Giáo án KHTN 6 Bài 27 (Cánh diều 2024): Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc | Khoa học tự nhiên 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án KHTN 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án KHTN 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 27. LỰC TIẾP XÚC VÀ LỰC KHÔNG TIẾP XÚC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Nêu được lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác động của lực; lấy được ví dụ về lực tiếp xúc.

- Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác động của lực, lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc.

2. Năng lực 

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin để tìm hiểu về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hỗ trợ và tiếp thu ý kiến của các thành viên để thực hiện thí nghiệm về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Suy nghĩ và đưa ra các biện pháp khi GV đặt vấn đề hoặc khi tiến hành thí nghiệm phát sinh ra vấn đề cần giải quyết.

- Năng lực KHTN: 

+ Hiểu được khi nào xuất hiện lực tiếp xúc và khi nào xuất hiện lực không tiếp xúc

+ Lấy được ví dụ về hai loại lực trên.

3. Phẩm chất:

- Chăm học, chịu khó đọc SGK, tài liệu nhằm tìm hiểu về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi bố trí và thực hiện thí nghiệm.

- Trung thực trong khi thực hiện thí nghiệm, ghi chép và báo cáo kết quả thí nghiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Giáo viên: Chuẩn bị

- Quả cầu kim loại, dây treo, nam châm, bóng bay

- Phiếu học tập, giấy A0, bảng kiểm hoạt động nhóm

- Hai nam châm có đánh dấu các cực từ Bắc (N) – Nam (S).

- Giáo án, sgk, máy chiếu...

2.  Học sinh: Chuẩn bị sgk, vở ghi chép.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú và dẫn dắt HS vào bài học

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm

c) Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện

d) Tổ chức thực hiện: 

- GV cho HS thực hiện lần lượt các bước thí nghiệm mở đầu ở sgk.

- GV nêu vấn đề: Bằng cách nào có thể làm lệch dây treo vật? Có thể không chạm tay trực tiếp vào vật và dây treo được không?

Từ câu hỏi trên HS trả lời và GV dẫn dắt: Vậy thì những lực nào là lực tiếp xúc, những lực nào được gọi là lực không tiếp xúc. Chúng ta cùng vào bài mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu và lấy ví dụ về lực tiếp xúc

a) Mục tiêu: Nêu được lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác động của lực; lấy được ví dụ về lực tiếp xúc.

b) Nội dung: GV cho HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- NV1:

GV cho HS làm việc cá nhân: Đọc SGK mục I, sau đó thảo luận tìm hiểu các từ khoá: Lực va chạm, lực đàn hồi và lực tiếp xúc nói chung. GV lưu ý cho HS đặc điểm tác dụng của lực va chạm, lực đàn hồi trong từng ví dụ.

- NV2:

GV cho các nhóm thực hành, tác dụng lực vào lò xo, quả bóng bay để thấy được lực xuất hiện (gọi tên lực) khi ta tác dụng lực vào vật.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả

- GV mời HS nhóm khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

I. Lực tiếp xúc

- Những lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng tiếp xúc nhau được gọi là lực tiếp xúc.

- Ví dụ: Lực khi tay bưng bê đồ vật, lực khi chân đá vào quả bóng.

- Khi một vật đang chuyển động va chạm với một vật khác thì mỗi vật đều tác dụng lực va chạm vào vật còn lại.

- Độ lớn của lựa va chạm có thể rất lớn hoặc có thể rất nhỏ.

- Khi vật đàn hồi bị biến dạng  thì xuất hiện lực đàn hồi chống lại lực gây ra biến dạng đó.

 

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 5 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 26: Lực và tác dụng của lực

Giáo án Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

Giáo án Bài 28: Lực ma sát

Giáo án Bài 29: Lực hấp dẫn

Giáo án Bài 30: Các dạng năng lượng

Để mua Giáo án KHTN 6 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá