều có những phẩm chất đó và cần phải có cách nhìn mới mẻ về lòng tự trọng và mối quan hệ đối nhân xử thế với mọi người xung quanh trong cuộc sống này.

Tự trọng là một trong những phẩm chất đáng quý, đó là sự xấu hổ, và là một chuẩn mực mà nằm trong giới hạn con người của họ, mỗi chúng ta đều có lòng tự trọng đó nhưng mức độ của mỗi người là khác nhau và điều đó biểu hiện được những phẩm chất trong một con người. Lòng tự trọng đôi khi được đánh giá cao, nhưng ngược lại một số người lại quá coi trọng lòng tự trọng của chính mình mà không chịu nghe người khác nói, như dân tộc ta đã có câu nhân hậu thì cần có lòng đồng cảm và sẻ chia đó cũng đã nhắc nhở những con người có lòng tự trọng quá cao cần xem xét và suy nghĩ lại những điều đó để có cách nhìn tốt và ý nghĩa hơn, cuộc sống của mỗi người đều được.

Quan hệ giữa con người với con người đó được xem như cách đối nhân xử thế, cách ứng xử thái độ của con người được đánh giá vô cùng mạnh mẽ và nó có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi người chúng ta nên hiểu và có cái nhìn sâu sắc về vấn đề này, bởi nó vô cùng nhạy cảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của mỗi chúng ta, những điều mà xã hội này cần và những điều đúng với chuẩn mực đạo đức mà xã hội này ban tặng cho chính mình. Cách ứng xử đó cần phải dựa trên một chuẩn mực đó được gọi là những chuẩn mực nằm trong giới hạn mà xã hội này cho phép, mỗi chúng ta nên rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.

Lòng tự trọng cũng được coi là một giá trị phẩm chất của chính bản thân mình, nó được đánh giá mạnh mẽ và có ý nghĩa to lớn cho cá nhân đó, khi nó được coi là một thước đo cho danh dự và phẩm chất của chính họ. Nhiều người cũng có quan điểm sai lầm về lòng tự trọng chính vì vậy họ có những hành động sai lầm và điều đó không tốt cho chính cuộc sống của mình, nên hiểu tự trọng đó là danh dự của bản thân, để làm sao mỗi người chúng ta nên làm những điều có giá trị có ý nghĩa để nó không làm tổn hại đến danh dự và phẩm chất của chính họ đây mới chính là những điều quan trọng. Không nên coi mình là cao nhất, và lòng tự trọng quá cao đôi khi giết chết đi nhưng lòng nhân hậu và sự thấu hiểu cảm thông cho người khác, như chúng ta đều biết những hành động mang lại những giá trị có ý nghĩa đều để con người biết và làm những điều mang những ý nghĩa sâu sắc và có ý nghĩa lớn lao hơn khi con người hiểu rõ về lòng tự trọng và có thái độ đúng đắn với nó để có cách ứng xử và sự đối nhân xử thế với con người xung quanh một cách hợp tình và có những điều mang lại ý nghĩa quan trọng nhất.

Những điều có ý nghĩa và để lại tầm ảnh hưởng lớn đến mỗi con người, chúng ta cần phải hiểu được nó và tạo cho nó những thói quen và tiền đề để sống tốt, cuộc sống của chúng ta do chúng ta lựa chọn nhưng làm thế nào để cuộc sống này có ý nghĩa hơn thì chính bản thân của mỗi chúng ta đều phải được rèn luyện và phát triển mạnh mẽ những thói quen tốt và nó là tiền đề vô cùng quan trọng tạo nên những phẩm chất quan trọng cho cuộc sống của con người.

Lòng tự trọng được những con người hiểu rõ về nó luôn suy nghĩ một cách có giá trị họ hiểu được ý nghĩa mà cuộc sống này ban tặng cho con người, để có được những điều đó mỗi người chúng ta cần phải hiểu rõ hơn và có những ý nghĩa mạnh mẽ và sâu sắc về vấn đề này, luôn phải có tinh thần phê và tự phê cho bản thân, sửa chữa những sai lầm và những điều không tốt cho bản thân, luôn luôn lắng nghe những lời người khác nói và họ có thể học tập và tiếp thu nó một cách có ý nghĩa.

Có như vậy bạn mới có khả năng đánh giá đúng đắn những hành động mà mình làm. Nghiêm khắc với chính bản thân mình là cách tốt nhất để rèn luyện. Có tôn trọng bản thân bạn mới tôn trọng người khác, ý thức được lòng tự trọng của bản thân, bạn mới biết cách để bảo vệ nó. Nhưng chỉ bảo vệ lòng tự trọng thôi thì chưa đủ, bạn cần phải làm cho nó ngày càng có giá trị hơn. Hãy rèn luyện sức khỏe, bản thân, học tập không ngừng, để giá trị con người ngày càng phát triển. Bổ sung kiến thức khoa học cũng như xã hội, giữ cho bản thân có một thái độ lạc quan và tích cực trong mọi tình huống, hòa nhã và tôn trọng người đối diện. Biết nhận lỗi và sửa sai lỗi lầm. Đừng để cái tôi cá nhân quá lớn lấn át lòng tự trọng. Làm sai mà không nhận ra còn khăng khăng cho là mình đúng thì quả là không tốt chút nào. Tâm lí ấy bạn có thì hãy nên gạt bỏ ngay từ bây giờ. Thái độ tích cực sẽ đem tới cho bạn nhiều niềm vui hơn là cố chấp bảo vệ bản thân trong tình huống không phù hợp. Cái cách mà bạn nhận lỗi và xin lỗi cũng là cách để khẳng định giá trị bản thân mình. Xin lỗi không có nghĩa là lòng tự trọng của bạn sẽ bị mất đi. Bạn đừng hiểu lầm nói lời xin lỗi là khuất phục trước người khác mà không thể bảo vệ được quan điểm cá nhân. Đó là sai lầm. Lời xin lỗi lúc cần không những là sự tôn trọng của bạn đối với người khác mà còn thể hiện bản thân là người có học thức, có nhân cách. Như tôi đã nói ở trên chỉ vài hành động nhỏ cũng đủ để bạn đánh mất lòng tự trọng của bản thân mình. Hãy cư xử một cách văn minh, lịch sự, hòa nhã và tôn trọng người khác. Cuộc sống là cho đi rồi lại nhận về. Bạn đối xử với họ ra sao họ cũng sẽ đối xử với bạn như vậy. Bạn tôn trọng họ, họ tôn trọng bạn, bạn hòa nhã với họ họ cũng sẽ như vậy. Có như vậy bạn sẽ được mọi người yêu mến. Xây dựng được hình tượng tốt trong mắt mọi người không hề dễ dàng. Nhưng làm được điều đó không phải là không thể. Bạn tự làm đẹp cho tâm hồn mình thì bạn sẽ nhân được những điều tốt đẹp ấy mà thôi. Nhân đây tôi cũng kể cho bạn nghe một câu chuyện sâu sắc. Một cậu bé bán vé số trên đường. Đi qua một quán nước mời mua mà không ai chịu. Đi được một quãng, hai chàng thanh niên uống nước ở vỉa hè ném vỏ lon ra lòng đường. Cậu bé nhặt lên mà ai cũng nghĩ cậu lượm về đem bán. Nhưng không, cậu mang chúng vào thùng rác trước ánh mắt ngỡ ngàng của mọi người. Thấy thế một anh gọi cậu đến hỏi: "Tại sao em không đem về bán". Cậu trả lời: "Cô giáo em dạy không được xả rác bừa bãi" - "Em còn đi học hả?" - "Dạ không em nghỉ rồi ạ". "Lại đây anh mua vé số cho". "Sao vừa nãy em mời anh không mua". "Bây giờ anh tội nghiệp em". "Em không bán cho anh đâu, em không cần anh tội nghiệp". Lòng tự trọng của cậu bé thật khiến anh thanh niên phải suy ngẫm. Một bài học quí giá về cách cư xử giữa con người với nhau. Lòng tự trọng của cậu bé bán vé số thực sự khiến tôi nhận ra được nhiều điều.

Lòng tự trọng là thứ cơ bản và cần thiết đối với mỗi con người. Có lòng tự trọng, bạn mới có được sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình. Không ai muốn mình bị người khác coi thường. Nhưng người khác chỉ coi thường bạn khi bạn để họ có được cơ hội ấy. Bạn phải là người đầu tiên tôn trọng giá trị bản thân mình. Ai ai cũng đều không hoàn hảo nhưng họ vẫn có những thứ để tự hào về con người của mình. Chính lòng tự trọng đã giúp họ có được những điều ấy.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 24

Đạo đức nhân phẩm là phần quan trọng không thể thiếu đối với bản thân con người, trong đó lòng tự trọng là một đức tính vô cùng cần thiết, là vũ khí mạnh mẽ nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Nhưng đôi khi nó cũng tiềm ẩn sức mạnh đối lập giúp chúng ta sống tốt hơn nhưng cũng có thể làm thay đổi, ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của ta. Vậy phải thế nào để có thể điều khiển tốt cái gọi là lòng tự trọng của bản thân?

Bản thân con người không ai hoàn hảo một cách tuyệt đối nhưng họ luôn hướng đến việc rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp để ngày một hoàn thiện nhân cách. Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất như thế, thế nào là lòng tự trọng? Hiểu đơn giản đó là sự tôn trọng bản thân mình, ý thức, trân trọng những danh dự, phẩm giá, nhân cách của chính mình, có niềm tin vào những giá trị mà mình đang có, biết nỗ lực phát huy những khả năng tiềm ẩn đang sở hữu và tin tưởng rằng bạn sẽ thành công trong cuộc sống. Ngoài việc có những quan điểm nhất định về bản thân thì người có lòng tự trọng còn biết mình, biết người, không gây ra những việc làm xấu xa khiến bản thân phải hổ thẹn, sống chính trực ngay thẳng và luôn giữ gìn đạo đức của mình dù ở  trong bất cứ hoàn cảnh nào, biết bảo vệ đấu tranh cho lẽ phải, lẽ công bằng. Đồng thời dám nhìn nhận những sai trái lỗi lầm của mình và biết sửa chữa chúng để ngày càng tiến bộ và hoàn thiện hơn. Mỗi người đều có lòng tự trọng của riêng mình nhưng lại có những mức độ khác nhau. Lòng tự trọng của nhiều người được đánh giá cao nhưng ngược lại một số người lại quá coi trọng lòng tự trọng của chính mình mà không biết lắng nghe người khác nói. Khi có lòng tự trọng lành mạnh bạn sẽ suy nghĩ tích cực hơn, đúng đắn về bản thân và có thái độ khá lạc quan về mọi thứ diễn ra trong cuộc sống. Khi đối diện với khó khăn, thất bại họ sẽ có tự tin rằng mình sẽ vượt qua được nó và cố gắng hết mình, hơn nữa họ còn có nhận thức được mình có giá trị, có ích, có những đức tính cần thiết của con người. Với những người có lòng tự trọng thấp, họ thường nhìn nhận bản thân, thế giới xung quanh và cả tương lai theo hướng tiêu cực. Khi gặp phải chông gai, sóng gió, bạn sẽ bắt đầu có thái độ nghi ngờ rằng mình có vượt qua được hay không, đánh giá thấp bản thân mình và dùng cách tránh né chúng. Thấy lo lắng, buồn rầu, chán nản, buồng xuôi và không có động lực sống nào cả, chỉ biết ngồi đó trách móc số phận, cuộc đời, không ai là có lòng tự trọng thấp từ khi sinh ra. Nguyên nhân là gì? Nó là kết quả từ những trải nghiệm của ta trong cuộc sống, có thể là đã từng bị trừng phạt, thất bại thê thảm,bị bỏ rơi, bị bắt nạt bạo hành hay không đáp ứng được kỳ vọng của người khác, thiếu đi sự yêu thương, chia sẻ từ đó họ tự đúc kết, rút ra những suy nghĩ, quan điểm tiêu cực về bản thân, như tự gắn những cái mác: Mình không đủ tốt, mình thật sự không giỏi, thật là tồi tệ, người không có ý chí vươn lên nỗ lực cải thiện. Tuy nhiên, cuộc sống là một quá trình trưởng thành, những quan điểm ấy sẽ được điều chỉnh, thay đổi phù hợp hay không là còn tùy thuộc vào mỗi người.

Tự trọng là điều kiện không thể thiếu để phát huy tối đa sức mạnh và phẩm chất của mỗi cá nhân, bạn đã là một người có lòng tự trọng tốt hay chưa. Nếu bạn hi sinh lợi ích riêng của mình, sẵn sàng chịu thiệt thòi để giúp đỡ, hỗ trợ những người gặp khó khăn bất hạnh trong cuộc sống nhưng lại bị ai đó nói là ngu ngốc và lo chuyện bao đồng không cần thiết thì bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Nếu câu trả lời của bạn là rất buồn thì bạn đang bị sĩ diện chi phối. Còn khi bạn trả lời là bạn không thấy buồn gì mà bỏ qua tất cả những lời nói đó, từ trong sâu thẳm bạn rất tin tưởng, nhận thức được những gì mà mình đang làm và muốn làm thì chứng tỏ bạn là một người có lòng tự trọng và tự chủ. Vậy biểu hiện đầu tiên là người có lòng tự trọng luôn biết giá trị của bản thân mình, biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy vì người có lòng tự trọng luôn biết bảo vệ tự trọng của bản thân mình. Thứ hai là biết kiềm chế nhiều nhu cầu, ham muốn thấp kém, mang tính bản năng, họ kiên quyết không tham tiền bạc danh lợi của cải bất chính kể cả khi bị xúi giục, dụ dỗ. “Thà chết vinh còn hơn sống nhục ”, họ nhất định trả lại những thứ không thuộc về mình, biểu hiện tiếp theo là người có lòng tự trọng luôn cố gắng sống đúng những chuẩn mực đạo đức xã hội, tự nguyện thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt nghiêm túc nghĩa vụ của công dân, quyết không làm việc xấu, chỉ hưởng những gì mà mình xứng đáng được nhận, sống trung thực, biết tuân thủ pháp luật. Họ chạy xe cẩn thận để an toàn cho người khác kể cả có người rủ rê đua xe lạng lách, giữ gìn môi trường sống . Nói chung là họ luôn kiên định chấp nhận sự chê bai để sống đúng lương tâm đạo đức, có những suy nghĩ hành vi đẹp đẽ, lối sống lành mạnh.

 Lòng tự trọng cũng có nhiều mức độ và cách thể hiện khác nhau: Tự trọng bản thân, tự trọng quốc thế, tự trọng dân tộc,… Như tấm gương về vị quan thanh liêm Tô Hiến Thành với tài thao lược và chính trị hơn người, là một trụ cột của đời nhà Lý đã không vì lòng tham mà đi nhận của cải đút lót, luôn làm tròn nghĩa vụ với triều đình, đất nước, Trần Bình Trọng khi bị giặc bắt, tra tấn, dùng nhiều thủ đoạn dụ dỗ, lôi kéo phản bội nhưng ông đã dõng dạc nói một câu rất nổi tiếng “ Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” những con người ấy sẽ mãi là tấm gương sáng để các thế hệ trẻ noi theo, rèn giũa cho mình lòng tự trọng. Nhà văn Nam Cao đã từng viết: “Người sáng suốt cõi  lòng tự trọng là không thể thương lượng và sẽ không đổi nó để lấy sức khỏe, sự giàu sang hay bất cứ thứ gì khác”. Ai cũng muốn mình được tôn trọng, cũng không muốn bị người khác khinh thường, bạn phải là người đầu tiên tôn trọng giá trị của bản thân, giữ gìn những nhân phẩm của mình không để chúng bị tha hóa, biến chất bởi những yếu tố tiêu cực và chính lòng tự trọng sẽ giúp bạn làm được điều đó. Nó là một phẩm chất vô cùng quan trọng góp phần nâng cao của những giá trị của con người, khích lệ ta vươn đến những điều tốt đẹp, có khả năng khơi dậy những sức mạnh kì diệu của ta. Thật vậy, lòng tự trọng của một vị thuyền trưởng tài ba sẽ chỉ lối cho con thuyền của tuổi trẻ đi đúng hướng, vượt qua được sống gió để cập đến bến bờ thành công. Giúp cho bạn biết trau dồi, rèn luyện bản thân để có một cái tôi trong sáng, tốt đẹp nhất và giữ được bản lĩnh thật vững vàng trước những cám dỗ của vật chất tầm thường, những tham vọng thấp hèn, dũng cảm đấu tranh trước những thói hư tật xấu, ngày càng hoàn thiện mình. Tự trọng còn giúp con người có động lực để hy sinh những lợi ích cá nhân hướng đến lợi ích chung của cộng đồng, cống hiến cho xã hội mà không hề toan tính vụ lợi. Người có lòng tự trọng tốt sẽ được mọi người quý trọng, noi gương, yêu mến và thành công trong cuộc sống, trong giao tiếp ứng xử, lòng tự trọng tốt đẹp ấy sẽ giúp con người đối xử với nhau có chừng mực, văn hóa, biết tôn trọng lẫn nhau chính là cách để giữ gìn nhiều mối quan hệ tốt đẹp, lành lạnh, tạo ra được một xã hội chính nghĩa, công bằng, văn minh và phát triển.

Vậy đấy lòng tự trọng là thứ chẳng ai có thể bán nó với bất kỳ giá nào, ai cũng giữ cho mình một cái “ tôi ” đầy kiêu hãnh vốn có. Nhưng lòng tự trọng ấy đôi khi lại bị bán rẻ đi, bị xói mòn bởi những lối sống thực dụng, vật chất, chỉ nghĩ cho lợi ích của mình. Phẩm chất đáng quý ấy thì ai cũng cần phải có để sống ngẩng cao đầu trong cuộc đời này, nhưng không phải lúc nào cũng đem lòng tự trọng cao ngất hay cái tôi riêng của mình ra sử dụng cũng đều có hiệu quả mà đôi khi nó còn có tác dụng ngược lại, bị biến thành lòng tự cao, tự đại thậm chí là sự tự ái, sĩ diện. Không chịu lắng nghe người khác nói hoặc là hay bị ảnh hưởng chi phối bởi sự đánh giá, nhìn nhận của mọi người xung quanh, kể cả người xấu, trở nên hẹp hòi, ích kỷ, rất dễ bị sai khiến, điều khiển chỉ vì một lời khen chê bất kể đúng sai và đánh mất bản thân mình, thật đáng buồn vì những người như thế còn nghĩ đó là lòng tự trọng. Tất cả những lối sống đó cần phải được phê phán và thay đổi. Bảo vệ lòng tự trọng thì khó nhất đánh mất nó cũng rất dễ dàng, chỉ cần một hành động, lời nói xúc phạm,  không tôn trọng người khác, thiếu suy nghĩ cũng đủ khiến bạn đánh mất đi lòng tự trọng bấy lâu nay mà mình giữ gìn. Trong các mối quan hệ xã hội, đôi khi chúng ta cần phải biết hạ cái tôi của mình xuống, đừng chỉ quá nghĩ đến bản thân, phải biết xác định những điểm mạnh điểm yếu, những gì mình làm tốt, chưa tốt. Còn phải biết lắng nghe những đóng góp của mọi người để sửa đổi, không đố kị ghen tị với thành tựu của người khác, đánh giá cao nỗ lực của họ và từ đó biết học hỏi trau dồi thêm. Đó chính là một cái tôi biết hoàn thiện bản thân mình hằng ngày, gặp thất bại thì không nản, chiến thắng thì không kiêu, không xúc phạm đến lòng tự trọng, tự tôn của người khác. Biết cách rèn luyện nghiêm khắc chính mình, ra sức học tập rèn luyện để đạt được thành công, đồng thời luôn bồi dưỡng củng cố lòng tự trọng và biết phân biệt, gạt bỏ đi những tự cao, tự ái tiêu cực.

Giá trị con người không phải được thể hiện ở ngoại hình, trình độ học vấn hay địa vị xã hội mà nó có được thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của con người. Trong tác phẩm nổi tiếng “Thép đã tôi thế đấy” cũng đã có một câu nói như lời nhắc nhở với mọi người, không bao giờ được đánh rơi lòng tự trọng của mình “Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi phải xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình”.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 25

Nếu bạn hỏi tôi, cái gì đánh giá một con người, tôi chắc chắn sẽ nói rằng: Đó không phải ở ngoại hình, ở trình độ học vấn hay nằm trong địa vị xã hội nào, mà một con người cái cần nhất đó chính là lòng tự trọng, nó thể hiện rõ nhất giá trị nhân cách cũng như bản thân mình. Lòng tự trọng giống như một người dẫn đường giúp bạn xác định rõ và cụ thể con đường nào để bạn trở thành một con người tốt hơn, hoàn hảo hơn.

Lòng tự trọng chính là bản thân chúng ta coi trọng danh dự, phẩm chất và nhân cách của bản thân, biết được giá trị của mình. Bản thân người có lòng tự trọng, họ sẽ biết họ là ai, họ có những gì và họ tự hào về điều đó, họ không để người khác xâm hại đến, họ sẽ bảo vệ lòng tự trọng của mình. Có nhiều người nghĩ, lòng tự trọng cũng giống như người có tâm lý sĩ diện, nhưng hai phạm trù này hoàn toàn không nhau nhau, và nó trái ngược nhau. Sĩ diện là một thái độ tiêu cực, còn lòng tự trọng chính là làm những điều không trái với lương tâm của mình. Cho nên, hãy loại bỏ ý nghĩ quy hai phạm trù này vào một.

Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Tạo dựng lòng tự trọng, chính là tôn trọng bản thân mình và sau đó là tôn trọng người khác. Khi một mối quan hệ được xây dựng trên nền tảng lòng tự trọng, thì nó sẽ bền vững hơn, lúc đó chính bạn đã tạo cho mình một chỗ đứng trong xã hội, chứng tỏ bản thân mình tồn tại. Lòng tự trọng còn giúp bạn làm đúng đạo đức con người, ngăn cản bạn làm điều xấu. Đẩy nhanh sự suy nghĩ đấu tranh trong đầu, để bạn giảm bớt được những sai lầm đáng tiếc. Chắc hẳn ai trong chúng ta khi đã ngồi trên ghế nhà trường thì ách hẳn trong suốt chặng đường đấy cũng có những việc như không học bài, không làm bài. Nhưng cách bạn chọn xử lý trong hoàn cảnh đó là gì. Có người chọn cách quay cóp, dở tài liệu. Nhưng có người sẵn sàng chịu điểm thấp để không thực hiện những hành động đó. Tuy rất nhỏ thôi, nhưng cũng góp phần hình thành nên nhân cách của mình sau này.

Cha ông ta có rất nhiều câu nói dạy dỗ chúng ta phải giữ lấy lòng tự trọng như: “Đói cho sạch, rách cho thơm” hay “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Dù cuộc sống có vất vả, nghèo đói, hay rách nát như thế nào thì cũng phải giữ phẩm giá, cái thơm tho cho mình, để không bị người đời chê hay cười nhạo. Vật chất có thể hôm nay mất mai có, nhưng lòng tự trọng thì rất khó để lấy lại. Nhưng lại rất dễ đánh mất nó. Chỉ cần một việc làm thiếu suy nghĩ, bạn sẽ mất đi lòng tự trọng bạn gìn giữ bấy lâu. Bạn chửi đánh người khác, bạn biển thủ công quỹ, bạn nói xấu người khác,….và bạn đánh mất lòng tự trọng. Vì vậy, hãy cố gắng rèn luyện và phát triển nhân cách trong sạch. Lòng tự trọng không ở đâu xa lạ mà nó nằm ở trong mỗi người, cho nên việc bạn cần làm là phát huy nó, nuôi dưỡng nó, hãy cố gắng học tập, vượt lên chính mình, và hãy phấn đấu bằng chính sức lực của mình thì thành quả tạo ra nó mới thật sự có giá trị.

Mỗi ngày, bạn sống tốt hơn, bạn làm theo điều đúng với đạo đức, đúng với nhân phẩm, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống như đang vẫy chào mình. Trong học tập, bạn cố gắng tìm tòi và hoàn thiện kiến thức, đưa ra những mục tiêu và tự hoàn thành mục tiêu đó dù có khó khăn vất vả. Đối xử với mọi người bạn luôn lễ phép, kính trên nhường dưới, luôn tôn trọng người nói và nói khi cần thiết, đúng lúc. Lúc đó chính bạn cũng được người khác tôn trọng lại. Và đặc biệt, khi bạn thành công, thì đừng để hào quang đó làm vùi lấp đi, đừng kiêu ngạo hay khoe khoang. Hãy sử dụng thành công đó để yêu quý và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Niềm vui sẽ được nhân đôi khi chúng ta biết cho đi.

Và người tự trọng thì bạn sẽ không ngại nói lời xin lỗi khi làm sai, và sẽ tìm cách để sửa lỗi. Đấy là cách bạn khẳng định giá trị của mình. Đừng né tránh lỗi lầm sẽ khiến người khác coi thường bạn. Thực trạng hiện nay có rất nhiều hành vi đánh mất lòng tự trọng từ những việc làm trái với luân thường đạo lý, trái với lẽ đối nhân xử thế, và trái với lương tâm. Mắng chửi bố mẹ, xúc phạm người lớn tuổi, hắt hủi người già,…Tại sao họ có thể dễ dàng làm những việc đó, đây là một hành động sai trái, cần được lên án trong xã hội. Đừng bỏ qua những lời giảng dạy, lời khuyên chân thành. Hãy xây dựng một hình ảnh tốt đẹp cho bản thân và những người xung quanh.

Chúng ta- những chủ nhân tương lai của đất nước, xin hãy xây dựng cho mình một nếp sống đúng đắn, để từ đó có thể đưa vinh danh đến cho xã hội. Bạn nâng cao giá trị con người bạn, chính là một nhân tố để người khắp bốn phương nhìn vào đất nước bạn. Hãy bảo vệ lòng tự trọng, đó là nền tảng định hướng cho suy nghĩ và những hành động tốt đẹp cần thiết cho cuộc sống của chính bạn. Một người công dân có ích là một niềm tự hào phải không ạ!

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 26

Bạn sinh ra là gì và bạn sẽ là ai? Có khi nào bạn tự nhận thức đúng đắn giá trị của bản thân mình? Để trả lời được những câu hỏi đó thì trước hết bạn cần hiểu thế nào là lòng tự trọng.

Tự trọng là việc mỗi người tự ý thức được những giá trị của bản thân; coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự đó và phát triển nó ngày càng tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, tự trọng còn là việc chúng ta biết bảo vệ bản thân, không cho người khác động chạm hoặc xúc phạm đến giá trị của mình. Người có lòng tự trọng là những người hiểu được giá trị của bản thân mình, biết mình là ai và cần gì. Luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, theo đuổi, thực hiện mục tiêu, ước mơ của mình một cách nhiệt thành nhất.

Người có lòng tự trọng cũng là người không bao giờ coi thường người khác, họ đối xử lịch sự, nhã nhặn với mọi người, luôn tôn trọng những người xung quanh. Lòng tự trọng có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người: Lòng tự trọng khiến cho bản thân người đó tốt đẹp hơn. Người có lòng tự trọng sẽ là người có nhận thức và hành động đúng đắn, sống theo chiều hướng tích cực, góp phần giúp ích cho cuộc sống, cho xã hội và cho người khác.

Tuy nhiên, tự trọng không đồng nghĩa với tự cao và tự phụ. Tự cao và tự phụ là thói xấu của con người còn tự trọng là phẩm chất tốt đẹp, nó khiến ta tự hào về những gì chúng ta đã có và thúc đẩy chúng ta tiến xa hơn. Trong xã hội vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức, ý thức được những giá trị của bản thân và tự trọng về nó. Lại có những người vì những lợi ích trước mắt của bản thân mà tự hạ thấp mình, đánh mất đi lòng tự trọng vốn có,… Những người này cần xem xét lại bản thân nếu muốn cuộc sống của mình tốt đẹp hơn.

Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần và quỹ thời gian có giới hạn, hãy giữ lấy cho mình lòng tự trọng và cố gắng hướng về phía trước.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 27

Thomas Szasz đã từng nói rằng: “Người sáng suốt coi lòng tự trọng là không thể thương lượng, và sẽ không đổi nó lấy sức khỏe, sự giàu sang, hay bất cứ thứ gì khác”. Quả thực đúng như vậy, lòng tự trọng đối với con người còn quan trọng hơn cả ngọc quý. Ở bất cứ thời điểm nào con người cũng cần nâng niu, trân trọng lòng tự trọng của bản thân, không vì chút lợi ích mà đánh mất phẩm giá của chính mình.

Lòng tự trọng tức là sự coi trọng, giữ gìn nhân cách, danh dự của bản thân. Lòng tự trọng là lòng yêu quý những giá trị bản thân, không vì những tác động xung quanh mà đánh mất phẩm giá của chính mình. Lòng tự trọng đối với mỗi con người là hết sức quan trọng.

Người có lòng tự trọng là những người luôn sống trung thực. Sự trung thực được biểu hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau, đối với học sinh là tự học, tự làm bài, không quay cóp, xem bài của những bạn xung quanh. Trong công việc đó là sự nỗ lực cố gắng làm việc của mình, không đổ thừa cho người khác, không tranh giành những thứ không phải của mình. Người có lòng tự trọng là luôn biết ngồi đúng chỗ, luôn ý thức được giá trị của bản thân. Không chỉ vậy, người có lòng tự trọng là người dám nhận lỗi sai khi mình mắc sai phạm và biết khắc phục những khuyết điểm sai lầm ấy. Họ là những người sống có trách nhiệm, bản lĩnh tự tin, không đổ thừa cho hoàn cảnh, sẵn sàng nhận trách nhiệm về bản thân để thay đổi nó theo chiều hướng tích cực. Người có lòng tự trọng còn là người luôn biết giữ lời hứa, không sai hẹn. Đối với họ một lời nói ra “tứ mã nan truy”, lời nói có trọng lượng và có ý nghĩa. Họ đồng thời cũng là những người hết sức tự giác, tự giác học tập, tự giác hoàn thành công việc của bản thân mà không cần ai nhắc nhở.

Những người có lòng tự trọng sẽ luôn được mọi người yêu quý, kính trọng. Không chỉ vậy bản thân họ còn cảm thấy được sống cuộc sống thanh thản, hạnh phúc. Lòng tự trọng luôn đi liền với sự tự giác, nỗ lực, bởi vậy đó cũng là nhân tố thúc đẩy sự thành công với con người. Không chỉ vậy, lòng tự trọng còn là nhân tố làm nên giá trị của mỗi con người, là nền tảng của mọi suy nghĩ hành động. Người có lòng tự trọng sẽ luôn có suy nghĩ đúng đắn, điều đó dẫn đến những hành động tích cực. Lòng tự trọng là điều cần thiết đối với tất cả mọi người, bởi chỉ khi chúng ta biết tôn trọng chính mình thì khi ấy ta mới biết tôn trọng người khác. Lòng tự trọng còn giúp ta sống đúng lương tâm, trách nhiệm, không làm những việc sai trái, vi phạm đạo đức, pháp luật,… Lòng tự trọng giúp ta nhận ra phần hạn chế của chính mình, để không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên, giúp bản thân hoàn thiện hơn. Đối với xã hội, nếu tất cả mọi người đều sống trong sạch liêm khiết, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, tạo điều kiện cho đất nước phát triển.

Thực tế đã chứng minh rằng, những con người có lòng tự trọng thường đạt được thành công lớn và luôn được mọi người nể phục, kính trọng. Người Nhật Bản nổi tiếng là những người có lòng tự trọng và kỉ luật cao, điều đó đã khiến họ trở thành một quốc gia hùng mạnh như ngày hôm nay. Kỹ sư Nhật Bản Kishi Ryoichi trong quá trình xây dựng một cây cầu ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bị đứt cáp. Ông đau đớn và suy sụp nặng nề, không lâu sau ông tự sát và viết thư để lại nhận trách nhiệm về mình. Có lẽ ông không phải là người chịu trách nhiệm hoàn toàn cho sự cố đó, nhưng với lòng tự trọng sâu sắc ông không thể tiếp tục sống mà lựa chọn cái chết. Cái chết của ông đã gây tiếc thương trong lòng nhiều người và người ta cũng càng kính nể hơn nữa lòng tự trọng của ông và của đất nước Nhật Bản.

Bên cạnh những người có lòng tự trọng lại có những kẻ không hề có lòng tự trọng. Họ tranh giành với người khác, sẵn sàng làm những việc xấu mà không hề ăn năn, hối lỗi. Đó quả là những hành vi cần phải lên án mạnh mẽ. Đồng thời ta cũng cần phải phân biệt lòng tự trọng với sự tự cao, luôn cho mình là quan trọng nhất, là đúng, không coi trọng ý kiến của người khác; phân biệt với tự ti luôn rụt rè, sợ hãi không dám bày tỏ những quan điểm cá nhân.

Vậy làm thế nào để chúng ta có được lòng tự trọng? Mỗi người cần sống ngay thẳng, trung thực, không gian dối. Luôn hoàn thành những nhiệm vụ được giao, mà không cần đến sự nhắc nhở bảo ban. Trung thực từ những điều nhỏ bé nhất, khi ấy ta mới có thể có lòng tự trọng thực thụ.

Lòng tự trọng là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi chúng ta cần có, nó là thước đó, là tiêu chí làm nên giá trị bản thân con người. Lòng tự trọng giúp ta hướng đến những chuẩn mực, quy tắc chung của xã hội, làm việc tốt, nói điều hay, suy nghĩ lành mạnh, tích cực. Hãy bồi đắp lòng tự trọng từ những điều nhỏ nhất để hoàn thiện nhân cách của chính mình.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 28

Giá trị của con người không phải được thể hiện ở ngoại hình, không chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội mà còn thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của mỗi người. Nhân cách, đức hạnh của con người được xem là điểm nhấn mang lại ấn tượng sâu sắc, một cách nhìn ngưỡng mộ tôn trọng của mọi người xung quanh. Hay nói cách khác lòng tự trọng là một trong những yếu tố cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình tượng hoàn thiện nhân cách  để tạo nên giá trị tốt đẹp của bản thân. Lòng tự trọng là một trong những những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người Việt Nam cần được giữ gìn và phát huy mạnh mẽ đức tính ấy.

Tự trọng là gì? Tự trọng được xem là ý thức coi trọng giá trị, đức hạnh, phẩm chất, danh dự nhân phẩm của mỗi cá nhân. Nói rộng hơn là biết quý trọng chính bản thân không làm những việc làm sai lệch, việc xấu, việc ác làm ảnh hưởng đến giá trị hình ảnh của chính mình, cùng như làm ảnh hưởng đến cách nhìn nhận nhân cách không tốt của mọi người giành cho mình. Người có lòng tự trọng biết yêu thương bản thân và biết trân trọng bảo vệ chính mình không cho phép bất kỳ ai có quyền xâm hại đến phẩm giá, lòng tự tôn của bản thân. Ngược lại thì khi bản thân mình có lòng tự trọng thì chính mình cũng có ý thức, có trách nhiệm tôn trọng danh dự, nhân phẩm, giá trị của người khác không làm những điều không tốt ảnh hưởng đến họ. Xã hội ai cũng có ý thức về lòng tự trọng thì cuộc sống chúng ta sẽ dần tốt đẹp hơn, con người dần được hoàn thiện nhân cách theo hướng tích cực. Người có lòng tự trọng trước tiên phải có đạo đức, nhân phẩm cao đẹp và sống nhân hậu, luôn vì người khác, không tùy tiện đánh giá nhân cách của người khác. Người có lòng tự trọng thường rộng lượng không so đo, tính toán thiệt hơn, không nhỏ nhen ích kỷ ảnh hưởng đến nhân phẩm của mọi người xung quanh. Chúng ta hãy nhớ rằng tôn trọng bản thân cũng chính là tôn trọng mọi người xung quanh ta.

Xã hội thể hiện nhiều biểu hiện của lòng tự trọng mà ta dễ dàng bắt gặp trong đời sống hằng ngày. Con người không tham tiền bạc, của cải vật chất làm những điều trái với lương tâm với đạo lý con người. Khi nhận được của rơi trả lại người mất, hoặc khi bạn đi ra đường có lỡ va chạm ngã xe thì phải biết chủ động lại hỏi thăm, xin lỗi họ giúp đỡ họ dậy và chủ động mua thuốc để thoa vào vết thương nếu nặng hơn gọi xe cấp cứu để đưa vào viện điều trị. Hiểu rõ luật giao thông để chấp hành nghiêm chỉnh văn hóa giao thông không vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng. Khi gặp người lớn tuổi hơn mình phải biết kính trên nhường dưới. Tự trọng còn thể hiện ở nếp sống và sinh hoạt cá nhân, một người có lòng tự trọng sẽ biết sắp xếp cuộc sống của mình thật gọn gàng ngăn nắp, biết lên kế hoạch, biết quý trọng thời gian và sức khỏe của bản thân. Có ý thức bảo vệ của tài sản công, bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích của tập thể dù đôi khi phải hy sinh lợi ích cá nhân.Tất cả những hành động này đều thể hiện lòng tự trọng, đề cao giá trị phẩm giá của chúng ta.

Có câu ca dao thể hiện lòng tự trọng “ Đói cho sạch, rách cho thơm” Câu ca dao mang ý nghĩa dù có đói rách, khổ cực, khó khăn cùng cực đến nhường nào cũng phải giữ gìn nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch. Câu ca dao khuyên cá nhân không khuất phục trước sự túng quấn đói rách mà làm điều sai trái gây tổn hại thanh danh, mất nhân phẩm của chính mình, không được kiếm cớ khốn cùng, sự vất vả để sống buông thả, lầm đường lạc lội để nhận sự thương hại của người khác. Mỗi chúng ta hãy giữ vững tâm hồn trước mọi gian khổ, khó khăn giúp con người ngày càng nâng cao phẩm cách và sở hửu ý chí dẻo dai, kiên cường. Kiên trì sống trong sạch, ngay thẳng giúp chúng ta rèn luyện bản lĩnh và chiến thắng mọ sự gian nan thử thách để làm nổi bật lòng tự trọng của bản thân.

Chắc các bạn học sinh không ai là không biết đến bài văn nổi tiếng Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Bài văn này nhân vật Lão Hạc là tấm guơng tiêu biểu cho lòng tự trọng. Tuy Lão nghèo, cuốc sống thiếu thốn trăm bề là vậy, nhưng lão quyết không nhận đồ cho không của ai bao giờ. Lòng tự trọng cao quý đó lão không dám ăn sung mặc sướng thay vào đó Lão dành tiền đưa cho ông giáo, để khi lão chết có một số tiền làm ma cháy cho chính mình, tránh gây phiền hà tới hàng xóm láng giềng xung quanh mình.

Tấm gương về lòng tự trọng mà chưa nhắc tên mà ai cũng biết là vị anh hùng Lí Tự Trọng. Sau khi bị giặc bắt và giam cầm tra tấn dã man ở khám lớn Sài Gòn, anh hùng đó đã kiền cường, bất khuất nhất quyết không khai nên bọn giặc đã đưa Lí Tự Trọng đem xử án kết án tử hình khi anh chưa đầy 18 tuổi. Lí Tự Trọng đã bị kết án tử hình. Đứng trước cái chết, Lí Tự Trọng không hề run sợ, anh chủ động biến phiên tòa của đế quốc thành một diễn đàn của người chiến sĩ cộng sản. Khi luật sư bào chữa xin bọn thực dân mở lượng khoan hồng vì Lí Tự Trọng chưa đến tuổi trưởng thành và có hành động thiếu suy nghĩ. Chính vì vậy, thay vì anh biết ơn sự khoan hồng cho anh còn đường sống nhưng anh đã gạt phắt đi và dõng dạc nói: “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”. 

Như vậy, ý chí và hành động của anh là minh chứng hùng hồn về bản lĩnh kiên cường, lòng trung thành, tinh thần bất khuất của người cộng sản, đồng thời là bức thông điệp báo trước sự sụp đổ của thực dân phong kiến và sự tất thắng của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hành động dũng cảm ấy của anh đã cho thấy lòng tự tôn rất cao của một con người có nhân cách cao đẹp và thà chấp nhận cái chết chứ không để mất đi lòng tự trọng của chính mình.

Không ai là không khỏi xúc động về câu chuyện câu bé khuyết tật bán vé số mưu sinh và bị kẻ xấu giật hết tiền. Nhưng vì lòng tự trọng em đã từ chối nhận quyên góp giúp đỡ từ mọi người. Em bị khuyết tật hai chân nên phải di chuyển bằng hai tay lê lết trên đường để bán từng tấm vé số kiếm tiền mưu sinh. Chẳng may em bị kẻ xấu giật hết vé số, nhiều người nhìn thấy sự việc nên đã xót xa, thương cảm gửi tiền giúp đỡ, nhưng vì lòng tự trọng “đói cho sạch, rách cho thơm” em đã kiên quyết từ chối tiền giúp đỡ của người khác. Chúng ta phải học hỏi rất nhiều từ em dù tiền mất nhưng lòng tự trọng của mỗi con người thì không thể nào mất và đó là vô giá. 

Để xây dựng lòng tự trọng bản thân mỗi con người phải luôn có ý thức học tập và rèn luyện thật tốt, luôn tràu dồi tri thức, nổ lực không ngừng, nói phải đi đôi với hành động. Lòng tự trọng đóng vài trò vô cùng quan trọng giúp mỗi cá nhân chúng ta luôn tự tin vào những hành động, những việc mình làm, chủ động trong công việc, sự quyết tâm sẵn sàng đối mặt trước mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Tinh thần của những người có lòng tự trong luôn lạc quan, yêu đời luôn biết sẽ chia giúp đỡ mọi người xung quanh.

Bên cạnh đó chúng ta phải sáng suốt trong viêc phân biệt rạch ròi nhịn nhận rõ về lòng tự trọng và tính sĩ diện và tính bảo thủ, vì người có lòng tự trọng là những người có quan điểm rõ ràng, cách cư xử đúng đắn và dùng lí lẽ dẫn chứng để bảo vệ quan điểm của bản thân. Những con người có tính sĩ diện hay bảo thủ thì trái ngược hoàn toàn họ thường đặt bản thân mình lên hàng đầu chỉ biết riêng mình, sự ích kỷ nhỏ nhen, coi thường thiếu tôn trọng người khác.

Lòng tự trọng đặc biệt quý giá trong xã hội bây giờ khi mà xã hội tồn tại phát triển dựa trên các mối quan hệ, chúng ta không thể sống cô lập, đơn độc trong một tập thể rộng hơn trong cộng đồng, xã hội được mà phải hòa nhập, có sự ngoại giao tốt trong các mối quan hệ xã hội. Khi có lòng tự trọng lời nói của bạn sẽ được lý trí điểu khiển sao cho đúng chuẩn mực, tránh những hành động sai lệch, đi ngược với những hành vi đạo đức và trái với phẩm chất đạo đức và lương tâm con người. 

Tóm lại, mỗi người cần phải biết tự trọng đó là điều cần thiết nhất trong cách ứng xử giữa người với người, có rất nhiều tấm gương to lớn về lòng tự trọng mà chúng ta có thể học tập, điển hình nhất đó là lòng tự trọng về chủ quyền, tự trọng về quyền tự do dân tộc trong suốt những năm tháng trong lịch sử của cha ông ta từ xưa. Đặc biệt là học sinh đại diện cho thế hệ trẻ chủ nhân tương lai của đất nước cần phải góp phần xây dựng gìn giữ và phát huy lòng tự trọng của chính mình góp phần hoàn thiện bản thân, nhân cách để trở thành những người có ích cho quê hương, đất nước. Lòng tự trọng là một phẩm chất cần thiết. Đây sẽ là hành trang quan trọng và thực sự cần thiết để đạt được thành công. Thế hệ trẻ hiện nay lại càng phải xây dựng lòng tự trọng trong bối cảnh hội nhập, để có thể hòa nhập nhưng không hòa tan. Hãy bồi đắp lòng tự trọng từ những điều nhỏ nhất để hoàn thiện nhân cách của chính mình.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 29

Có ai đó đã từng nói “Không bao giờ có một người thực sự vĩ đại mà lại không phải là một người thực sự đạo đức”. Nhân cách con người là cái quan trọng để hình thành nên một con người tiêu chuẩn, là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.

Nhân cách của con người được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau mà từ đó ta có thể đoán ra nhân cách của một người và lòng tự trọng là một trong những khía cạnh sẽ góp phần tạo nên nhân cách ấy.

Ngạn ngữ Tây Ban Nha có câu “Ngay cả khi trong túi hết tiền, cái mũ trên đầu anh cũng phải đội cho ngay ngắn”. Đó chính là một biểu hiện của lòng tự trọng. Vậy như thế nào là lòng tự trọng? Lòng tự trọng là một khái niệm được dùng làm một lời khuyên, một lời răn dạy con người, dù da màu hay da trắng, dù nghèo đói hay sang giàu thì vẫn nên tôn trọng giá trị của chính bản thân mình. Mỗi con người được sinh ra trên cõi đời này đều là một bản thể và không một bản sao nào có thể thay thế.

Điều đó cũng giống như việc không bất kỳ một người nào, không bất kỳ một tác động ngoại cảnh nào có thể làm mất giá trị của con người nếu bạn có lòng tự trọng. Con người có suy nghĩ, có lý trí và dùng lý trí đó để phân biệt đúng và sai, thiện và ác, từ đó tiếp thêm động lực để tự mình có thể đứng dậy, vươn lên trong cuộc bằng ý chí và sức lực của chính mình.

Đó chính là lòng tự trọng. Lòng tự trọng thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, trong học tập, trong công việc, con người chúng ta đều phải có lòng tự trọng của riêng mình.

Lòng tự trọng là một phẩm chất quý giá của con người chúng ta đã được hình thành từ nghìn đời nay. Người có lòng tự trọng là người không bao giờ biết cách sống giả dối, lừa gạt. Trong suy nghĩ của họ luôn phải cố gắng phấn đấu thật tốt, thật xuất sắc có thể để đạt được thành công mà họ mong muốn.

Lòng tự trọng giúp con người biết cách sống một cách trung thực hơn, giản dị hơn. Eleanor Roosevelt đã từng nói “Con người trưởng thành qua kinh nghiệm nếu họ đối diện với cuộc đời trung thực và can đảm. Đây là cách tính cách hình thành”. Cũng giống như trong học tập, nếu bạn trung thực, bạn sẽ được thầy cô, bạn bè yêu mến.

Bạn không học bài nhưng không thể vì thế mà bạn thực hiện hành quay cóp trong giờ học. Trong công việc, bất kỳ một công ty dù lớn hay nhỏ cũng đều đặt tiêu chí trung thực lên hàng đầu vì chỉ có những người trung thực mới làm nên những việc lớn. Và lòng tự trọng của con người là nhân tố tạo nên tính trung thực ở mỗi người.

Nếu bạn có lòng tự trọng, bạn sẽ hiểu và biết được bản thân mình muốn gì, làm gì để chuẩn bị tốt cho cuộc sống và từ đó, bạn sẽ đặt ra mục tiêu rõ ràng và tiến hành thực hiện mục tiêu đó, cứ từng ngày , từng ngày một đến khi bạn thành công bằng cách dựa vào sức mình. Một khi tìm ra được đam mê, lòng tự trọng trong bạn sẽ thúc đẩy bạn hết lòng với đam mê và thành công sẽ đến với bạn.

Lòng tự trọng không chỉ có nghĩa là biết quý trọng giá trị của bản thân mà còn là người thầy thôi thúc chúng ta không ngừng vươn lên phía trước và cố gắng phấn đấu bằng chính sức lực của mình.

Lòng tự trọng giúp con người biết phân biệt được đúng và sai, thiện và ác và từ đó, họ dám nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và khắc phục những khuyết điểm đó để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn. Trên thế giới này, không có một ai là hoàn hảo cả, vì vậy việc chúng ta mất sai lầm là không thể tránh.

Điều quan trọng sau khi mắc sai lầm là bạn biết nhận lỗi và sửa sai, không đẩy trách nhiệm sang cho người khác. Bạn dám đứng lên bên vực lẽ phải, phê phán những hành động sai trái, cho dù việc đó có ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân của bạn thì bạn đã là người có lòng tự trọng.

Lòng tự trọng của bạn không chấp nhận nhìn thấy những sự việc sai trái, đi ngược lại với luân thường đạo lý, cách đối nhân xử thế trong cuộc sống và từ đó, bạn tạo nên cho mình một suy nghĩ chín chắn, một quan điểm đúng đắn hơn trong cuộc sống. Lòng tự trọng giúp bạn yêu quý bản thân hơn, hiểu được giá trị của chính mình và bạn tôn trọng bản thân mình cũng như tôn trọng danh dự, phẩm giá và nhân cách của người khác.

Chỉ khi bạn trân trọng người khác thì người khác mới hiểu được giá trị thực sự của bạn và trân trọng bạn. Lòng tự trọng là một mũi tên hai chiều, nó sẽ khiến cho con người ngày càng văn minh hơn, nhân hậu hơn, ngày càng khít lại gần nhau hơn và giá trị của mỗi con người sẽ không bao giờ mất đi nếu con người có lòng tự trọng.

Nếu nhắc đến anh hùng Trần Bình Trọng đã hô vang tô trước quân thù ” Ta thà làm giặc nước Nam, chứ không làm vua nước Bắc” thì ta nhớ đến lòng tự trọng.

Nhờ lòng tự trọng mà con người biết “Sống cho sạch, rách cho thơm”, không vì một chút khó khăn mà van tay cầu xin đồng tiền của người khác, không vì một phút rơi vào đường cùng mà làm những việc sai trái, vi phạm pháp luật.

Tóm lại, lòng tự trọng chính là từ hành động yêu quý bản thân đến việc trân trọng danh dự, nhân phẩm và đức hạnh của người khác. Người tôn trọng người, đó chính là quy luật tự nhiên và cần có trong xã hội ngày nay.

Lòng tự trọng là nên có ở mỗi người nhưng đôi khi, con người vẫn còn nhầm lẫn giữa lòng tự trọng và sự tự kiêu, tự cao của bản thân mình. Sự tự cao đó chính là một khái niệm tiêu cực dùng để ám chỉ những con người vì quá nâng cao giá trị của bản thân mà coi thường người khác, tự cho mình là đúng và không bao giờ nhận sai.

Đó chính là sai lầm lớn nhất của con người. Lòng tự trọng tuy là thước đo nhân cách của con người. Nhờ có lòng tự trọng mà trong những ngày tháng bị quân thù xâm lược, nhân dân ta đã không chịu khuất phục mà vươn lên chiến đấu để bảo vệ đất nước, để không làm mất đi giá trị của con người cũng như giá trị đất nước.

Lòng tự đáng quý đến là thế nhưng đôi khi chúng ta nên bỏ qua lòng tự trọng của bản thân để có thể dung hòa trong mọi chuyện như trong vấn đề về tình yêu, trong ánh nhìn của mọi người.

Đừng để lòng tự trọng khiến bạn u mê trong những giá trị của bản thân vì trên thế giới này, có rất nhiều người, họ cao quý hơn bạn, họ tài năng hơn bạn và giá trị của họ cũng cao lớn hơn bạn. Cũng giống như Bill Gates đã từng nói ” Mọi người sẽ không bao giờ ngó ngàng đến lòng tự trọng của bạn, điều mà họ quan tâm chính là thành tựu mà bạn đạt được.

Do đó, trước khi có những thành tựu thì bạn đừng nên quá chú trọng hay cường điệu lòng tự trọng của bản thân mình lên”. Vì vậy, hãy sử dụng lòng tự trọng của bạn một cách đúng lúc, đúng thời điểm. Đừng bao giờ để bản thân nhầm lẫn giữa lòng tự trọng và sự tự cao của chính bản thân bạn vì lòng tự trọng và sự tự cao vốn dĩ là hai phạm trù khác nhau nhưng lại là một bức tường vô cùng mỏng manh.

Lòng tự trọng là một phẩm chất quý giá của con người trong việc hình thành nên nhân cách. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có câu “Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng”.

Hãy luôn biết trân trọng danh dự, phẩm giá và nhân cách của bản thân mình một cách đúng đắn. Hãy phát huy lòng tự trọng theo một cách đúng nghĩa, bạn nhé!

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 30

Bác hồ từng nói: “Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng”. Chính lòng tự trọng và sự khiêm nhường là những viên đá nền cho lòng trắc ẩn. Có thể thấy, lòng tự trọng là một trong trong những phẩm đức quan trọng nhất và cần có ở mỗi con người.

Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

Người có lòng tự trọng luôn biết coi trọng phẩm giá đạo đức của mình, luôn tuân thủ luật pháp của nhà nước, các chuẩn mực làm người và các nguyên tác của xã hội, sống gắn kết, vị tha, giúp đỡ người khác mà không cần phải ghi nhận hat báo đáp. Người tự trọng biết coi trọng giá trị nhân cách của mình, có lòng hướng thiện, sống có giá trị, biết quan tâm đến người khác. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác với đồng loại và môi trường thiên nhiên. Ngược lại với người tự trọng là người vị kỉ. Họ sống ích ki, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình

Trong cuộc đời mỗi con người, ít ai có thể sống hạnh phúc mà thiếu lòng tự trọng. Bởi thiếu lòng tự trọng sẽ không còn là một “con người” đúng nghĩa nữa. Biết tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác, con người sẽ sống tốt hơn và được mọi người tôn trọng, mến yêu.

Sống biết tự trọng giúp con người biết điều chỉnh hành vi của mình để tránh làm những việc sai trái. Là kim chỉ nam định hướng để giúp con người tránh xa khỏi cám dỗ. Tự trọng bản thân là động lực để con người nỗ lực hoàn thiện bản thân, giúp con người biết nhận ra lỗi làm của mình và tìm cách khắc phục nó, không đổ lỗi hay trốn tránh trách nhiệm. Nếu không có lòng tự trọng, con người dễ thỏa hiệp với hoàn cảnh, có nguy cơ đánh mất chính mình.

Sống cần phải có lòng tự trọng. Người không có lòng tự trọng thì cũng không thể rèn luyện được một phẩm đức nào khác. Không những bản thân không được tôn trọng mà mối gắn kết với mọi người cũng thật lỏng lẻo.

Về mặt cá nhân, khi con người còn là một đứa trẻ đã bắt đầu có lòng tự trọng. Một đứa trẻ làm trái lời cha mẹ, thay vì nằm ăn vạ, nó sẽ tự giác nhận lỗi. Đó là biểu hiện của lòng tự trọng. Khi lớn dần lên, đứa trẻ ngày nào đã biết đứng ra, bảo vệ mình trước những lời xúc phạm, dám nhận điểm kém chứ không hề quay cóp, dám nhận tội khi bị cha mẹ thầy cô trách mắng. Hay đơn giản là tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Đó cũng là minh chứng của con người có lòng tự trọng. Khi đã trưởng thành, một người chấp nhận làm việc với khả năng của bản thân chứ không thăng quan tiến chức vì luồn cúi, hay cầu xin. Khi đó, lòng tự trọng đã trở thành phẩm chất và cách ứng xử của con người.

Có nhiều khi lòng tự trọng dễ bị hiểu sai dẫn đến những hành động sai lầm. Có những vụ đánh, chém nhau hoặc chửi bới không nên có đều bắt nguồn từ một lí do: “Nó xúc phạm đến lòng tự trọng của tôi”. Đánh một người chỉ vì một lời nói trêu đùa, một cái nhìn được cho là “nhìn đểu”. Đó có phải là lòng tự trọng? Không. Chính lúc làm như vậy, vô hình chung bạn đã tự hạ thấp danh dự bản thân. Lòng tư trọng không phải được khẳng định bằng vũ lực, bằng đồng tiền mà bằng chính nhân cách của con người.

Mỗi người cần nhận thức rõ giá trị của lòng tự trọng, rèn luyện bản thân từng ngày để sống đúng với những giá trị chuẩn mực. Việc sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm của cuộc đời mình chính là điểm xuất phát của lòng tự trọng. Hào phóng là cho đi nhiều hơn những gì bạn có thể cho. Tự trọng là lấy ít hơn những gì bạn cần lấy.

Xã hội cần đề cao những người có lòng tự trọng vì họ góp phần làm cho xã hội tốt đẹp. Đồng thời phê phán một bộ phận những kẻ ích kỉ, hám lợi, chỉ vì bản thân mà bất chấp pháp luật, đạo lí làm người, gây ra những việc làm tổn hại đến mọi người.

Có thể ánh sáng của lòng tự trọng không rực rỡ nhưng nó lấp lánh, sáng mãi nếu con người biết giữ gìn, vun đắp. Chỉ có ý thức độc lập và lòng tự trọng mới nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận. Ai cũng sống với lòng tự trọng tốt đẹp sẽ giúp xã hội phát triển tốt đẹp hơn, thân thiện hơn.Hãy đừng để một toà tháp đẹp đẽ sụp đổ chỉ vì thiếu viên gạch “lòng tự trọng”.

“Ngay cả khi trong túi hết tiền, cái mũ trên đầu anh cũng phải đội cho ngay ngắn”. Lòng tự trọng nâng cao phẩm giá của con người và là nguồn lực tạo ra niềm tin trong cuộc sống. Sống không có lòng tự trọng, không biết tôn trọng bản thân và người khác, con người sẽ sớm bị loại bỏ ra khỏi cuộc sống chung của xã hội loài người.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 31

Con người luôn được nhìn nhận và đánh giá ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ vẻ bề ngoài, đến học thức địa vị, cách cư xử trong giao tiếp. Nhưng giá trị của con người thực sự xuất phát từ những giá trị tốt đẹp tiềm ẩn bên trong tâm hồn và một trong những giá trị ấy là lòng tự trọng. Người ý thức được ý nghĩa và giá trị của lòng tự trọng cũng chính là người định đoạt được giá trị của bản thân mình, từ đó luôn cố gắng giữ gìn và hoàn thiện, ngày một nâng cao phẩm giá của mình.

Tự trọng vốn là một từ Hán Việt, dịch nghĩa là tự biết để ý, giữ gìn, đặt nặng những vấn đề của bản thân. Suy rộng ra tự trọng có nghĩa là luôn tự biết chú ý, giữ gìn những phẩm giá tốt đẹp của bản thân, luôn coi trọng bảo nhân cách của mình, không cho phép bản thân sống lệch lạc, hoặc tác động của môi trường làm ảnh hưởng đến chúng, dù có là ở trong hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo nhất. Người có lòng tự trọng là người trước hết có tư cách đạo đức, nhân phẩm cao đẹp, sống nhân hậu, vì người cũng là vì mình, tôn trọng bản thân cũng đồng thời tôn trọng mọi người xung quanh, không tùy tiện đánh giá, hay đối xử bất công với người khác bởi tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng bản thân mình. Người có lòng tự trọng là người rộng lượng, không hay tính toán thiệt hơn, sẽ không vì cái lợi nhỏ mà bị cám dỗ, ảnh hưởng đến nhân phẩm danh dự, để bị chê cười. Ở một khía cạnh nào đó, trong quá khứ, người ta thường quy cho tự trọng chính là lối sống thanh cao, thoát tục không vướng vào những chuyện thị phi, đó là điều không sai, nhưng cho đến nay thế giới có nhiều biến đổi, người có lòng tự trọng không còn là việc sống tách biệt với thế giới để bảo vệ cái tôi cá nhân nữa mà là sống hòa nhập, chan hòa nhưng vẫn bảo vệ được phẩm giá và danh dự của mình, được người người yêu quý kính trọng.

Tự trọng biểu hiện ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống của mỗi con người. Đầu tiên, tự trọng thể hiện ở việc sống trung thực với bản thân, gia đình và xã hội, luôn nỗ lực làm hết mình trong công việc, không gian dối, sống ngay thẳng, luôn cố gắng khẳng định tài năng và nhiệt huyết của mình. Không làm những việc khuất tất, không rõ ràng minh bạch để người khác hiểu lầm, luôn chí công vô tư, tấm lòng trong sáng, đối xử chân thành với mọi người, không dựng chuyện đặt điều về người khác, không tham gia bình luận hay phán xét một cách chủ quan. Thấy cái sai phải lên tiếng chỉ ra một cách khéo léo, tuyệt đối đừng quá gay gắt khiến đối phương mất mặt, cần đặt cả lòng tự trọng của đối phương lên để cân nhắc trước khi hành động. Khi chúng ta vô tình mắc lỗi, không nên trốn tránh vì không dễ gì trốn được, bởi ai cũng có đôi mắt đủ tinh tường để nhận ra, đôi khi họ im lặng không có nghĩa là họ không biết mà chỉ đơn giản là họ chờ ta tự nói ra mà thôi. Khi chúng ta thẳng thắn nhận lỗi và chấp nhận sửa sai với một thái độ nhiệt tâm, chân thành, thì hơn tất cả chúng ta vừa bảo vệ được phẩm giá của bản thân, vừa khiến người khác có cái nhìn thiện cảm hơn, lỗi lầm của chúng ta vì thế mà cũng dễ dàng được bỏ qua. Tự trọng còn thể hiện ở nếp sống và sinh hoạt cá nhân, một người có lòng tự trọng sẽ biết sắp xếp cuộc sống của mình thật gọn gàng ngăn nắp, biết lên kế hoạch, biết quý trọng thời gian và sức khỏe của bản thân. Có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích của tập thể dù đôi khi phải hy sinh lợi ích cá nhân.

Lòng tự trọng không chỉ đơn giản là việc giữ gìn nhân cách và phẩm giá của bản thân mà còn thể hiện ở lòng tự tôn dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn. Luôn tỉnh táo và đấu tranh chống lại mọi hành vi làm ảnh hưởng đến đất nước, luôn tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Có tinh thần học hỏi, tiếp thu những cái mới, tốt đẹp của nhân loại nhưng không được có tư tưởng sính ngoại, Tây hóa, bỏ rơi nền văn hóa 4000 năm của dân tộc, mà thay vào đó phải cố sức phát triển, trên tất cả hãy nhớ chúng ta là con dân Việt Nam là dòng giống Lạc Hồng.

Lòng tự trọng có thể xem là một trong những tiêu chí đánh giá phẩm cách của con người, người có lòng tự trọng thường là người có một tâm hồn đẹp, được tiếp thu một sự giáo dục rất tốt từ gia đình, nhà trường và xã hội. Người có lòng tự trọng luôn có một lối sống cao đẹp khiến người khác phải nể phục và kính trọng, không dám tùy tiện mà nhận xét đánh giá. Lòng tự trọng giúp con người ta hoạch định bản thân tốt hơn, biết việc nên và không nên làm, bởi vậy, cuộc sống và công việc của họ cũng trở nên dễ dàng và suôn sẻ hơn hẳn. Còn ngược lại người không có lòng tự trọng, không biết giữ gìn phẩm giá, chỉ biết ghen ăn tức ở, ích kỷ, xấu xa, nhỏ nhen chính là tự hạ thấp bản thân mình, đa phần xã hội chẳng mấy ai ưa thích kiểu người như vậy. Người không biết tôn trọng chính bản thân và tôn trọng người khác thì rất khó nhận được sự ủng hộ, đồng tình, dễ bị đào thải trong môi trường công việc, học tập và trong bất kỳ một tập thể nào khác. Nếu trong một xã hội, mọi người đều ý thức được giá trị của lòng tự trọng, thì có một điều tất yếu rằng xã hội chắc chắn sẽ trở nên văn minh hơn hẳn, đẹp đẽ hơn nhờ lối sống và cách cư xử có văn hóa mà mỗi người dành cho nhau. Bớt đi được những ganh đua ích kỷ làm trì trệ sự phát triển, bớt đi được những tệ nạn làm xã hội rối ren, phức tạp.

Một điều quan trọng chúng ta cần nhớ, chớ có lầm tưởng hai khái niệm tự trọng và tự ái, tự cao, tự đại là một, bởi so với tự trọng là tôn trọng giữ gìn phẩm giá, nâng cao giá trị bản thân thì tự ái lại là lòng nhỏ nhen, ích kỷ, thậm chí là yếu đuối, luôn muốn khư khư bảo vệ lấy cái tôi cá nhân, không muốn hi sinh lợi ích cá nhân. Dễ dàng bị tác động bởi những tác nhân bên ngoài, dù đó là đúng hay sai, biểu hiện rõ nhất đó là việc người hay tự ái thì không bao giờ chấp nhận và sửa chữa sai lầm của mình, thay vào đó họ sẽ trưng ra bộ mặt giận dỗi, yếu đuối để người khác phải thương cảm, e dè. Đây rõ ràng không phải là biểu hiện của lòng tự trọng.

Lòng tự trọng là một trong những nhân tố quan trọng nhất làm nên giá trị của mỗi con người, hướng con người đi theo những suy nghĩ và hành động tích cực để bảo vệ, nâng cao phẩm giá của bản thân, làm đẹp cho chính tâm hồn của mình đồng thời cũng là làm đẹp cho xã hội, góp phần phát triển xã hội ngày một văn minh giàu mạnh hơn. Con người cần mỗi ngày tự rèn luyện cho bản thân tính tự trọng từ những điều vụn vặt nhất trong cuộc sống, làm sao cho dẫu là một mẩu rác chúng ta bỏ đi cũng vẫn lưu lại hương thơm từ đức tính tốt đẹp tỏa ra trong chính bàn tay của chúng ta.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 32

Giá trị của con người không phải là được thể hiện ở ngoại hình, hay không chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội. Mà nó được thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của con người. Người có lòng tự trọng biết được giá trị của bản thân mình. Bàn về lòng tự trọng có rất nhiều điều để nói đến.

Trước hết là khái niệm lòng tự trọng. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người. Đừng qui lòng tự trọng với tâm lý sĩ diện là một. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và thể hiện những thái độ hoàn toàn khác nhau. Tâm lý sĩ diện thể hiện một thái độ tiêu cực còn lòng tự trọng thì ngược lại. Nó đem đến những tích cực nhất định. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mối quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn. Bạn không thể sống trong sự cô lập với xã hội vì thế không có các mối quan hệ, bạn sẽ không thể tồn tại được. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ lâu dài. Không chỉ thế, lòng tự trọng còn là nội tâm, là lý trí để ngăn cản bạn làm những điều xấu, những hành vi đi ngược với đạo đức và lương tâm con người. Bởi có lòng tự trọng, bạn sẽ tìm cách để bảo vệ nó. Để bảo vệ nó bạn sẽ không để mình hành động theo bản năng mà luôn suy xét lợi, hại cũng như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ sẽ là một cách tốt để bạn giảm đi những sai lầm không đáng có.

Bảo vệ lòng tự trọng thì khó chứ đánh mất nó thì dễ dàng. Chỉ cần một hành động thiếu suy nghĩ cũng khiến bạn đánh mất lòng tự trọng bấy lâu nay mà mình gìn giữ. Chẳng hạn đi gây hấn, đánh cãi chửi nhau nơi công cộng cũng quá đủ để đánh mất lòng tự trọng của bản thân mình. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ tới nhân vật thị trong "Vợ nhặt" của Kim Lân. Cái đói đã đẩy Thị đến bước đường đánh mất lòng tự trọng. Thị gạ ăn với anh Tràng rồi chỉ tin những câu nói bông đùa theo không Tràng về làm vợ. Lòng tự trọng của Thị đã bị mất hoàn toàn chỉ trong vài phút ngắn ngủi. Nhưng không thể trách Thị. Thị chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Để bảo vệ được lòng tự trọng cũng như nhận thức rõ giá trị của bản thân, bạn không làm gì khác ngoài rèn luyện để giữ gìn và phát triển nhân cách trong sạch, đúng mực. Bạn phải học tập hàng ngày để hình thành nhân sinh quan đúng đắn cho bản thân mình.

Có như vậy bạn mới có khả năng đánh giá đúng đắn những hành động mà mình làm. Nghiêm khắc với chính bản thân mình là cách tốt nhất để rèn luyện. Có tôn trọng bản thân bạn mới tôn trọng người khác, ý thức được lòng tự trọng của bản thân, bạn mới biết cách để bảo vệ nó. Nhưng chỉ bảo vệ lòng tự trọng thôi thì chưa đủ, bạn cần phải làm cho nó ngày càng có giá trị hơn. Hãy rèn luyện sức khỏe, bản thân, học tập không ngừng, để giá trị con người ngày càng phát triển. Bổ sung kiến thức khoa học cũng như xã hội, giữ cho bản thân có một thái độ lạc quan và tích cực trong mọi tình huống, hòa nhã và tôn trọng người đối diện. Biết nhận lỗi và sửa sai lỗi lầm. Đừng để cái tôi cá nhân quá lớn lấn át lòng tự trọng. Làm sai mà không nhận ra còn khăng khăng cho là mình đúng thì quả là không tốt chút nào. Tâm lí ấy bạn có thì hãy nên gạt bỏ ngay từ bây giờ. Thái độ tích cực sẽ đem tới cho bạn nhiều niềm vui hơn là cố chấp bảo vệ bản thân trong tình huống không phù hợp. Cái cách mà bạn nhận lỗi và xin lỗi cũng là cách để khẳng định giá trị bản thân mình. Xin lỗi không có nghĩa là lòng tự trọng của bạn sẽ bị mất đi. Bạn đừng hiểu lầm nói lời xin lỗi là khuất phục trước người khác mà không thể bảo vệ được quan điểm cá nhân. Đó là sai lầm. Lời xin lỗi lúc cần không những là sự tôn trọng của bạn đối với người khác mà còn thể hiện bản thân là người có học thức, có nhân cách. Như tôi đã nói ở trên chỉ vài hành động nhỏ cũng đủ để bạn đánh mất lòng tự trọng của bản thân mình. Hãy cư xử một cách văn minh, lịch sự, hòa nhã và tôn trọng người khác. Cuộc sống là cho đi rồi lại nhận về.

Bạn đối xử với họ ra sao họ cũng sẽ đối xử với bạn như vậy. Bạn tôn trọng họ, họ tôn trọng bạn, bạn hòa nhã với họ họ cũng sẽ như vậy. Có như vậy bạn sẽ được mọi người yêu mến. Xây dựng được hình tượng tốt trong mắt mọi người không hề dễ dàng. Nhưng làm được điều đó không phải là không thể. Bạn tự làm đẹp cho tâm hồn mình thì bạn sẽ nhân được những điều tốt đẹp ấy mà thôi. Nhân đây tôi cũng kể cho bạn nghe một câu chuyện sâu sắc. Một cậu bé bán vé số trên đường. Đi qua một quán nước mời mua mà không ai chịu. Đi được một quãng, hai chàng thanh niên uống nước ở vỉa hè ném vỏ lon ra lòng đường. Cậu bé nhặt lên mà ai cũng nghĩ cậu lượm về đem bán. Nhưng không, cậu mang chúng vào thùng rác trước ánh mắt ngỡ ngàng của mọi người. Thấy thế một anh gọi cậu đến hỏi: "Tại sao em không đem về bán". Cậu trả lời: "Cô giáo em dạy không được xả rác bừa bãi" - "Em còn đi học hả?" - "Dạ không em nghỉ rồi ạ". "Lại đây anh mua vé số cho". "Sao vừa nãy em mời anh không mua". "Bây giờ anh tội nghiệp em". "Em không bán cho anh đâu, em không cần anh tội nghiệp". Lòng tự trọng của cậu bé thật khiến anh thanh niên phải suy ngẫm. Một bài học quí giá về cách cư xử giữa con người với nhau. Lòng tự trọng của cậu bé bán vé số thực sự khiến tôi nhận ra được nhiều điều.

Lòng tự trọng là thứ cơ bản và cần thiết đối với mỗi con người. Có lòng tự trọng, bạn mới có được sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình. Không ai muốn mình bị người khác coi thường. Nhưng người khác chỉ coi thường bạn khi bạn để họ có được cơ hội ấy. Bạn phải là người đầu tiên tôn trọng giá trị bản thân mình. Ai ai cũng đều không hoàn hảo nhưng họ vẫn có những thứ để tự hào về con người của mình. Chính lòng tự trọng đã giúp họ có được những điều ấy.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 33

Mỗi người đều có những giá trị riêng cho bản thân mình. Chúng ta trân trọng bản thân mình thế nào thì những người khác cũng yêu mến giá trị của bản thân họ như thế. Chính vì thế, chúng ta cần sống với lòng tự trọng để cuộc sống thêm phần nhân văn hơn. Tự trọng là việc tự ý thức được những giá trị của bản thân; coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự đó và phát triển nó ngày càng tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, tự trọng còn là việc chúng ta biết bảo vệ bản thân, không cho người khác động chạm hoặc xúc phạm đến giá trị của mình. Lòng tự trọng cũng được coi là một giá trị phẩm chất cao đẹp bởi nó có ý nghĩa to lớn đối với cá nhân mỗi người. Tự trọng được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của mỗi con người. Đó là việc sống trung thực với bản thân, gia đình và xã hội, luôn nỗ lực làm hết mình trong công việc, không gian dối, sống ngay thẳng, luôn cố gắng khẳng định tài năng và nhiệt huyết của mình,… Người có lòng tự trọng thường là người có một tâm hồn đẹp, một lối sống cao đẹp khiến người khác phải nể phục và kính trọng. Bên cạnh đó, lòng tự trọng cũng giúp con người ta hoạch định bản thân tốt hơn, biết việc nên và không nên làm, phên biệt được phải - trái, đúng - sai rõ ràng hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống không có lòng tự tôn, không chịu tôi luyện bản thân để nâng cao giá trị của mình. Lại có những người sẵn sàng vì tư lợi cá nhân mà gạt bỏ lòng tự trọng,… Những người này thật đáng chỉ trích, phê phán. Nhận biết được những điều đó, mỗi chúng ta cần cố gắng rèn luyện để nâng cao giá trị bản thân cũng như rèn luyện cho mình lòng tự trọng, sống theo lẽ phải, hướng đến những điều tốt đẹp nhất. Mỗi người được sống có một lần, hãy làm một công dân gương mẫu, xây dựng những điều tốt đẹp nhất cho xã hội.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng - Mẫu 34

Con người sinh ra và lớn lên cùng những cảm xúc khác nhau, vui có, buồn có, hạnh phúc có, đau khổ có. Và tất cả những dòng cảm xúc đó tạo nên những đức tính riêng biệt cho mỗi người, nhưng chung quy lại ở trong bất kì ai cũng tồn tại một thứ cảm xúc khó diễn tả vô cùng đó là lòng tự trọng, nhưng thế nào là lòng tự trọng, lòng tự trọng có quan hệ như thế nào với cách ứng xử thì không phải ai cũng có thể trả lời chính xác được.

Trước tiên xét về lòng tự trọng ta có thể hiểu lòng tự trọng là một trong những đức tính tốt đẹp của con người, đó là đức tính luôn giữ gìn phẩm chất, nhân cách của mỗi người, hành động, lời nói cư xử đúng mực với những người xung quanh trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Người có lòng tự trọng là người biết, hiểu rõ những việc mình đang làm, biết rõ giá trị của bản thân, dùng kiến thức kĩ năng để bảo vệ những thứ tốt đẹp, tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác theo cách riêng của mình.

Trong ứng xử với người đối diện lòng tự trọng chính là bàn đạp thúc đẩy câu chuyện, mối quan hệ giữa con người với con người, giúp con người đối xử với nhau có chừng mực, có sự tôn trọng lẫn nhau. Bên cạnh đó lòng tự trọng còn mang đến nhiều yếu tố tích cực trong cuộc sống đặc biệt là xây dựng nhân cách cá nhân, người có lòng tự trọng sẽ sống sao cho phù hợp với những chuẩn mực mà xã hội đề ra, sống một cuộc sống thoải mái, biết chấp nhận khó khăn, thất bại, thử thách, hơn nữa những người có lòng tự trọng luôn luôn thành công trong cuộc sống, sống cuộc sống thoải mái ít suy nghĩ lo âu.

Tuy nhiên cần phải nhìn nhận rõ lòng tự trọng khác với tính sĩ diện và tính bảo thủ, người có lòng tự trọng là người có quan điểm, cách ứng xử đúng đắn, dùng lí lẽ dẫn chứng để bảo vệ quan điểm của mình, còn những người mang trong mình tính sĩ diện hay sự bảo thủ thì ngược lại hoàn toàn, những người đó luôn đặt bản thân lên hàng đầu theo một cách tiêu cực, coi thường, thiếu tôn trọng đối với người khác.

Lòng tự trọng đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống, vậy lòng tự trọng có mối quan hệ như thế nào đối với cách ứng xử? Trước tiên phải khẳng định lòng tự trọng và cách ứng xử có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau, thấy rõ nhất được mối quan hệ đó là ở trong cuộc sống, trong cuộc sống bạn cư xử, dùng lời nói hành động với người khác như thế nào thì người đó sẽ cư xử lại với bạn như thế, lòng tự trọng đem tới cho con người cách cư xử đúng mực, xây dựng hình ảnh đẹp, nhã nhặn trong mắt người khác từ đó sẽ tạo nên các mối quan hệ bền vững.

Và lòng tự trọng đặc biệt quý giá trong xã hội ngày nay khi mà xã hội tồn tại phát triển dựa trên các mối quan hệ, chúng ta không thể sống cô lập trong một xã hội như thế. Khi có lòng tự trọng lời nói của bạn sẽ được lí trí điều khiển sao cho đúng mực, tránh những hành động vô nghĩa, đi ngược với những hành vi đạo đức và lương tâm con người. Cuối cùng mỗi người cần phải biết tự trọng đó là điều cần thiết nhất trong cách ứng xử giữa người với người, có rất nhiều tấm gương to lớn về lòng tự trọng mà chúng ta có thể học tập, điển hình nhất đó là lòng tự trọng về chủ quyền, tự trọng về quyền tự do dân tộc trong suốt những năm tháng trong lịch sử của cha ông.

Lòng tự trọng là đức tính tốt đẹp mà con người cần phát huy, tôi luyện để có được, đặc biệt lòng tự trọng và cách ứng xử luôn đi đôi với nhau, ứng xử sao cho phù hợp với lòng tự trọng hay xây dựng lòng tự trọng như thế nào để có cách ứng xử đúng mực là vô cùng quý giá trong thời đại ngày nay

Đánh giá

0

0 đánh giá