Giải Lịch sử 10 trang 112 Cánh diều

287

Với Giải Lịch sử 10 trang 112 Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch sử 10 trang 112 Cánh diều

Câu hỏi trang 112 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Bảng 16, các hình 16.1, 16.2, hãy:

- Kể tên các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có dân số trên 1 triệu người và những dân tộc thiểu số có dân số dưới 5 nghìn người.

-  Nhận xét về cơ cấu dân số theo dân tộc ở Việt Nam hiện nay.

Lịch Sử 10 Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam | Cánh diều (ảnh 3)

Lịch Sử 10 Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam | Cánh diều (ảnh 2)

Lịch Sử 10 Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam | Cánh diều (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 1 Bài 16 SGK.

Bước 2: Xác định các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Trả lời:

Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có dân số trên 1 triệu người và những dân tộc thiểu số có dân số dưới 5 nghìn người:

- Có 6 dân tộc có dân số trên 1 triệu người là Tày, Thái, Mường, Hmông, Khơ-me, Nùng ( trong đó dân tộc Tày có số dân đông nhất – 1,845,492 người).

- Có 11 dân tộc có dân số dưới 5 nghìn người: Lô Lô, Mảng, Cờ Lao, Bố Y, Cống, Ngái, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu ( trong đó dân tộc Ơ Đu là dân tộc có dân số ít nhất 428 người).

Nhận xét về cơ cấu dân số theo dân tộc ở Việt Nam hiện nay:

- Dân tộc Kinh chiếm đông đảo (85,3%) phần còn lại là các dân tộc thiểu số chiếm số lượng khiêm tốn (14,7%).

- Đa dạng các dân tộc là một đặc điểm nổi bật của dân số Việt Nam.

2. Ngữ hệ và phân chia dân tộc theo ngữ hệ

Câu hỏi trang 112 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Sơ đồ 16.1, hãy:

Lịch Sử 10 Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam | Cánh diều (ảnh 4)

- Trình bày khái niệm ngữ hệ.

- Cho biết các dân tộc ở Việt Nam được phân chia như thế nào theo ngữ hệ?

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 2 Bài 16 SGK.

Bước 2: Xác định khái niệm ngữ hệ.

Trả lời:

Khái niệm ngữ hệ:

- Ngữ hệ là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc với nhau

- Quan hệ đó được xác định bởi những đặc điểm giống nhau về ngữ pháp, hệ thống từ vị cơ bản, âm vị và thanh điệu,…

- Ngữ hệ còn được gọi là dòng ngôn ngữ

Các dân tộc ở Việt Nam được phân chia như thế nào theo ngữ hệ:

Ngữ hệ

Nhóm ngôn ngữ

Dân tộc

Ngữ hệ Nam Á

Việt- Mường

Kinh, Mường, Thổ, Chứt.

Môn- Khơ me

Khơ- me, Ba Na, Xơ Đăng, Hrê, Cơ- Ho, Mnông, Xtiêng, Khơ- mú, Bru – Vân Kiều, Cơ Tu, Giẻ Triêng, Tà Ôi, Mạ, Co, Chơ Ro, Xinh-mun, Kháng, Mảng, Brâu, Rơ Măn, Ơđu.

Ngữ hệ Mông- Dao:

Hmông, Dao

Hmông, Dao, Pà Thèn.

Ngữ hệ Thái- Ka Đai

Tày- Thái

Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Dáy, Lào, Lự, Bố Y.

Ka- Đai

La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo.

Ngữ hệ Nam Đảo

Mã Lai- Đa Đảo

Gia Rai, Ê- đê, Chăm, Ra- glai, Chu-ru.

Hán- Tạng

Mã Lai- Đa Đảo

Hoa, Sán, Dìu, Ngái.

Tạng- Miến

Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Lô Lô, Cống, Si La.

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải Lịch sử 10 trang 117

Giải Lịch sử 10 trang 120

Đánh giá

0

0 đánh giá