Với Giải Lịch sử 10 trang 122 Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải Lịch sử 10 trang 122 Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 122 Lịch sử 10: Em hãy nêu nhận xét về một số ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt.
Phương pháp giải:
Tham khảo các tài liệu sách, báo, internet.
Trả lời:
Ưu điểm |
Hạn chế |
+ Phát triển nông nghiệp lúa nước từ rất sớm. + Xã hội xuất phát từ cơ sở “làng xã” tạo thêm tính “cố kết cộng đồng. + Phật giáo và Nho giáo được đề cao củng cố kỉ cương, khuôn mẫu của xã hội. |
+ Phát triển không đều giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. + Hạn chế sự sáng tạo, phát triển của từng cá nhân. + Đề cao Phật giáo, Nho giáo tạo ra những suy nghĩ lạc hậu, lỗi thời… là mầm mống cho sự xâm lược của phương Tây. + Các phát minh về khoa học kĩ thuật chưa nhiều. |
Câu hỏi 2 trang 122 Lịch sử 10: Em hãy phân tích ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam.
Phương pháp giải:
Tham khảo các tài liệu qua sách, báo, internet.
Trả lời:
Ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam:
- Khẳng định quá trình lịch sử xây dựng và bảo vệ tổ quốc của người dân Đại Việt.
- Nền văn minh mang đậm bản sắc dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các văn minh bên ngoài.
- Là nền tảng để chúng ta thành công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vượt qua các khó khăn, thử thách.
- Chứng minh sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực trong lịch sử, tạo nên niềm tin, sức mạnh cho chúng ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm sau này.
Luyện tập 1 trang 122 Lịch sử 10: Lập bảng thống kê những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt theo gợi ý dưới đây:
Lĩnh vực |
Thành tựu tiêu biểu |
Ý nghĩa/ giá trị |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
Phương pháp giải:
B1: Xem lại mục 3 trang 110, Sách Lịch sử 10 - KNTT
B2: Thống kê các thành tựu tiêu biểu.
Trả lời:
Lĩnh vực |
Thành tựu tiêu biểu |
Ý nghĩa/giá trị |
Chính trị |
+ Tổ chức nhà nước: mô hình quân chủ chuyên chế tập quyền. + Luật pháp: bộ luật: Hình thư, Hình luật, Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ. |
+ Quản lý hiệu quả đất nước từ trung ương đến địa phương. + Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, một số điều bảo vệ đến tầng lớp yếu trong xã hội. |
Kinh tế |
+Nông nghiệp: Phát triển cây lúa nước. Thành lập các cơ quan chuyên trách, tích cực khai hoang mở rộng diện tích đất. +Thủ công nghiệp: Thành lập Cục Bách tác; trong dân gian xuất hiện các làng nghề. +Thương nghiệp: Nhà Lý cho xây dựng trang Vân Đồn trao đổi hàng hóa, thế kỉ XVI-XVII trao đổi với phương Tây. |
+ Tạo ra của cải, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dân và trao đổi buôn bán với bên ngoài. +Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Đại Việt giai đoạn bấy giờ. |
Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo |
+Tín ngưỡng dân gian: tín ngưỡng thờ thần Đồng Cổ và thờ Thành hoàng làng, đạo Mẫu trong dân gian. +Tôn giáo: Phật giáo, Nho giáo, Công giáo |
+ Làm đa dạng hóa tín ngưỡng tâm linh của người dân Đại Việt. + Gây ảnh hưởng lớn đối với các quyết định của giai cấp thống trị |
Giáo dục và khoa cử |
Giáo dục, khoa cử xuất hiện từ thời Lý, đạt đến đỉnh cao thời Lê sơ. |
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển chọn quan lại. + Người dân có tinh thần học tập, sáng tạo phát triển đất nước. |
Chữ viết và văn học |
+ Chữ viết:chữ Hán, chữ Nôm, thế kỉ XVI: chữ Quốc ngữ. +Văn học: gồm là văn học dân gian và văn học viết, phản ánh xã hội, đúc kết kinh nghiệm sống. |
+ Giúp ghi chép chính xác các sự kiện lịch sử. +Để lại kinh nghiệm cho thế hệ sau. Làm phong phú thêm kho tàng văn học Việt Nam |
Nghệ thuật |
+ Kiến trúc, điêu khắc: Cố đô Hoa Lư, Kinh thành Thăng Long, chùa, tháp… +Điêu khắc: khắc trên công trình kiến trúc, điêu khắc tượng… +Tranh dân gian: tranh thờ và tranh Tết. +Nghệ thuật biểu diễn: nhã nhạc cung đình, ca trù, hát văn….. |
+ Tạo nên những giá trị văn hóa, tinh thần cho Đại Việt bấy giờ và sau này. + Làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân. |
Khoa học, kĩ thuật |
+Sử học: Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử lược, Trùng hưng thực lục, Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư,… +Địa lý: Dư địa chí, Nghệ An ký, Hồng Đức bản đồ…. +Khoa học kỹ thuật: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư…; về kỹ thuật đóng thuyền chiến, đại bác… +Y học: Các danh y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông… |
+ Ghi chép lại các sự kiện lịch sử đã diễn ra, vạch ra ranh giới giữa các khu vực. + Để lại những kinh nghiệm, chiến lược, vũ khí để bảo vệ đất nước. + Nhiều phương thuốc quý được áp dụng vào trong đời sống. |
Luyện tập 2 trang 122 Lịch sử 10: Chứng minh những thành tựu văn minh Đại Việt là sự kế thừa, phát triển các thành tựu của nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng từ bên ngoài.
Phương pháp giải:
B1:Xem lại mục 3 trang 110, Sách Lịch sử 10 - KNTT
B2: Tìm hiểu qua Internet, sách, báo… về những ảnh hưởng từ bên ngoài đến Đại Việt
B3: Chứng minh.
Trả lời:
- Văn minh Đại Việt là sự kế thừa, phát triển:
- Văn minh Đại Việt được kế thừa và phát triển dựa trên văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
- Từ nền nông nghiệp lạc hậu, sơ khai là trồng lúa nước, người dân Đại Việt đã phát triển, lai tạo ra những giống lúa năng xuất hơn, ngon hơn, trồng các loại rau củ quả và du nhập các loại giống từ các miền.
- Đồ trang sức được duy trì và nâng cao hơn, từ đó xuất hiện các nghề thủ công, làng nghề thủ công.
- Tinh thần đoàn kết, chống giặc ngoại xâm được duy trì và phát triển vào các thời kỳ.
- Văn minh Đại Việt tiếp thu có chọn lọc:Văn minh Đại Việt tiếp thu nhiều các thành tựu từ phương Đông và phương Tây:
- Khi Bắc thuộc, nước ta chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa phương Bắc nhưng ta chỉ tiếp thu có chọn lọc những văn minh như chữ viết, tư tưởng…
- Sang đến giai đoạn Đại Việt, bộ máy thống trị đã tiếp thu mô hình cai trị đất nước của Trung Quốc, chỉnh sửa và áp dụng vào Đại Việt…
- Tiếp thu chữ Hán, sáng tạo ra chữ Nôm và tiếp thu chữ Quốc ngữ….
- Tiếp thu văn minh của phương Tây nhưng chọn lọc những văn minh phù hợp với Đại Việt….
Luyện tập 3 trang 122 Lịch sử 10: Có ý kiến cho rằng: Văn minh Đại Việt là sự kế thừa, phát triển rất phong phú, đa dạng và mang tính dân tộc sâu sắc. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 3, trang 110, Sách Lịch sử 10 - KNTT
Trả lời:
Em đồng tình với ý kiến trên. Vì:
- Văn minh Đại Việt kế thừa những thành tựu từ văn minh Văn Lang - Âu Lạc, sau đó làm phong phú và đa dạng văn minh hiện tại qua các thành tựu trên các lĩnh vực
- Văn minh Đại Việt mang tính dân tộc sâu sắc khi tiếp nhận Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo từ bên ngoài nhưng hòa lẫn với tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng, truyền thống của mình để tạo nên lối sống và cách ứng xử riêng.
Vận dụng 1 trang 122 Lịch sử 10: Theo em, mỗi cá nhân cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của những thành tựu văn minh Đại Việt thời đại ngày nay?
Phương pháp:
B1: Tham khảo qua internet, sách… về những thành tựu của văn minh Đại Việt.
B2: Đưa ra ý kiến cá nhân.
Trả lời:
Để bảo tồn và phát huy những thành tựu của văn minh Đại Việt chúng ta cần:
+ nắm rõ tiến trình lịch sử của dân tộc và những thành tựu mà tổ tiên ta đã để lại.
+ Đưa ra các biện pháp bảo tồn những thành tựu của văn minh Đại Việt.
+ Tuyên truyền về văn minh Đại Việt đến người dân và khuyến khích mọi người bảo tồn, phát huy văn minh Đại Việt…
Vận dụng 2 trang 122 Lịch sử 10: Lựa chọn thành tựu thuộc một lĩnh vực của văn minh Đại Việt, thực hiện theo nhóm (tổ) cùng sưu tầm tư liệu và xây dựng một vài thuyết trình (bài viết, sơ đồ hoặc đoạn phim ngắn) rồi trình bày trước lớp.
Phương pháp giải:
Học sinh chọn thành tựu và trình bày.
Trả lời:
Video phục dựng 3D về Thăng Long- Đại Việt
Xem thêm các bài giải Lịch sử 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: