Giải Lịch sử 10 trang 12 Cánh diều

727

Với Giải Lịch sử 10 trang 12 Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch sử 10 trang 12 Cánh diều

Câu hỏi trang 12 Lịch sử 10: - Đọc thông tin và quan sát các sơ đồ 1.2,1.3, hãy nêu những nét chính về một số phương pháp cơ bản của Sử học.

- Sơ đồ 1.3 phản ánh phương pháp nghiên cứu nào của Sử học?

Lịch Sử 10 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển | Cánh diều (ảnh 7)

Lịch Sử 10 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển | Cánh diều (ảnh 8)

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 3.2 Bài 1 SGK.

Bước 2: Xác định các phương pháp cơ bản của Sử học. 

Bước 3: Rút ra kết luận.

Trả lời:

* Một số phương pháp cơ bản của Sử học:

- Phương pháp nghiên cứu bao gồm:

 + Phương pháp lịch sử.

 +  Phương pháp logic.

- Phương pháp trình bày bao gồm:

+ Phương pháp lịch đại.

+ Phương pháp đồng đại.

- Phương pháp tiếp cận bao gồm:

 + Phương pháp tiếp cận liên ngành.

=> Phương pháp lịch sử và các phương pháp logic vẫn là phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu lịch sử.

* Sơ đồ 1.3 phản ánh phương pháp lịch đại. Trình bày lịch sử theo các mốc thời gian từ năm 1930- 1986 giúp người đọc thấy được tiến trình của lịch sử nước ta

Luyện tập và Vận dụng (trang 12)

Luyện tập 1 trang 12 Lịch sử 10: Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Hội Sử học (1988):” Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải thật trung thực, khách quan”.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức bài 1 SGK.

Bước 2: Xác định những ý chính trong lời phát biểu như :” Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất một lần”, “ nhà sử học”,“ trung thực, khách quan”.

Bước 3: Lý giải và kết luận theo quan điểm của em.

Trả lời:

Qua lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ta có thể hiểu :

- Lịch sử chỉ diễn ra một lần duy nhất, dòng chảy thời gian ấy sẽ không lặp lại.

- Sử học cần phải dựa vào các nguồn tư liệu để khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác.

- Điều kiện tiên quyết để khôi phục lịch sử chính xác và cụ thể nhất đòi hỏi nhà sử học phải trung thực và có cái nhìn khách quan về lịch sử để tránh nhận thức phiến diện, một chiều và chủ quan theo ý kiến cá nhân. 

=> Tóm lại, ở bất cứ giai đoạn thời điểm nào, thì sự trung thực  và khách quan của nhà sử học là yếu tố rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.

Vận dụng 2 trang 12 Lịch sử 10: Hãy cho biết ý nghĩa câu nói Gioóc-giơ Ô-oen (người Anh): “Cách hữu hiệu nhất để hủy diệt một dân tộc là phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết của họ về lịch sử của chính họ”.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức bài 1 SGK.

Bước 2: Xác định các từ khóa “ hủy diệt”, “phủ nhận và xóa bỏ”, “hiểu biết của họ về lịch sử”. 

Bước 3: Lý giải và kết luận theo quan điểm của em.

Trả lời:

Câu nói “Cách hữu hiệu nhất để hủy diệt một dân tộc là phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết của họ về lịch sử của chính họ”:

- Khẳng định vai trò quan trọng của lịch sử dân tộc đối với một quốc gia hay bất cứ một dân tộc nào.

- Phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết lịch sử là cách thức thâm hiểm nhất để tận diệt một dân tộc về mặt lịch sử và văn hóa cũng như đồng hóa dân tộc đó.

- Khi một dân tộc không biết nguồn gốc tổ tiên của chính mình, thì dân tộc đó đã mất đi một phần linh hồn của mình và cũng mất đi tinh thần dân tộc- sức mạnh để phản kháng, chống lại các thế lực bên ngoài.

Vận dụng 3 trang 12 Lịch sử 10: Tìm kiếm thông tin và giới thiệu những nguồn sử liệu có thể khôi phục sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ( Hà Nội) ngày 2-9-1945.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức bài 1 SGK.

Bước 2: Xác định những thông tin và nguồn sử liệu liên quan đến sự kiện 2-9-1945.

Bước 3: Kết luận.

Trả lời:

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) , Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản ”Tuyên ngôn Độc lập” lịch sử do chính Bác chuẩn bị, tuyên bố sự ra đời của một nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Những nguồn sử liệu có thể khôi phục sự kiện 2-9-1945:

- Sử liệu thành văn: Bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo, hiện đang lưu giữ tại Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.

- Sử liệu hình ảnh: Hình ảnh và những thước phim ngắn khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập.

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải Lịch sử 10 trang 5

Đánh giá

0

0 đánh giá