Giáo án Biết người, biết ta (Chân trời sáng tạo) 2024| Ngữ văn 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 7 Bài 2: Biết người, biết ta sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM:

BIẾT NGƯỜI, BIẾT TA

a. Mục tiêu:

- Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu văn bản.

- Liên hệ kết nối với VB Những cái nhìn hạn hẹp, Những tình huống hiểm nghèo để hiểu hơn về chủ điểm Bài học cuộc sống.

-Yêu thương bạn bè, người thân; biết ứng xử đúng mực, nhân văn.

b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm: Nội dung dự đoán về nội dung của VB; câu trả lời cho các câu hỏi 1,2,3 trong SGK/tr.41.

d. Tổ chức thực hiện:

*Hoạt động 1.1: I/ Chuẩn bị đọc

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu cặp đôi HS đọc tên VB, quan sát nhanh toàn bộ VB và dự đoán:

1. Em hãy đoán xem văn bản này viết về nội dung gì? 

2. Nêu hiểu biết của em về thể loại ca dao?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe, quan sát, hoạt động nhóm, thảo luận

- GV quan sát, lắng nghe, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Gv tổ chức hoạt động

- HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV góp ý cho câu trả lời của HS, khuyến khích HS đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau miễn là việc dự đoán dựa trên sự kết hợp giữa cứ liệu của văn bản với kiến thức nền của HS.

- HS chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân


- Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.

- Diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước…

 

Hoạt động 1.2: II/ Trải nghiệm cùng văn bản, suy ngẫm và phản hồi.

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu nhóm 4-6 HS đọc kĩ VB, trả lời các câu hỏi 1,2,3 trong SGK/tr.41.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- Nhóm 4-6 HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 1-2 nhóm HS trả lời lần lượt từng câu hỏi. Các nhóm khác góp ý, bổ sung, trao đổi theo từng câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

- HS biết cách đọc thầm, trả lời được các câu hỏi theo dõi, suy luận:

+ Câu 1/SGK.tr41: 

*BPTT: Ẩn dụ

“châu chấu”, “con sắt”: chỉ những kẻ yếu

“xe”, “ông Đùng”: chỉ những kẻ mạnh

?Tăng tính hàm súc cho hình ảnh thơ; tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

*BPTT: Nói quá

“Châu chấu đá xe”, “con sắt đập ngã ông Đùng”: chỉ những con vật nhỏ bé dám chống lại kẻ mạnh.

“Tưởng rằng … nghiêng”: kẻ yếu chiến thắng kẻ lớn mạnh.

“Đắp … tay”: nhấn mạnh sự to lớn của bàn tay.

?Phóng đại tính chất của sự việc nhằm tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh vấn đề và gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

*BPTT: Nhân hóa (CD3)

“khoe”: miêu tả hành động của trăng và đèn như của con người..

?Tăng tính sinh động, hấp dẫn cho hình ảnh thơ. Đồng thời phê phán những kẻ thích khoe khoang mà không biết khuyết điểm của mình.

+ Câu 2: Bài học: Kẻ yếu có thể chiến thắng được kẻ mạnh nếu như họ dám đương đầu. Khi đứng về lẽ phải dù có là kẻ yếu thì vẫn chiến thắng những kẻ mạnh; Không phải cứ lấy số đông là có thể áp đảo được những điều nhỏ bé, yếu đuối; Mỗi người đều có thế mạnh và điểm yếu riêng. Chúng ta không nên tự kiêu, coi thường người khác.

+ Câu 3: 

Điểm giống nhau: Truyện ngụ ngôn và những bài ca dao trên đều giàu tính triết lí, các bài học thường được gợi ra từ một tình huống, một sự việc nào đó.

Điểm khác nhau: 

Truyện ngụ ngôn dù ngắn gọn vẫn có đầu có cuối, có sự phát triển của sự việc, câu chuyện, thái độ của người nói thường được bộc lộ gián tiếp thông qua việc kể chuyện.

Các VB 1,2 dù có đủ tình huống, sự việc tuy nhiên vẫn bộc lộ thái độ và quan điểm của tác giả.

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 3 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo Bài 2: Biết người, biết ta.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Những tình huống hiểm nghèo

Giáo án Biết người, biết ta

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 41

Giáo án Chân, tay, tai, mắt, miệng

Giáo án Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá