Giải Lịch sử 7 trang 17 Kết nối tri thức

289
Với Giải lịch sử lớp 7 trang 17 Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:
 
Giải Lịch sử 7 trang 17 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 17 Lịch sử 7: Hãy cho biết quá trình tích lũy vốn và tập trung nhân công của giai cấp tư sản trong giai đoạn đầu như thế nào.

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 2-a SGK trang 16 – 17.

B2: Các từ khóa cần chú ý: tước đoạt, tư liệu sản xuất, rào đất cướp ruộng, làm thuê, công xưởng, tư bản, tích lũy vốn ban đầu, công ty thương mại.

B3: Giải thích cụ thể trong bài.

Trả lời:

- Quá trình tích lũy vốn được đẩy mạnh sau các cuộc phát kiến địa lý, thương nhân châu Âu:

+ Đẩy mạnh cướp bóc của cải, tài nguyên từ các thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mỹ đem về châu Âu.

+ Dùng bạo lực và nhiều thủ đoạn đê tước đoạt ruộng đất của nông nô, tư liệu sản xuất của thợ thủ công.

+ Buôn bán nô lệ da đen.

- Bản chất của quá trình này gồm 2 quá trình

+ Tập trung vốn vào tay một số ít người

+ Tước đoạt tư liệu sản xuất của quần chúng nhân dân lao động để biến họ thành những người lao động làm thuê và phải bán sức lao động của mình như một thứ hàng hóa.

Câu hỏi 2 trang 17 Lịch sử 7: Nêu những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu.

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 2-a SGK trang 16 – 17.

B2: Các từ khóa cần chú ý: Quan hệ chủ - thợ, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.

Trả lời:

- Biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu

+ Giai cấp tư sản ra sức mở rộng kinh doanh, lập các công trường thủ công, những đồn điền quy mô lớn và cả các công ti thương mại. 

+ Hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: quan hệ bóc lột giữa chủ (giai cấp tư sản) với thợ (giai cấp vô sản)

Câu hỏi trang 17 Lịch sử 7: Hãy cho biết những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu giai đoạn này

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 2-b SGK trang 17.

B2: Quan sát hình 4 SGK trang 17 từ thông tin trong hình thấy được nguồn gốc và vai trò của giai cấp mới – tư sản và vô sản.

 (ảnh 1)

Trả lời:

Những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu:

- Hình thành các giai cấp mới trong xã hội:

+ Giai cấp tư sản: Chủ công trường thủ công, chủ đồn điền hoặc nhà buôn lớn… nắm giữ nhiều của cải, có thế lực kinh tế nhưng chưa có địa vị chính trị

+ Giai cấp vô sản: Gồm lao động làm thuê cho chủ tư bản. Trong thời gian đầu họ theo giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời.

- Hình thành mối quan hệ: Tư sản bóc lột vô sản

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập 1 trang 17 Lịch sử 7: Trong các hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, theo em, hệ quả nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 1-b SGK trang 16.

B2: Các từ khóa cần chú ý: con đường mới, vùng đất mới, thị trường mới.

Trả lời:

- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán từ Tây Á và Địa Trung Hải lại do người Ả - rập độc chiếm => vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.

- Các cuộc phát kiến địa lí với mục đích tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu giữa các châu lục. Nó đáp ứng đúng (hoặc hơn) mục tiêu ban đầu đặt ra. Chính vì thế, đây là hệ quả quan trọng nhất của các cuộc phát kiến địa lí.

Như vậy có thể khẳng định rằng hệ quả quan trọng nhất của các cuộc phát kiến địa lí là: Mở ra những con đường mới, chân trời mới, vùng đất mới.

Luyện tập 2 trang 17 Lịch sử 7: Theo em, biến đổi lớn nhất của xã hội Tây Âu thời kì này là gì?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 2-b SGK trang 17.

B2: Quan sát hình 4 SGK trang 17 thấy được sự xuất hiện của 2 giai cấp mới đó là tư sản và vô sản.

Trả lời:

Biến đổi lớn nhất của xã hội Tây Âu thời kì này là xuất hiện giai cấp mới là tư sản và vô sản.

Vận dụng 3 trang 17 Lịch sử 7: Một hậu quả của phát kiến địa lí là dẫn đến làn sóng xâm lược thuộc địa và cướp bóc thực dân. Em hãy tìm hiểu thêm và cho biết Việt Nam đã từng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của nước nào?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 1-b SGK trang 16.

B2: Sử dụng công cụ tìm kiếm với các từ khóa: Việt Nam năm 1858, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến 1884.

Trả lời:

Các nước phương Tây chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc vào thế kỷ XIX, nhu cầu về nguyên nhiên liệu, thị trường, nhân công là vô cùng lớn. Họ đã đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa ở khắp nơi trên thế giới.

Việt Nam cũng bị các nước thực dân nhắm đến đặc biệt là tư bản Pháp. Vào năm 1858, Pháp nổ súng mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam và sau đó hoàn thành quá trình này vào năm 1884 với hiệp ước Pa-tơ-nốt với triều đình Huế. Từ đây Việt Nam từ vị thế là một quốc gia có độc lập chủ quyền đã bị biến thành thuộc địa của nước Pháp.

Xem thêm lời giải Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Đánh giá

0

0 đánh giá