Giáo án Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề (Cánh diều) 2024| Ngữ văn 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 7 Bài 7: Trao đổi về một vấn đề sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 7 Bài 7 (Cánh diều): Trao đổi về một vấn đề (năm 2023)| Ngữ văn 7 (ảnh 1)

I. Mục tiêu:

1. Về năng lực

  • HS nhận biết được yêu cầu mục đích của bài nói; tiếp tục rèn luyện và phát triển kĩ năng nói và nghe trao đổi ý kiến về một vấn đề.

  • HS có khả năng nắm bắt được thông tin bài nói của người khác.

  • HS biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.

  • HS tự tin trình bày sản phẩm trước tập thể lớp, biết kết hợp ngôn ngữ nói với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt (ngôn ngữ hình thể).

2. Phẩm chất

  • Tự tin thể hiện bản thân.

  • Biết lắng nghe, tôn trọng.

I. Thiết bị và học liệu

  1. Thiết bị: máy tính, máy chiếu,…

  2. Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy,…

II. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Khởi động

  1. Mục tiêu: kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.

  2. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.

  3. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học.

  4. Tổ chức thực hiện hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

  • GV đặt câu hỏi: 

+ Em có thường xuyên trao đổi, thảo luận cùng các bạn để tìm ra một giải pháp thống nhất về một vấn đề nào đó hay không? 

+ Sau khi trao đổi, thảo luận và cùng đi đến giải pháp thống nhất thì tâm trạng của em như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ trả lời                                           

Bước 3: Kết luận, nhận định. GV dẫn dắt vào nội dung bài học

  Có nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trước vấn đề ấy, các em có thể phát biểu ý kiến, nêu lên những suy nghĩ, nhận xét; đưa ra lí lẽ và dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình, sau đó cùng nhau trao đổi để tìm ra phương hướng giải pháp thống nhất. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết cách để trao đổi về một vấn đề. Vấn đề trao đổi có thể là một hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề văn học.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới và thực hành

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các yêu cầu của bài nói – nghe trao đổi về một vấn đề

  1. Mục tiêu: HS hiểu được định nghĩa và các yêu cầu chung của bài nói – nghe trao đổi về một vấn đề

  2. Nội dung: HS xác định được nội dung của tiết học nói và nghe trao đổi về một vấn đề.

  3. Sản phẩm: Sản phẩm bài nói, dự kiến bài trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS.

  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI CHIA SẺ:

 Bước 1: GV giao nhiệm vụ: 

+ Thế nào là trao đổi ý kiến?

+ Theo em, trong bài nói trao đổi về một vấn đề, người nói nên xưng ở ngôi thứ mấy?

+ Bài nói trình trao đổi về một vấn đề cần chú ý những yêu cầu nào?


 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Tổ chức chia sẻ cặp đôi trả lời các câu hỏi (dựa vào phần định hướng trong SGK)

+ GV quan sát, khuyến khích

 Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ Đại diện một số cặp đôi phát biểu.

+ Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu cần.


Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức.

I. Tìm hiểu chung về bài nói trình bày ý kiến về một vấn đề

1. Định nghĩa: nêu lên cách hiểu, quan điểm của bản thân, đưa ra lí lẽ và dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình.

2. Yêu cầu chung: Để trao đổi, thảo luận về một vấn đề, các em cần chú ý:

- Lựa chọn vấn đề cần trao đổi (một hiện tượng đời sống hoặc đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một khổ thơ, đoạn thơ hay cả bài thơ).

-  Xác định các nội dung ý kiến cần trao đổi.

- Trao đổi, thảo luận trong nhóm về vấn đề đó.

- Khi trao đổi, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân, tôn trọng các ý kiến của người khác với mình.

 

Hoạt động 2.2: Thực hành nói và nghe

Đề bài: Sau khi học bài thơ "Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào? 

TRƯỚC KHI NÓI

a. Mục tiêu: GQVĐ: HS nhận biết được yêu cầu mục đích của bài nói, có kĩ năng, tự tin trình bày sản phẩm trước tập thể lớp.

    b. Nội dung:  HS trình bày sản phẩm sau khi đã viết xong.

    c. Sản phẩm: Sản phẩm bài viết, dự kiến bài trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

?Trước khi nói, hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Bài nói nhằm mục đích gì?

- Người nghe là ai?

- Em chọn không gian nào để thực hiện bài nói (trình bày)?

- Em dự định trình bày trong bao nhiêu phút?









? Hãy tìm ý và lập dàn ý cho bài nói của mình?

- Hai ý kiến nêu trong một đề có gì giống và khác nhau?

- Mỗi ý kiến có điểm gì hợp lí và chưa hợp lí?

- Ý kiến của em như thế nào? 

- Vì sao em hiểu như thế?


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Tổ chức chia sẻ cặp đôi trả lời các câu hỏi 

+ HS trình bày sản phẩm trước nhóm, các em khác nghe, góp ý bằng phiếu học tập.

+ GV quan sát, khuyến khích

Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.

 Em hãy tự tập luyện bằng cách:

- Đứng trước gương để tập  trình bày bài nói.

- Tự điều chỉnh giọng điệu, ngữ điệu, nét mặt…. cho phù hợp để tạo sức hấp dẫn cho bài nói.

- Em có thể rủ nhóm cùng tập luyện hoặc nhờ bố mẹ quay lại video bài tập luyện của mình để xem lại, tự điều chỉnh hoặc gửi video cho các bạn trong nhóm để cùng góp ý cho nhau.

I. Trước khi nói

1. Chuẩn bị nội dung nói

- Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

+ Vấn đề cần trao đổi: ý kiến về hình ảnh cánh buồm trong bài thơ “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông)

+ Người nghe: các bạn trong lớp, cô/thầy giáo.

+ Không gian: lớp học

+ Thời gian: trao đổi, thảo luận trong vòng 5p.

- Bổ sung các từ, câu dẫn dắt, chào hỏi, kết nối các phần.

- Xác định giọng kể, ngữ điệu, điệu bộ, nét mặt,… cho phù hợp với phần trao đổi.

- Bổ sung tranh ảnh, video,.. (nếu cần).


2. Tìm ý, lập dàn ý

2.1. Tìm ý:

- Hai ý kiến nêu trong một vấn đề:

Giống nhau

Khác nhau

Hình ảnh cánh buồm đều là hình ảnh tượng trưng

+ Tượng trưng cho khát vọng vươn xa của con.

+ Tượng trưng cho những ước mơ của người cha chưa đạt được.


  • Những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi tương trưng cho khát khao vươn  xa để khám phá của con, hay cũng chính là tượng trưng cho những ước mơ cửa người cha chưa đạt được.




 


 

 

 

 

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 12 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều Bài 7: Trao đổi về một vấn đề.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc 1 bài thơ

Giáo án Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề

Giáo án Ôn tập giữa học kì 2

Giáo án Bài 8: Nghị luận xã hội

Giáo án Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá