Với Giải Lịch sử 10 trang 18 Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải Lịch sử 10 trang 18 Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 18 Lịch sử 10: Vì sao đặt ra vấn đề học tập, khám phá lịch sử suốt đời?
Phương pháp giải:
Xem lại sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời
Trả lời:
Cần học tập lịch sử suốt đời vì:
- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng lịch sử quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.
- Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới,… Do vậy, những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai,…
- Cùng với tìm hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức, hoàn thiện và phát triển kĩ năng xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.
Câu hỏi 2 trang 18 Lịch sử 10: Hãy kể tên một bộ phim, một chương trình truyền hình,… ở Việt Nam sử dụng chất liệu là tri thức lịch sử và văn hóa mà em biết.
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế và hiểu biết của bản thân: Các bộ phim lịch sử như: Mùi cỏ cháy, Đêm hội long trì, Nhà tiên tri, Đừng đốt,...
Trả lời:
"Mùi cỏ cháy" là một bộ phim xúc động nói về sự hy sinh của những người lính xuất thân từ giảng đường Hà Nội lên đường bảo vệ Tổ quốc.
Mùi cỏ cháy xoay quanh câu chuyện về 4 người con của Hà Nội là một hội bạn chơi thân với nhau bao gồm Hoàng, Thành, Thăng, Long. 4 chàng trai sinh viên khoa Văn đại học Tổng Hợp Hà Nội là 4 tính cách tuy khác nhau nhưng chia sẻ nhiều điểm chung và cùng có niềm đam mê với nghệ thuật. Dù từ bỏ giảng đường và những trang giấy trắng để lên đường làm nhiệm vụ, họ vẫn mang những nét đặc trưng của quê nhà vào cuộc đời lính, trở thành một chất lính.
Câu hỏi 3 trang 18 Lịch sử 10: Có thể học tập và tìm hiểu lịch sử qua các hình thức nào? Hình thức nào giúp em có hứng thú và đạt hiệu quả cao nhất.
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế với bản thân: tham quan bảo tàng, xem phim lịch sử, ....
Trả lời:
Chúng ta có thể học tập lịch sử qua rất nhiều hình thức như: Tham quan các bảo tàng, các khu tưởng niệm, di tích hay đơn giản là đọc sách, truyện, xem phim, nghe các bài hát “đi cùng năm tháng”,… cũng cách để tìm hiểu, học tập lịch sử.
Việc tìm hiểu lịch sử như thế rất gần gũi, thú vị mà lại hữu ích và không quá khó khăn đúng không nào?
Luyện tập trang 18 Lịch sử 10: Tri thức lịch sử có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và xã hội?
Phương pháp giải:
B1. Xem lại nội dung vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử
B2. Liên hệ bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Trả lời:
- Khái niệm: Tri thức lịch sử là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình hoc tập và khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm. Tri thức lịch sử có vai trò quan trọng đối với cá nhân và xã hội.
- Vai trò:
+ Trang bị những hiểu biểu về quá khứ.
+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa.
+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.
- Ý nghĩa:
+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại.
+ Giúp con người hiểu về chính mình và thế giới.
+ Nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa cộng đồng và chung sống một thế giới đa dạng.
Vận dụng trang 18 Lịch sử 10: Có quan điểm cho rằng: Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên. Theo em, quan điểm đó đúng hay sai? Vì sao?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức bài học, liên hệ thực tế
Trả lời:
Quan điểm cho rằng: Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên. Theo em, quan điểm đó chưa đúng. Lênin đã nói: Học, học nữa, học mãi, tức là chúng ta học suốt đời, không chỉ lúc đi học mà ngay từ bé chúng ta đã được học lịch sử qua những câu chuyện của ông bà cha, mẹ hay ngay trong những chuyến đi tham quan dã ngoại sẽ được các cô hướng dẫn viên lí giải hoặc kể lại những câu chuyện lịch sử.
Sau này khi kết thúc việc ngồi học trên ghế nhà trường thì việc học tập lịch sử vẫn tiếp tục diễn ra hàng ngày qua báo chí, phim ảnh và âm nhạc.
Từ đó có thể khẳng định quan điểm cho rằng chỉ học sử trên ghế nhà trường là chưa đúng.
Xem thêm các bài giải Lịch sử 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: