Giáo án Bài 10: Trang sách và cuộc sống (Kết nối tri thức) 2024| Ngữ văn 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 7 Bài 10: Trang sách và cuộc sống sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài 10:  TRANG SÁCH VÀ CUỘC SỐNG

Thời gian thực hiện: 8 tiết

Học đi đôi với hành

I. MỤC TIÊU 

1. Về năng lực

- Nhận biết được đặc điểm của VB nghị luận phân tích một tác phẩm văn học,chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm và nội dung chính của VB với mục đích của nó.

- Phát triển kĩ năng tự đọc sách: đọc mở rộng VB văn học,VB nghị luận,VB thông tin theo các chủ đề đã học.

- Phát triển kĩ năng viết: viết về một nhân vật yêu thích.

- Phát triển kĩ năng nói và nghe: trình bày, trao đổi về sách, nhân vật yêu thích và các đề tài có liên quan.

2. Về phẩm chất

- Yêu thích đọc sách và biết vận dụng những điều đã đọc vào thực tế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

- SGK, SGV 

- Các cuốn sách  liên quan đến chủ đề: Bầu trời tuổi thơ, Khúc nhạc tâm hồn, Cội nguồn yêu thương, Giai điệu đất nước , Màu sắc trăm miền, Bài học cuộc sống, Thế giới viễn tưởng, Trải nghiệm để trưởng thành, Hòa điệu với tự nhiên.

- Máy chiếu, máy tính

- Các phương tiện dạy học khác: màu vẽ, giấy vẽ, tư liệu hình ảnh minh hoạ (tranh ảnh và phim ngắn),...

- Phiếu học tập

- Thư viện nhà trường

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A.  MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 

- Giúp học sinh tự khám phá thế giới và cảm nhận niềm vui của việc đọc sách.

b) Nội dung: 

- HS tự đọc phần Giới thiệu bài học, theo dõi câu hỏi của GV, suy nghĩ và trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình.

c)  Sản phẩm

- Câu trả lời của hs

d) Tổ chức thực hiện: 

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): 

 GV giao nhiệm vụ:

+ Trong các chủ đề đã học, em thích chủ đề nào nhất? Vì sao

+ Nếu chọn đọc một cuốn sách, em sẽ chọn cuốn sách về chủ đề gì?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Hs suy nghĩ, trả lời

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 

- Bước 4: Kết quả, nhận định: 

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt, định hướng sp của hđ đọc, viết, nói và nghe: trong chủ đề này, các em sẽ chọn 1 cuốn sách để tìm hiểu những thông tin về cuốn sách đó, tưởng tượng 1 cuộc phỏng vẩn với 1 nhân vật em yêu thích, cuộc phỏng vấn với tác giả của cuốn sách để hiểu hơn về nv và tp. 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 

GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN

1. Mục tiêu: Nhận biết vấn đề được đề cập đến toàn bộ bài 10

2. Nội dung: Tìm hiểu về nội dung phần giới thiệu bài 10 và tri thức ngữ văn đề hiểu về đặc điểm cơ bản về bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, các mối quan hệ giữa con người có thực ngoài đời và các nhân vật văn học, phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản đa phương thức

3. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS qua phiếu học tập và phần trình bày của HS, HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.

4. Tổ chức thực hiện:

 

Hoạt động của GV và HS

ND ( Dự kiến sp)

NV 1: Giới thiệu bài học

B1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 

GV: yêu cầu học sinh đọc giới thiệu bài 10. 

- GV cho HS đọc phần này trong SHS và nêu câu hỏi:

+ Loại văn bản nào em sẽ được học ở bài học này

+ Loại văn bản đó có tác dụng gì đối với chúng ta

+ Những điều em đã đọc từ những cuốn sách sẽ có ý nghìa gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận với nhau về cách hiểu về những gì được gợi lên từ phần Giới thiệu bài học.

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

2-3 HS báo cáo nội dung đọc hiểu

B4: Đánh giá kết quả nhiệm vụ học tập:

GV: tổ chức HS đánh giá và nhận xét chốt vấn đề

GV mở rộng: giải thích về nd của bài:

1. Giới thiệu bài học

- Loại văn bản: nghị luận về tác phẩm văn học

- Tác dụng: giải quyết những suy nghĩ, bàn luận những vấn đề của cuộc sống gợi ra từ trang sách

- Ý nghĩa của những điều đọc từ trang sách: trở thành một phần của cuộc sống, là hành trang tri thức để chúng ta bước vào thế giới rộng lớn.

 

CHINH PHỤC NHỮNG CUỐN SÁCH MỚI

a. Mục tiêu:

- Hs tìm đọc những cuốn sách mới để mở rộng các chủ đề đã học, pt kĩ năng đọc sách, giới thiệu sách, kĩ năng đọc cùng nhà phê bình để hiểu sâu hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của của cuốn sách vả hiểu hơn về kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học

b. Nội dung: 

- HS tự đọc phần mục tiêu bh, chọn 1 số cuốn sách văn học, sách khoa học hoặc sách bàn luận về vấn đề của đời sống với chủ đề dự án lựa chọn trên cơ sở tương đồng với chủ đề các vb .

- Hs đọc vb “Vẻ đẹp giản dị và chân thật của quê nội (Võ Quảng)” để tìm hiểu:

+ Vấn đề bàn luận trong tp

+ Ý kiến của người viết

+ Lí lẽ và bằng chứng, cách trình bày bằng chứng

+ Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm nd chính của vb nghị luận pt một tpvh

c.  Sản phẩm: câu trả lời của HS, các poster, fanpage, vieo giới thiệu về cuốn sách.

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của gv và hs

Nd (dự kiến sp)

NV 1: 

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): 

(Nhiệm vụ này cần được giao trước, thời gian trên lớp chỉ dành để các nhóm báo cáo).

 GV chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm lựa chọn mỗi nhóm 1 chủ đề . Tìm một cuốn sách thuộc chủ đề đó, cùng đọc, ghi chép vào sổ nhật kí và tự thiết kế một sản phẩm minh họa giới thiệu về cuốn sách đó. Yêu cầu nêu rõ:

+ Đề tài: Cuốn sách đề cập đến phạm vi nào của đời sống?

+ Bố cục và nội dung chính: Cuốn sách có mấy chương, phần? nội dung chính của từng chương, phần là gì?

+ Nhân vật, sự kiện, bối cảnh nổi bật nào được thể hiện trong cuốn sách?

+ Có nhứng chi tiết nào quan trọng? Những đoạn văn, câu văn nào gợi lên ý nghĩa, vấn đề chính trong cuốn sách?

+ Chủ đề, ý nghĩa, bài học mà em có thể rút ra sau khi đọc cuốn sách là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

HS chia nhóm và thảo luận ở nhà.

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: 

Các nhóm cử đại diện trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

Kết luận, nhận định: GV nhận xét 

I. Cuốn sách mới - chân trời mới

VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT NHÂN VẬT VĂN HỌC YÊU THÍCH TRONG CUỐN SÁCH ĐÃ ĐỌC

a. Mục tiêu: 

- HS biết được các yêu cầu đối với kiểu bài phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc

- Biết cách phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc

- HS tìm các ý chính cho bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách em đã đọc    

 - Biết lập dàn ý

- HS viết được bài một bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách em đã đọc    

b. Nội dung:

- GV chia nhóm lớp.

- Cho HS làm việc nhóm trên phiếu học tập.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập sau khi HS đã hoàn thành.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của gv và hs

ND (dự kiến sp)

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Chia nhóm lớp & giao nhiệm vụ:

Đọc bài văn “Hoàng tử bé: trò chuyện để thấu hiểu và yêu thương” và thực hiện các yc:

+ Bài văn  pt đặc điểm nhân vật nào, trong tp nào, cuốn sách nào, nv đó xh trong hc nào?

+ Người viết đã pt nghệ thuật miêu tả nv đó là gì?

+ Nhân vật đó có những đặc điểm gì dựa trên những bằng chứng trong tác phẩm?

+ Ý nghĩa hình tượng của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Quan sát bài văn “Hoàng tử bé: trò chuyện để thấu hiểu và yêu thương ”.

- Suy nghĩ cá nhân 

- Thảo luận nhóm

B3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện 2 nhóm báo cáo tl

- Dự kiến sp:

B4: Kết luận, nhận định

- 2 nhóm hs khác nx, GV nhận xét câu trả lời của HS

I. TÌM HIỂU CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT NHÂN VẬT VĂN HỌC YÊU THÍCH TRONG CUỐN SÁCH ĐÃ ĐỌC

- Gới thiệu nhân vật trong tác phẩm văn học: lai lịch, hoàn cảnh, tình huống xuất hiện và những ấn tượng đặc biệt ban đầu (nếu có)

- Chỉ ra được đặc điểm, tính cách nhân vật qua bằng chứng cụ thể về ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tâm trạng của nhân vật được miêu tả trong tác phẩm

- nhận xét đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn: biện pháp nghẹ thuật, cách sử dụng hoặc nhấn mạnh những chi tiết làm rõ đặc điểm nhân vật

- Nêu được ý nghĩa hình tượng của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm hoặc quan niệm đời sống của tác giả.

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 18 trang, trên đây trình bày tóm tắt 6 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức Bài 10: Trang sách và cuộc sống.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Thực hành đọc: Thân thiện với môi trường

Giáo án Bài 10: Trang sách và cuộc sống

Giáo án Tri thức ngữ văn trang 102

Giáo án Chinh phục những cuốn sách mới

Giáo án Từ ý tưởng đến sản phẩm: Tham khảo một số sản phẩm sáng tạo của các bạn học sinh

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá