Giáo án Cuộc chạm trán trên đại dương (Kết nối tri thức) 2024| Ngữ văn 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 7 Bài 7: Cuộc chạm trán trên đại dương sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

ĐỌC VĂN BẢN 1: CUỘC CHẠM TRÁN TRÊN ĐẠI DƯƠNG

                             (Trích Hai vạn dặm dưới đại đương - Giuyn Vec-nơ)

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm cần đạt

1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung

– Yêu cầu HS trình bày ngắn gọn thông tin giới thiệu về nhà văn Giuyn Vec-nơ (HS đã chuẩn bị ở nhà, nhiệm vụ 2 trong phiếu học tập số 1).

– Hướng dẫn HS bước đầu định hướng cách đọc văn bản Chạm trán giữa đại dươn: Em đã biết thế nào là truyện, cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, đề tài, chi tiết, tính cách nhân vật… Dựa vào những hiểu biết này, em định hướng sẽ thực hiện những hoạt động nào để đọc hiểu văn bản “Chạm trán giữa đại dương”?

2. Khám phá văn bản

a. Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu đề tài, ngôi kể, nhân vật, cốt truyện

Giao nhiệm vụ: 

 – GV yêu cầu HS dựa vào phiếu học tập số 2 (đã chuẩn bị ở nhà) và cho biết đề tài, ngôi kể, nhân vật trong truyện.

– GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi: Dựa trên kết quả của phiếu học tập số 2, tóm tắt bằng lời câu chuyện trong văn bản Chạm trán giữa đại dương

– GV yêu cầu HS: Từ việc đọc văn bản ở nhà và tóm tắt cốt truyện, em hãy chọn đọc một đoạn trong văn bản mà em thấy lý thú nhất; chia sẻ lí do vì sao em ấn tượng với đoạn đó; chỉ ra tác dụng của các thẻ chỉ dẫn trong đoạn VB em đọc (nếu có).

– GV yêu cầu HS trao đổi về những từ ngữ khó trong VB.

Thực hiện nhiệm vụ:

–  HS trả lời câu hỏi.

  – HS đọc diễn cảm một số đoạn được chọn trong VB, chú ý sử dụng các thẻ chỉ dẫn đọc ở bên phải VB. 

 – Tìm hiểu nghĩa của các từ khó, ghi lại những từ chưa hiểu; vận dụng các câu hỏi trong khi đọc để hiểu VB. 

Báo cáo, thảo luận: 

– HS trả lời câu hỏi, thảo luận, đọc diễn cảm.

     – HS giải thích nghĩa của các từ được chú thích trong SGK, nêu những từ khó mà chưa được chú thích.

Kết luận, nhận định:

     GV nhận xét cách đọc của HS và kết luận về đề tài, nhân vật, ngôi kể, cốt truyện.

b. Tìm hiểu về cuộc Chạm trán trên đại dương

Giao nhiệm vụ: 

     GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và nhóm. Một số nhóm thực hiện phiếu học tập số 3 tìm hiểu về hình dáng của con cá và cuộc đuổi bắt, đọ sức với "nó"

Thực hiện nhiệm vụ:

   –HS hoàn thành sản phẩm cá nhân, thống nhất kết quả của nhóm, ghi câu trả lời vào phiếu học tập.

   –GV quan sát, hỗ trợ HS.

Báo cáo, thảo luận:

      Đại diện khoảng 3 nhóm trình bày kết quả thực hiện phiếu học tập số 3 và thảo luận. 

Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét, đánh giá; chốt lại kiến thức. 


c. Tìm hiểu cuộc chạm trán đầy bất ngờ

Giao nhiệm vụ:

     GV yêu cầu HS đọc đoạn cuối truyện và thực hiện các nhiệm vụ sau:

Học sinh hoàn thành các phiếu học tập 4 bằng hình thức hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm

Em hãy hình dung mũi lao trong tay Net đã đâm trúng gì vậy?

- Ba nhân vật của chúng ta đã phát hiện ra điều gì bất ngờ

- Cuộc chám trán bất ngờ trên đại dương đã dẫn ba nhân vật Pi-e A-ro-nac, Nét Len, Công xây vào cuộc phiêu lưu trong không gian nào? Lúc ấy, không gian này quen thuộc hay xa lạ với họ?

 Gv: Năm 1868 khi Giuyn Vec-nơ hoàn thành Hai vạn dặm dưới biển thì điện năng còn là một điều vô cùng xa lạ với con người, nó chưa phải là năng lượng chủ yếu của công nghiệp thời bấy giờ

- Nhan đề "Hai vạn dặm dưới biển" đã thể hiện ước mơ gì của Giuyn Vec-nơ và những người cùng thời với ông? Ước mơ ấy ngày nay đã được hiện thực hóa như thế nào?

Gv: Với tài năng và trí tưởng tượng của mình Giuyn Vec-nơ đã thể hiện ước mơ, khát vọng chinh phục đại dương của con người lúc bấy giờ. 

Và sau gần hai thế kỉ chiếc tàu ngầm và nguồn năng lượng điện năng đã không còn xa lạ đối với nhân loại và điều đó đã chứng minh lý tưởng của ông, ước mơ của ông, khát vọng của ông không phải là những ý tưởng viển vông.

GV nhắc các em chú ý một trong những đặc điểm của thể loại truyện khoa học viễn tưởng: Khoa học chính là “cái lõi sự thực” của những cầu chuyện viễn tưởng.

- Theo em nhà văn đã sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên cơ sở hiện thực nào?

Nhà văn đã sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên cơ sở khoa học về công nghệ chế tạo tàu biển. Vào thời điểm Giuyn Véc-nơ cho ra đời tác phẩm Hai vạn dặm dưới biền, thế giới đã có tàu chạy dưới mặt nước nhưng vô cùng thô sơ (di chuyển chậm nhờ mái chèo), không hiện đại và tối tân như tàu ngẩm Nau-ti-luýt (chạy bằng động cơ điện với vặn tốc rất cao).

- Việc để cho một nhà khoa học vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất sẽ có tác dụng gì?

Người kể chuyện ngôi thứ nhất đổng thời la vị giáo sư, trực tiếp xuất hiện và tham gia vào diễn biến cốt truyện, vì thế cầu chuyện vể chiếc tàu ngầm tối tần được kể lại mang tính khoa học cao. Những kiến thức hay lập luận của nhân vật người kể chuyện vể các vấn đề ki thuật, công nghệ và đại dương vừa đảm bảo tính chính xác vì tuân theo lô-gíc khoa học, vừa đảm bảo sức hấp dẫn nhờ trí tưởng tượng phong phú của nhà văn.

- Nếu để Nét Len hay Công-xầy đảm nhiệm chức năng người kể chuyện thì cầu chuyện sẽ phát triển theo hướng nào?

Hẳn là cầu chuyện sẽ thiếu đi sức hấp dẫn của những kiến thức uyên bác vế kĩ thuật và thế giới tự nhiên qua điểm nhìn của một nhà khoa học.

- Liệt kê những câu văn thể hiện tư duy logic đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng trong đoạn kể lại những phán đoán của nhân vật giáo sư Pi-e A-rôn-nac - người kể chuyện - về chiếc tàu ngầm?( Hs hoàn thành câu hỏi bằng cách điền vào sơ đồ trong phiếu học tập số 4)

- Đề tài của tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển là gi? Hiện nay, đề tài đó có còn nhận dược sự quan tâm đặc biệt của chúng ta nữa hay không? Vì sao?

- Theo em, con người cần làm gi để vừa chinh phục dại dương vừa không làm ảnh hưởng môi trường biển?

1. Tìm hiểu chung 

a. Tác giả

– Giuyn Vec-nơ (1828 - 1905) là nhà văn người Pháp

–Ông được xem là "cha đẻ" của thể loại truyện khoa học viễn tưởng

b. Cách đọc hiểu văn bản truyện







2. Khám phá văn bản

a. Tìm hiểu đề tài, ngôi kể, nhân vật, cốt truyện

– Truyện kể về cuộc rượt đuổi rồi đọ sức giữa tàu chiến với "con cá" và sự thật bất ngờ về "con cá" đó  

– Đề tài về khoa học viễn tưởng

– Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật tôi (giáo sư) ngôi thứ nhất 

–  Các sự kiện chính trong câu chuyện:

+ Mọi thứ đã sẵn sang để nghênh chiến và cuộc rượt đuổi với "con cá"

+ Cuộc đọ sức giữa tàu chiến với "con cá"

+ Những phán đoán và sự thật bất ngờ về "con cá" đó






– Giải thích nghĩa của từ được chú thích trong SGK. HS có thể nêu thêm những từ khó khác.



















b. Cuộc đuổi bắt và đọ sức với "con cá"

Hình dáng của "con cá"

- Màu sắc: có ánh điện

- Dài không quá 80 m

- Hình dáng: cân đối cả 3 chiều

- Hoạt động: đuôi quẫy sóng mạnh chưa từng có; khi thở hai lỗ mũi vọt ra hai cột nước khổng lồ cao đến 40 m.

Cuộc đuổi bắt

- Kéo dài ít nhất 45 phút

- Tốc độ của con tàu tối tân không theo kịp "con cá"

- "Nó" không tỏ vẻ gì mệt mỏi

Cuộc đọ sức

- Tàu kêu răng rắc

- Tất cả các thành viên trên tàu đều bị văng xuống biển chìm nghỉm

Nx: Hình dáng lạ lùng, sức mạnh khủng khiếp

c. Cuộc chạm trán đầy bất ngờ




Cuộc chạm trán trên đại dương dẫn ba nhân vật: Pi e A-rôn-nác, Công-xây và Nét Len vào cuộc phiêu lưu trước tiên là trong khoang chiếc tàu ngầm và sau đó là dưới đáy biển sầu. Lúc ấy, không gian này hoàn toàn xa lạ với họ






- Thể hiện ước mơ, khát vọng chinh phục đại dương của con người lúc bấy giờ


- Dựa trên cơ sở hiện thực là khoa học về công nghệ chế tạo tàu biển.



























 

 

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 8 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức Bài 7: Cuộc chạm trán trên đại dương.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 7: Thế giới viễn tưởng

Giáo án Cuộc chạm trán trên đại dương

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 34

Giáo án Đường vào trung tâm vũ trụ

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 41

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá