Giải SGK Địa lí 10 Bài 6 (Kết nối tri thức): Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

6.9 K

Lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 6: Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng sách Kết nối tri thức ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa lí 10 Bài 6 từ đó học tốt môn Địa 10.

Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 6: Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Video giải Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng - Kết nối tri thức

1. Thạch quyển

Giải Địa lí 10 trang 21

Câu hỏi trang 21 Địa lí 10: Đọc thông tin trong mục 1 và hình 6.1, hãy:

- Nêu khái niệm thạch quyển và giới hạn của thạch quyển.

- Phân biệt sự khác nhau giữa vỏ Trái Đất và thạch quyển.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin trong mục 1 và quan sát hình 6.1 SGK.

- Nhớ lại kiến thức đã học về đặc điểm của vỏ Trái Đất.

Trả lời:

- Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của man-ti.

- Giới hạn thạch quyển: độ dày khoảng 100 km.

- Phân biệt sự khác nhau giữa vỏ Trái Đất và thạch quyển:

Tiêu chí

Vỏ Trái Đất

Thạch quyển

Độ dày

5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).

100 km.

Thành phần

Gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của manti.

2. Thuyết kiến tạo mảng

Giải Địa lí 10 trang 23

Câu hỏi 1 trang 23 Địa lí 10: Dựa vào hình 6.2, hãy xác định các mảng kiến tạo của Trái Đất.

 (ảnh 1)

Hình 6.2. Lược đồ các mảng kiến tạo của Trái Đất

Phương pháp giải:

Quan sát hình 6.2.

Trả lời:

Trên Trái Đất có 7 mảng kiến tạo lớn:

- Mảng Âu - Á;

- Mảng Bắc Mỹ;

- Mảng Nam Mỹ;

- Mảng Thái Bình Dương;

- Mảng Phi;

- Mảng Nam Cực;

- Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.

Câu hỏi 2 trang 23 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục 2, hãy trình bày nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục 2 (Thuyết kiến tạo mảng).

Trả lời:

Nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng:

- Thuyết kiến tạo mảng đề cập đến sự chuyển động của các mảng kiến tạo.

- Nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa là do sự chuyển dịch một số mảng kiến tạo của Trái Đất.

- Có 7 mảng kiến tạo lớn và các mảng nhỏ. Mỗi mảng kiến tạo thường bao gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đáy đại dương.

- Các mảng không đứng yên mà luôn dịch chuyển trên lớp quánh dẻo của manti. Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau.

- Vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là những nơi không ổn định, thường có những hoạt động kiến tạo xảy ra, kèm theo động đất và núi lửa.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập trang 23 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục 2 và các hình 6.3, 6.4, hãy mô tả kết quả khi các mảng kiến tạo xô vào nhau hoặc tách xa nhau.

 (ảnh 2)

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục 2 (thuyết kiến tạo mảng) và quan sát các hình 6.3, 6.4.

Trả lời:

Kết quả:

- Khi 2 mảng kiến tạo xô vào nhau:

+ Khi 2 mảng lục địa xô vào nhau: hình thành các dãy núi lục địa cao, đồ sộ.

Ví dụ: Dãy Hi-ma-lay-a hình thành do 2 mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-lia và Âu - Á xô vào nhau.

+ Khi 1 mảng đại dương xô húc 1 mảng lục địa: tạo thành các vực biển sâu và dãy núi cao.

Ví dụ: Mảng Na-xca xô húc với mảng Nam Mỹ tạo thành vực biển Pê-ru - Chi-lê và dãy An-đét.

- Khi 2 mảng kiến tạo tách xa nhau: tạo ra vết nứt lớn, macma trào lên tạo thành các dãy núi nằm dọc vết nứt, kèm theo động đất hoặc núi lửa.

Ví dụ: Sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương.

Vận dụng trang 23 Địa lí 10: Tìm hiểu các vùng núi trẻ Hi-ma-lay-a, An-đét (vị trí, đặc điểm, sự hình thành).

Phương pháp giải:

Tìm hiểu thông tin trên Internet, sách báo,...

Trả lời:

* Vùng núi trẻ Hi-ma-lay-a

- Vị trí: nằm ở phía bắc của Nam Á.

- Đặc điểm:

+ Hi-ma-lay-a là dãy núi trẻ nhất thế giới về lịch sử địa chất. Đặc điểm đặc trưng nhất là hiện nay nó vẫn còn hoạt động. Theo ước tính, tốc độ nâng lên cao nhất của Hi-ma-lay-a là 1 cm/năm.

+ Có đỉnh Everet cao nhất thế giới (8 848 m), nằm ở biên giới Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc).

+ Hi-ma-lay-a trải rộng trên 7 quốc gia của châu Á, bao gồm: Ấn Độ, Trung Quốc, Nepal, Bhutan, Afghanistan, Myanmar, Pakistan.

- Sự hình thành: Dãy Hi-ma-lay-a hình thành do sự va chạm giữa mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a với mảng Âu - Á.

* Vùng núi trẻ An-đét:

- Vị trí: nằm dọc bờ biển phía tây của Nam Mỹ.

- Đặc điểm:

+ Dãy An-đét gồm chuỗi núi liên tục, dài 7 242 km, kéo dài qua 7 quốc gia (Venezuela, Colombia, Ecuador, Peru, Bolivia, Chile và Argentina).

+ Đỉnh núi cao nhất của dãy An-đét là Aconcagua (6 962 m) thuộc Argentina. Đây cũng là đỉnh núi cao nhất châu Mỹ, vốn là núi lửa nhưng không còn hoạt động.

- Sự hình thành: An-đét là kết quả của quá trình kiến tạo khi vỏ đại dương của mảng Nazca và Nam Cực bị hút chìm xuống bên dưới mảng Nam Mỹ.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

1. Thạch quyển

- Gồm vỏ trái đất và phần cứng mỏng phía trên của lớp manti

- Độ dày khoảng 100km

- Cấu tạo bởi các loại đá khác nhau

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển – Thuyết kiến tạo mảng - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Vỏ Trái Đất và thạch quyển

- Ranh giới bên dưới của Thạch quyển tiếp xúc với các ,ớp dẻo quánh của manti. Nên các mảng kiến tạo có thể di chuyển, trượt trên đó.

2. Thuyết kiến tạo mảng

- Đề cập đến sự chuyển động của các mảng kiến tạo (mảng thạch quyển)

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển – Thuyết kiến tạo mảng - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Lược đồ các mảng kiến tạo của Trái Đất

- Trong quá trình hình thành, thạch quyển bị vỡ ra thành các mảng kiến tạo, các mảng này không đứng yên và dịch chuyển trên lớp manti quánh dẻo.

- Chính sự dịch chuyển này là nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo (hình thành uốn nếp, đứt gãy), động đất, núi lửa. Khi dịch chuyển các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau.

- Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, chúng sẽ bị dồn ép, uốn nếp. Khi hai mảng lục địa xô vào nhau, vỏ lục địa bị nén ép mạnh, có sự hút chìm giữa vỏ lục địa và vỏ lục địa tạo thành các dãy núi lục địa cao đồ sộ. Khi mảng lục địa xô vào mảng đại dương thì do chịu sức ép nên vỏ đại dương bị hút chìm xuống dưới vỏ lục địa tạo thành vực biển sâu và dãy núi cao lục địa.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển – Thuyết kiến tạo mảng - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hai mảng kiến tạo xô vào nhau

- Khi hai mảng kiến tạo tách xa nhau sẽ tạo ra các vết nứt lớn, macma trào lên thành các dãy núi nằm dọc vết nứt, kèm theo hiện tượng động đất núi lửa.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển – Thuyết kiến tạo mảng - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hai mảng kiến tạo tách xa nhau

Bài giảng Địa lí 10 Bài 6: Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Bài 7: Nội lực và ngoại lực

Bài 8: Thực hành: Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa

Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu
Đánh giá

0

0 đánh giá