Giáo án Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa (Cánh diều) 2024| Ngữ văn 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 7 Bài 4: Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

VĂN BẢN 2: “VẺ ĐẸP CỦA BÀI THƠ TIẾNG GÀ TRƯA"

----------------

A.MỤC TIÊU

1. Về năng lực

* Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm .

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

* Năng lực đặc thù 

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng,...), nội dung (đề tài, vấn đề, tư tưởng, ý nghĩa,...) của  văn bản nghị luận văn học : mối quan hệ giữa đặc điểm và mục đích của văn bản nghị luận. Ham tìm hiểu và yêu thích văn học

- Đọc hiểu nội dung: Nhận biết được nội dung mỗi văn bản thể hiện: Tình cảm cảm của nhà văn Đoàn giỏi trong các sáng tác của mình, tình yêu thiên nhiên, thêm tự hào về vẻ đẹp thiện nhiên và trân quí con người,  trân quí tình cảm bà cháu,  tình cảm gia đình trong các tác phẩm văn học.

- Đọc hiểu hình thức: Nhận biết đặc trưng thể loại nghị luận ( ý kiến, luận điểm, lý lẽ, dẫn chứng) trong văn bản. Phát hiện và phân tích cách lập luận của  giả.

-  Liên hệ, mở rộng: Hiểu thêm về tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu quê hương qua văn bản “ Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam”: hiểu thêm về tình cảm gia đình trong “ Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa”, khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người qua “ Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển”.

2. Về phẩm chất: Có tình yêu thương con người, biết cảm thông và chia sẻ với người khác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.

- Tranh ảnh về nhà nghiên cứu Đinh Trọng Lạc và tác phẩm “Tiếng gà trưa”, “Tuyển tập thơ Xuân Quỳnh”.

- Các phiếu học tập 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT ….

HĐ 1: HOẠT ĐỘNG  MỞ ĐẦU

a.Mục tiêu: Huy động kiến thức nền, kết nối kiến thức đã biết với bài học; tạo sự hứng thú, tâm thế sẵn sàng tham gia hoạt động học tập của học sinh.

b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Món quà bí mật” gồm 4 câu hỏi. Trả lời chính xác câu hỏi, HS được nhận phần quà (Điểm tốt, cộng điểm, tràng pháo tay...)

c. Sản phẩm: Câu trả lời chính xác của HS

d. Tổ chức thực hiện:

 

Hoạt động của GV -HS

Kết quả cần đạt 

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

B1 GV tổ chức trò chơi “Món quà bí mật”

?1 Mục đích chính của nghị luận văn học là gì? 

?2 Nội dung của bài nghị luận văn học là gì?

?3 Các yếu tố của bài NLVH là gì?

?4 (Từ một bức tranh) Bức tranh này gợi em nhớ đến bài thơ nào em đã học?





B2.HS quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi.

B3.Tổ chức cho HS nhận xét ý kiến của bạn?

B4.Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học



- Mục đích của NLVH: Thuyết phục người đọc về một vấn đề văn học.

- Nội dung của NLVH: Phân tích vẻ đẹp nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm

- Các yếu tố của bài NLVH: ý kiến, lí lẽ, bằng chứng

- Bài thơ “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh.

HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I. Đọc - Tìm hiểu chung

a.Mục tiêu: GV hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức chung về tác giả Đinh Trọng Lạc và tác phẩm “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” (Xuất xứ, thể loại, PTBĐ, bố cục).

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ tìm hiểu tại nhà theo nhóm 4 người, thảo luận và trả lời Phiếu học tập số 1.

c. Sản phẩm: Bản thuyết trình của HS về sản phẩm đã thảo luận tại nhà.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV -HS

Dự kiến kết quả 

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

B1. – GV hướng dẫn HS đọc văn bản. Cách đọc: to, rõ ràng, diễn cảm ở những khổ thơ là dẫn chứng trong bài.

- GV giao nhiệm vụ nghiên cứu PHT số 1 ở tiết trước. Mời các nhóm xung phong thuyết trình kết quả.

B2. HS chia sẻ phần tự học, nghiên cứu tại nhà.

B3. Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn?

B4.Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

1. Tác giả: Nhà nghiên cứu: Đinh Trọng Lạc (1928- 2000) quê ở Hà Nội.

2. Tác phẩm:

a. Xuất xứ: Bài viết được in trong sách “Vẻ đẹp ngôn ngữ văn học qua các bài tập đọc lớp 4, 5”

b. Thể loại: Nghị luận văn học

c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

d. Bố cục: 4 phần

- Phần 1: từ đầu...tuổi thơ? Vẻ đẹp khổ thơ thứ nhất 

- Phần 2: tiếp ...vui sướng ? Vẻ đẹp khổ thơ thứ hai 

- Phần 3: tiếp...của bà ? Vẻ đẹp của sáu dòng thơ đặc biệt trong bài

- Phần 4: Còn lại? Vẻ đẹp khổ cuối. 

                                                                  

II. Đọc - Tìm hiểu chi tiết

a. Mục tiêu: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm văn bản nghị luận văn học “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa”; đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ “Tiếng gà trưa”, nghệ thuật viết văn nghị luận của tác giả Đinh Trọng Lạc.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ HS hoạt động cá nhân kết hợp hoạt động nhóm tại lớp, đại diện trình bày kết quả thảo luận.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và Bản thuyết trình thảo luận nhóm.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV -HS

Dự kiến kết quả 

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

B1 (1) GV chia nhóm cặp đôi

(1) Văn bản viết về vấn đề gì? Vấn đề đó nằm ở phần nào của văn bản? (nằm ở nhan đề văn bản)

(2) Nhan đề đã thể hiện vấn đề đó như thế nào? (Thể hiện khái quát vấn đề nghị luận)

(3) Bài thơ “Tiếng gà trưa” được tác giả phân tích theo trình tự nào?

(4) Mục đích của văn bản là gì?

(5) Để thuyết phục người đọc hiểu rõ vấn đề nghị luận, tác giả đã làm cách nào

B2. HS làm việc theo cặp – sau đó đại diện cặp báo cáo kết quả 

B3. Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn?

B4. Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

1. Đặc điểm kiểu bài nghị luận văn học của văn bản 

a. Vấn đề nghị luận: Đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ “Tiếng gà trưa”.

b. Trình tự nghị luận: Bám sát mạch cảm xúc bài thơ “Tiếng gà trưa”. Cảm xúc được bắt nguồn từ âm thanh tiếng gà khơi nguồn nỗi nhớ về tuổi thơ, kí ức về người bà; cảm xúc được tiếp nối bằng kỉ niệm và cảm xúc biết ơn, yêu kính bà; cuối cùng lắng đọng ở mục đích chiến đấu cao đẹp của người chiến sĩ ở khổ thơ cuối.

 

c. Mục đích của văn bản: Giúp người đọc hiểu được sự độc đáo nghệ thuật (ngôn từ, biện pháp tu từ, nhịp điệu) và nét đặc sắc nội dung (tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước) của bài thơ “Tiếng gà trưa”. Từ đó, văn bản khơi gợi và bồi dưỡng cho người người đọc tình yêu đối với tác phẩm văn chương và tình cảm gia đình cao quý,

c. Phương pháp nghị luận: để thuyết phục người đọc, người viết đưa ra lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

GV chốt lại bằng sơ đồ tư duy

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 7 trang, trên đây trình bày tóm tắt 7 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều Bài 4: Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam

Giáo án Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 90

Giáo án Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển

Giáo án Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá