Với giải Vận dụng 2 trang 20 Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
Vận dụng 2 trang 20 Địa lí 10: Giải thích câu ca dao:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Câu ca dao đó đúng với những khu vực nào trên Trái Đất.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học về hiện tượng ngày – đêm dài ngắn khác nhau theo mùa (đối với bán cầu Bắc).
- Sau ngày 21 – 3 đến trước ngày 23 – 9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn (mùa nóng) => ngày dài, đêm ngắn.
- Sau ngày 23 – 9 đến trước ngày 21 – 3, bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời (mùa lạnh) => ngày ngắn, đêm dài.
Trả lời:
(Ông bà ta thường sử dụng lịch âm => Tháng 5 âm lịch trùng với khoảng tháng 6 dương lịch; tháng 10 âm lịch trùng với khoảng tháng 11 dương lịch).
- Tháng 6, bán cầu Bắc đang ngả về phía Mặt Trời, góc chiếu của tia sáng Mặt Trời lớn (nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng) => Ngày dài, đêm ngắn (Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng).
- Tháng 11, bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời, góc chiếu của tia sáng Mặt Trời nhỏ (nhận được ít nhiệt và ánh sáng) => Ngày ngắn, đêm dài (Ngày tháng mười chưa cười đã tối).
=> Câu ca dao đúng với các khu vực ở bán cầu Bắc (trừ vùng Xích đạo và từ vòng cực – cực).
Chú ý:
- Vùng Xích đạo quanh năm có ngày = đêm.
- Vùng từ vòng cực – cực có 6 tháng là ban ngày (mùa nóng) và 6 tháng là ban đêm (mùa lạnh).
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Về mùa đông, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có
A. ngày dài hơn đêm.
B. toàn ngày hoặc đêm.
C. đêm dài hơn ngày.
D. ngày đêm bằng nhau.
Đáp án: C
Giải thích: Về mùa đông, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có ngày ngắn hơn đêm (đêm dài, ngày ngắn) do thời kì này bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời nên nhận được lượng bức xạ, ánh sáng và nhiệt ít hơn.
Câu 2. Việt Nam nằm trong múi giờ số
A. 6.
B. 4.
C. 7.
D. 5.
Đáp án: C
Giải thích: Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến và nằm trong khu vực có múi giờ số 7.
Câu 3. Nơi nào sau đây trong năm có một ngày luôn là toàn đêm?
A. Chí tuyến Bắc.
B. Vòng cực.
C. Xích đạo.
D. Chí tuyến Nam.
Đáp án: B
Giải thích: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực. Ở vùng cực có hiện tượng ngày/đêm dài suốt 24 giờ, riêng ở hai cực có hiện tượng sáu tháng ngày và sáu tháng đêm.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 18 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục b và quan sát hình 5.2, hãy cho biết...:
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất
Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
Bài 6: Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
Bài 8: Thực hành: Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa