30 câu Trắc nghiệm Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí có đáp án 2023 – Ngữ văn lớp 12

 Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 6 trang gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 - Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí có đáp án có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 12 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 6 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 30 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí có đáp án – Ngữ văn lớp 12:

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 12

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 

Câu 1 : Cho đề bài sau: “Vì sao có thể nói: Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả từ thái độ sống và những lựa chọn của bạn trong quá khứ. Cuộc sống của bạn ngày mai sẽ là kết quả từ thái độ sống và những lựa chọn của bạn ngày hôm nay?”. Thao tác nghị luận bắt buộc phải sử dụng trong bài văn triển khai cho đề bài trên là gì?

A. Bình luận và so sánh

B. So sánh và phân tích

C. Giải thích và chứng minh

D. Bác bỏ và bình luận

Chọn đáp án : C

Câu 2 : Sự khác nhau cơ bản nhất của bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội với nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?

A. Khác nhau về nội dung nghị luận.

B. Khác nhau về hình thức.

C. Khác nhau về các thao tác.

D. Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt.

- Khác nhau cơ bản về nội dung nghị luận

+ Nghị luận về tư tưởng đạo lí: kết hợp những thao tác lập luận làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.

+ Nghị luận về hiện tượng đời sống: sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu và đồng tình với ý kiến của người viết trước những hiện tượng có ý nghĩa xã hội.

Chọn đáp án : A

Câu 3 : Ý nào dưới đây không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?

A. Nội dung đem ra bài luận về một vấn đề tư tưởng, văn hóa, đạo đức,… của con người.

B. Bài biết có bố cục 3 phần, các luận điểm, luận cứ đúng đắn, sáng tỏ, chính xác.

C. Lời văn trau chuốt, bóng bẩy, sử dụng biện pháp tu từ.

D. Sử dụng các thao tác lập luận như so sánh, phân tích, chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề.

- Bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí có nội dung bàn luận về một tư tưởng đạo lí, văn hóa,.. của con người.

- Các bài văn nghị luận nói chung hay bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng đều có bố cục 3 phần, các luận điểm, luận cứ, luận chứng phải đúng đắn,

chính xác, sáng tỏ,…

- Sử dụng 6 thao tác lập luận cơ bản.

- Lời văn, câu văn cần phải cô đúc, ngắn gọn.

Chọn đáp án : C

Câu 4 : Trong các đề sau, đề nào không thuộc đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?

A. Suy nghĩ của em về câu ca dao “Học thầy không tày học bạn”.

B. Suy nghĩ của em về “Bệnh ngôi sao” của một số nhân vật nổi tiếng hiện nay.

C. Suy nghĩ của em về câu nói “Đọc sách hay cũng như được trò chuyện với một người bạn thông minh” (L.Tonstoi).

D. Suy nghĩ của em về vấn đề: Tài năng và lòng tốt của con người.

- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí hình thức sẽ thuộc 2 dạng:

+ Dạng ngắn như các câu nói, câu tục ngữ, ca dao,…

+ Dạng dài là các truyện ngắn mang tính triết lí. Và làm rõ các vấn đề liên quan đến tư tửơng, đạo lí.

Đề : "Suy nghĩ của em về bệnh ngôi sao của các nhân vật nổi tiếng hiện nay" thuộc nghị luận về một hiện tượng đời sống.

Chọn đáp án : B

Câu 5 : Sắp xếp theo trình tự các bước để trình bày một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí?

A. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn- Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động

B. Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá.

C. Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động.

D. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn.

- Có 4 bước để trình bày bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí được sắp xếp như sau:

B1. Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

B2. Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

B3. Bình luận và đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến,… )

B4. Rút ra bài học nhận thức và hành động.

Chọn đáp án : C

Câu 6 : Cho đề văn sau: “Có ba điều trong đời không được đánh mất: sự thanh thản, niềm hi vọng và lòng trung thực”. Anh chị suy nghĩ như thế nào về những điều đó?

A. Ý nghĩa và tầm quan trọng của sự thanh thản.

B. Ý nghĩa và tầm quan trọng của niềm hi vọng.

C. Ý nghĩa và tầm quan trọng của đời sống tinh thần.

D. Ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng trung thực.

Chọn đáp án : C

Câu 7 : Có thể diễn đạt lại câu nói: “Chẳng có phát minh nào có dấu cộng mà không có dấu trừ” bằng cách nào là đúng nhất?

A. Không có cái mới nào ra đời lại chỉ có ưu điểm.

B. Không có cái mới nào ra đời mà không có ưu điểm.

C. Cái mới nào ra đời cũng có nhược điểm.

D. Mọi sự vật, hiện tượng đều có ưu điểm và nhược điểm.

Chọn đáp án : A

Câu 8 : Dòng nào nêu không đúng đặc điểm của đề văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?

A. Nội dung bàn về một tư tưởng, quan điểm về cuộc sống, cách sống….

B. Thường xuất phát từ một danh ngôn, một câu ca dao, tục ngữ.

C. Câu lệnh của đề thường yêu cầu thao tác giải thích.

D. Phạm vi dẫn chứng chủ yếu lấy từ hiện thực cuộc sống.

Chọn đáp án : C

Câu 9 : Cho đề văn: “Anh chị suy nghĩ như thế nào khi nhà thơ R.Gam-da-tốp nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác.” ? Câu tục ngữ nêu không chính xác tinh thần và quan điểm sống đúng đắn được rút ra từ đề văn trên?

A. Hậu sinh khả úy

B. Uống nước nhớ nguồn

C. Gieo gió gặt bão

D. Ác giả, ác báo

Chọn đáp án : B

Câu 10 : Mở bài của một bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí cần đạt những yêu cầu nào?

A. Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận.

B. Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận.

C. Nêu vấn đề cần nghị luận.

D. Cả ba đều đúng

- Mở bài cho bài văn nghị luân về một tư tưởng, đạo lí cần đạt những yêu cầu sau:

+ Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận.

+ Nêu vấn đề cần nghị luân (Trích dẫn)

+ Phải làm gì về vấn đề được đưa ra nghị luận ( có tính chuyển ý)

Chọn đáp án : D

Câu 11 : Một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí có những yêu cầu gì về mặt nội dung?

A. Nội dung làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí thông qua các thao tác lập luận như chứng minh, phân tích,… để làm sáng rõ vấn đề.

B. Nghị luận làm sáng tỏ các vần đề về tư tưởng đạo lí bằng cách đưa ra những mặt hại.

C. Cả A và B đều sai.

D. Cả A và B đều đúng.

- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.

- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là đưa ra những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn, chứ không đưa ra những mặt hại.

Chọn đáp án : A

Câu 12: Ý nào sau đây không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý?

A. Nội dung đem ra bàn luận là vấn đề tư tưởng, đạo lý,đạo đức, lối sống của con người Việt Nam.

B. Bố cục bài viết 3 phần, có luận điểm chính xác, sáng tỏ, sinh động.

C. Lời văn cần trau chuốt, bóng bẩy

D. Vận dụng một cách linh hoạt các thao tác lập luận: chứng minh, giải thích, so sánh, phân tích để trình bày vấn đề.

Câu 13: Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý thường đặt ra trực tiếp qua:

A. Một câu tục ngữ, ca dao.

C. Một câu danh ngôn.

D. Câu nói của các nhà hiền triết, các vị lãnh tụ.

B. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu 14: Trong những đề bài sau, đề bài nào không thuộc bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?

   A. Suy nghĩ về đạo lý Uống nước nhớ nguồn của dân tộc

   B. Suy nghĩ từ truyện Ếch ngồi đáy giếng

   C. Suy nghĩ về câu Có chí thì nên

   D. Suy nghĩ về một tấm gương vượt khó

Câu 15: Ý nào dưới đây nói không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?

   A. Nội dung đem ra bàn luận là vấn đề tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống của con người

   B. Bài viết có bố cục 3 phần, phần có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, chính xác, sinh động

   C. Văn viết cần trau chuốt, bóng bảy, giàu hình ảnh, giàu biện pháp tu từ

   D. Vận dụng linh hoạt thao tác chứng minh, giải thích, so sánh, phân tích, đối chiếu… để trình bày vấn đề

Câu 16: Một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí có yêu cầu gì về mặt nội dung

   A. Nghị luận làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lý bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích… để chỉ ra chỗ đúng sai của tư tưởng nào đó.

   B. Nghị luận làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng cách trình bày mặt lợi hại

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Cả A và B đều sai

Câu 17: Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiệ tượng, đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

   A. Khác nhau về nội dung nghị luận

   B. Khác nhau về sự vận dụng thao tác

   C. Khác nhau về cấu trúc bài viết

   D. Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt

Câu 18: Trong những đề bài sau đề nào không thuộc bài văn nghị luận về một vấn đề, tư tưởng đạo lí?

   A. Bàn về nhân vật chó sói và cừu non trong bài thơ của La Phông ten

   B. Bàn về đạo lý Uống nước nhớ nguồn

   C. Lòng biết ơn thầy cô giáo

   D. Bàn về tranh giành và nhường nhịn

Câu 19: Ý nào sau đây không phù hợp với đề bài “Bàn về câu nói Có chí thì nên”?

   A. Chí là chí hướng, quyết tâm, sức mạnh tinh thần của con người

   B. Người có chí là người biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh

   C. Người có chí là người luôn gặp may mắn trong cuộc sống

   D. Người học sinh cần rèn chí trong học tập và trong cuộc sống

 

 

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống