Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ

17.2 K

Trả lời Câu hỏi 4 trang 67 sgk Ngữ văn 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Hương Sơn phong cảnh giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Hương Sơn phong cảnh

Câu 4 trang 67 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ

Trả lời:

- Bốn câu thơ đầu:

+ Sự ngạc nhiên, thích thú, thỏa mãn của chủ thể trữ tình khi đã được đặt chân đến Hương Sơn phong cảnh, nơi mà người đã ao ước bấy lâu nay, nơi được mệnh danh là “Đệ nhất động” (Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay/”Đệ nhất động” hỏi nơi đây có phải?”).

- 14 câu thơ tiếp:

+ Chủ thể trữ tình cảm nhận cảnh vật một cách thực tế nhất.

+ Chủ thể trữ tình liệt kê và miêu tả chi tiết những cảnh đẹp nơi Hương Sơn, so sánh với những hình ảnh mĩ lệ (long lanh như gấm dệt; lối uốn thang mây;...) => sự quan sát tỉ mỉ từng nét đẹp, từng ngóc ngách của chủ thể trữ tình.

- 5 câu thơ cuối:

+ “Chừng giang sơn còn đợi ai đây”: “giang sơn” chính là đất nước. Ngoài việc muốn nói đến vẻ đẹp của Hương Sơn, chủ thể trữ tình cũng muốn bày tỏ tình yêu nước thầm kín của mình.

+ Chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp tình yêu của mình tước vẻ đẹp của Hương Sơn, sự khóng khoáng, lãng tử qua câu thơ cuối “Càng trông phong cảnh càng yêu”.

Xem thêm lời giải soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá