Câu hỏi 1 trang 65 Lịch sử 7: Em hãy nêu những dẫn chứng chứng tỏ nhà Trần chú trọng và khuyến khích phát triển nông nghiệp.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 3-a trang 63 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: chính sách tích cực, phục hồi, phát triển, khai hoang, đắp đê phòng lụt, công trình thủy lợi, thảm tô thuế, lập điền trang,…
Trả lời:
- Nhà Trần thi hành nhiều chính sách tích cực nhằm phục hồi và phát triển nông nghiệp như:
+ Đẩy mạnh khai hoan, tuyển mộ người đi khẩn hoang để mở rộng ruộng đất lãnh thổ và không gian sinh sống.
+ Cho phép các vương hầu, quý tộc chiêu mộ người dân để đi khai hoang lập các điền trang.
+ Đắp đê phòng lụt và xây dựng các công trình thủy lợi.
+ Giảm tô thuế cho người dân như các loại thuế thân, thuế ruộng (thuế điền), thuế ruộng muối,…
+ Triều đình cũng cho phép các tôn thất lập điền trang.
Câu hỏi 2 trang 65 Lịch sử 7: Mô tả Những nét chính về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 3-a trang 64 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: xưởng thủ công, đúc tiền, chế tạo vũ khí, làng nghề, phường nghề, trao đổi, buôn bán, chợ.
Trả lời:
Những nét chính về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần:
- Các xưởng thủ công của nhà nước chuyên việc đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng thuyền chiến,… Triều đình trưng dụng những người thợ giỏi để xây dựng các công trình lớn.
- Hình thành thêm nhiều làng nghề, phường nghề với sản phẩm thủ công làm ra rất đa dạng
- Các cửa khẩu dọc biên giới và các cửa biển như Vân Đồn (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An),… trở thành những nơi buôn bán tấp nập, thu hút nhiều thuyền buôn và thương nhân các nước đến trao đổi hàng hóa.
Câu hỏi trang 65 Lịch sử 7: Xã hội thời Trần bao gồm những tầng lớp nào? Nêu đặc điểm của mỗi tầng lớp.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 3-b trang 65 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: phân hóa, tầng lớp quý tộc, chủ chốt, bộ máy chính quyền, nhân dân lao động, chế độ tư hữu, lĩnh canh ruộng đất, thợ thủ công, thương nhân, nông nô, nô tì.
Trả lời:
Xã hội thời Trần bao gồm những tầng lớp:
+ Tầng lớp quý tộc (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền, nắm giữ các chức vụ chủ chốt của bộ máy chính quyền, là chủ các thái ấp, điền trang.
+ Nhân dân lao động chủ yếu là nông dân, cày cấy ruộng đất công xã, nhưng do chế độ tư hữu mở rộng nên ngày càng có nhiều người phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ.
+ Thợ thủ công và thương nhân tăng nhanh chóng do sự phát triển của kinh tế công thương.
+ Tầng lớp nông nô, nô tì có số lượng khá đông đảo, chuyên cày cấy trong các điền trang hoặc phục dịch trong các gia đình quý tộc.