Giáo án KHTN 6 Bài 12 (Chân trời sáng tạo 2024): Nhiên liệu và an ninh năng lượng | Khoa học tự nhiên 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án KHTN 6 Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án KHTN 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Ngày soạn:.../.../...

Ngày dạy:.../.../...

CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM THÔNG DỤNG.

TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG.

BÀI 12: NHIÊN LIỆU VÀ AN NINH NĂNG LƯỢNG

Môn học: Khoa học tự nhiên 6

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU   

1. Kiến thức: 

- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất.

- Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số nhiên liệu thông dụng. 

- Thu thập được dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nhiên liệu.

- Nêu được cách sử dụng một số nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

2. Năng lực:

- Năng lực chung

+ Tự chủ và tự học: chủ động, tự tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu và an ninh năng lượng thông qua SGK và các nguồn học liệu khác;

+ Giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về nhiên liệu và an ninh năng lượng, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bàỵ báo cáo;

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các phương án tìm hiểu tính chất và ứng dụng của nhiên liệu.

- Năng lực khoa học tự nhiên

+ Nhận thức khoa học tự nhiên:trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thường dùng trong đời sống hằng ngày;

+ Tìm hiểu tự nhiên: đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số nhiên liệu; Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nhiên liệu;

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: nêu được cách sử dụng của một số nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sựphát triển bền vững; Phân biệt được năng lượng tái tạo và không tái tạo, để từ đó thấy được vấn đề an ninh năng lượng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia và trên thế giới.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;

- Cẩn thận, khách quan và trung thực trong thực hành;

- Tuyên truyền viên tích cực cho việc sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bển vững;

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Kế hoạch dạy học.

- Máy tính, máy chiếu (màn hình tivi)

- Phiếu học tập số 1, 2.

- Giấy A3, bút dạ nhiều màu

- Phiếu học tập.

2. Học sinh

- Vở ghi, sách giáo khoa, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC (5 phút)

Chơi trò chơi “ Đoán ý đồng đội” 

a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất.

b) Nội dung: - HS chơi trò chơi “đoán ý đồng đội”.

              - HS làm việc nhóm.

c) Sản phẩm: Nắm được vấn đề cần nghiên cứu của bài học.

d) Tổ chức thực hiện: 

+ GV tổ chức trò chơi “Đoán ý đồng đội”, sử dụng các từ khóa:

“Gas, xăng, cồn, dầu, cồn, củi…”

Luật chơi: 1 đội chọn 2 thành viên, thành viên thứ nhất nhận từ khóa diễn giải cho thành viên còn lại đưa ra đáp án. Thời gian: 10s/từ khóa. Mỗi câu trả lời đúng được 50 điểm; sai: 0 điểm.

Các nhóm chọn thành viên và bắt đầu trò chơi.

- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Con người đã biết sử dụng nhiên liệu (củi, than, gas…) để đun nấu từ rất sớm. Tuy nhiên nguồn nhiên liệu này có xu hướng cạn kiệt dần, vậy cần nguồn nhiên liệu nào để thay thế trong tương lai.

C. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (65 phút)

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nhiên liệu thông dụng (10 phút)

a) Mục tiêu: Nhận biết và lấy được ví dụ một số nhiên liệu thông dụng.

b) Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp đôi để làm rõ được mục tiêu trên.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập 1.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Giao nhiệm vụ: 

- GV sử dụng phương pháp quan sát thực tế và hình 12.1 trong SGK, qua đó hướng dẫn HS nhận biết được một số nhiên liệu xung quanh ta thông qua phiếu học tập số 1.

- HS nhận nhiệm vụ.

1. Một số nhiên liệu thông dụng

Hoàn thành phiếu học tập số 1.

Kết luận: Nhiên liệu (chất đốt) khi cháy đều tỏa nhiệt và ánh sáng. Dựa vào trạng thái người ta phân loại nhiên liệu thành nhiên liệu khí đốt (gas, khí than,…), nhiên liệu lỏng (xăng, dầu…), nhiên liệu rắn (củi, sáp).

Bước 2: Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: 

+ Mỗi bàn có 2 bạn sẽ ghép thành 1 cặp đôi, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1.

Bước 3: Báo cáo kết quả

Báo cáo kết quả: 

+ Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả

+ Mời nhóm khác nhận xét

Bước 4: Đánh giá kết quả. Tổng kết: 

- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung.

- GV chốt lại kiến thức. 

- HS rút kinh nghiêm, ghi chép bài vào vở.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng (20 phút)

a) Mục tiêu: Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu.

b) Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để tổ chức HS thành các nhóm chuyên gia và nhóm mảnh ghép rồi cho HS thảo luận trình bày kết quả theo bảng 12.1.

c) Sản phẩm: Mảnh ghép tổng thể.

Kết quả bảng 12.1 sgk

Nhiên liệu/ Đặc điểm

Củi

Than

Xăng

Gas

Trạng thái

Rắn

Rắn

Lỏng

Khí

Khả năng cháy

Củi khô dễ cháy, nhiều khói, tương đối an toàn.

Cháy, tạo khói gây ô nhiễm môi trường do phát thải khí carbon monoxide, carbon dioxide.

Dễ cháy khi tiếp xúc với không khí, có tính kích nổ, dễ gây nguy hiểm.

Rất dễ cháy, ngọn lửa không có khói.

Ứng dụng

Nhiên liệu đun nấu rẻ tiền, thông dụng, tận dụng các loại gỗ phế phẩm

Nhiên liệu cho quá trình sản xuất điện, đốt cháy trong lò nung.

Nhiên liệu chạy động cơ xe máy, máy phát điện, ô tô, máy bay.

Nhiên liệu đun nấu, lò gas, bếp gas, đèn khí, bật lửa gas,…

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 11 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng.

Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 11: Một số vật liệu thông dụng

Giáo án Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng

Giáo án Bài 13: Một số nguyên liệu

Giáo án Bài 14: Một số lương thực – thực phẩm

Giáo án Bài 15: Chất tinh khiết – hỗn hợp

Để mua Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá