Giáo án Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập (Cánh diều) 2024| Ngữ văn 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ Văn 6 Bài 5: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ Văn 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

HỔ CHÍ MINH VÀ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

                                                                                               (Bùi Đình Phong)

1. Mục tiêu

   1.1 Về kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu được những thông tin chính gắn với các mốc thời gian cụ thể với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc ta: Bác đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- Hiểu ý nghĩa của sự kiện trọng đại đó. 

 1.2. Về năng lực

- Nhận biết một số yếu tố hình thức của văn bản thông tin: hình ảnh, nhan đề, sa pô...

- Nhận biết một số các chi tiết tiết biểu: đề tài, chủ đề, ý nghĩa...

- Đọc hiểu một văn bản cùng thể loại, cùng chủ đề.

 1.3. Về phẩm chất

- Yêu nước, nhân ái (yêu quý, trân trọng, tự hào về độc lập tự do của dân tộc)

trách nhiệm, chăm chỉ (sử dụng đúng Tiếng Việt trong nói và viết, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt; tích cực, tự giác trong học tập.)

2. Thiết bị dạy học và học liệu 

- SGK, SGV video Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ, phiếu học tập.

3. Tiến trình dạy học 

  Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a. Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về Bản tuyên ngôn độc lập kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh tìm hiểu văn bản .

b) Nội dung:  HS quan sát Clip để xác định vấn đề cần giải quyết: Tìm hiểu về sự kiện trọng đại: Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. Bước đầu khơi gợi trong các em những cảm xúc về giây phút trọng đại trong lịch sử dân tộc

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của Thầy và Trò

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV giao nhiệm vụ cho HS 

Quan sát Clip sau và cho biết đó là sự kiện nào? Em biết gì về sự kiện đó? 

? Cảm xúc của em khi xem Clip trên?

https://www.google.com.vn/url

Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên: hướng dẫn học sinh quan sát clip và trả lời câu hỏi

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả 

- Học sinh trình bày sản phẩm

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

 

* Dự kiến sản phẩm:

- Sự kiện Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình- Hà Nội vào sáng ngày 02/9/1945

-  Hình ảnh vị cha già của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố dõng dạc với nhân dân thế giới khiến em xúc động, tự hào. Là một học sinh được sống trong hòa bình, em luôn nhớ đến công lao của thế hệ cha anh đi trước đã vất vả, hy sinh xương máu để thế hệ chúng em được sống yên vui, no ấm. như ngày hôm nay. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

GV nhận xét và giới thiệu bài học:

 

Các em vừa xem Clip Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình- Hà Nội đó là giây phút thiêng liêng mà mỗi chúng ta không thể nào quên. Khát vọng hòa bình và tinh thần bất diệt của Tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945 mãi mãi khắc sâu vào trái tim và khối óc của mỗi con người Việt Nam và đây là nguồn động viên lớn để khơi dậy lòng nhiệt huyết của thế hệ trẻ hôm nay quyết giữ vững nền độc lập tự do của dân tộc.

Sự kiện đó đã được Bùi Đình Phong ghi lại và trong tiết học hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu quá trình ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập như thế nào? Nội dung, ý nghĩa ra đời của bản tuyên ngôn là gì ? Bài học này sẽ đem đến cho các em những thông tin ấy

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới 

I. TÌM HIỂU CHUNG

 

                         

                      Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung

a)Mục tiêu:  Học sinh nắm được những thông tin cơ bản về tác giả và xuất xứ của văn bản, hoàn cảnh ra đời, thể loại, phương thức biểu đạt, cách đọc, bố cục văn bản

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về văn bản thông tin, tác giả,tác phẩm những nét chung về văn bản qua nhan đề, sapo,hình ảnh

Nhóm 1: Hiểu biết chung về kiểu văn bản thông tin

Nhóm 2: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

Giáo án Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập (Cánh diều) 2023| Ngữ văn 6 (ảnh 1)

Hoạt động của Thầy và Trò

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV chiếu phiếu học tập số 1 đã yêu cầu HS chuẩn bị bài ở nhà

GV chia lớp 2 nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ câu 1,2 trong phiếu học tập số 1

Nhóm 1: Hiểu biết chung về kiểu văn bản thông tin

Nhóm 2: Báo cáo những thông tin về tác giả, tác phẩm 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Đọc kĩ câu hỏi và trả lời dựa vào phần chuẩn bị bài giao về nhà tiết học trước;

- HS trao đổi với các bạn trong nhóm bàn thống nhất

GV: Hướng theo dõi, quan sát, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Nhóm 1: Báo cáo hiểu biết về kiểu văn bản thông tin

Thời gian: 2 phút 

Hình thức báo cáo: thuyết trình, sơ đồ..  

Dự kiến sản phẩm:

Văn bản thông tin:

? Khi tìm hiểu về văn bản thông tin ta cần chú ý điều gì? Hãy giới thiệu ngắn gọn những hiểu biết của em về kiểu văn bản này? Cho ví dụ?

Giáo án Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập (Cánh diều) 2023| Ngữ văn 6 (ảnh 2)

Học sinh trình bày có thể đưa văn bản và trình chiếu chỉ rõ về nhan đề, hình ảnh, sapô, cách trình bày văn bản để làm rõ thêm về những đặc điểm của văn bản thông tin

GV: bổ sung thêm văn bản thông tin là kiểu văn bản rất phổ biến, hữu dụng trong đời sống được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức

- Trong văn bản thông tin, người viết thường sử dụng những cách thức hoặc phương tiện để hỗ trợ người đọc tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả. Một bảng chú thích, một dòng in đậm, in nghiêng,hình ảnh, sapo…

G: Văn bản thông tin thường được trình bày theo trật tự thời gian hoặc mối quan hệ nguyên nhân- kết quả

?Vậy Văn bản: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập được trình bày theo trình tự nào?

- Văn bản thông tin trình bày theo trình tự thời gian

Nhóm 2: Báo cáo những thông tin về tác giả, tác phẩm 

? Qua tìm hiểu giới thiệu vài nét tiêu biểu về tác giả? Nguồn gốc xuất xứ của văn bản?

Thời gian: 2 phút 

Hình thức báo cáo: thuyết trình, clip

Dự kiến sản phẩm:

 HS trình bày hoặc dùng clip giới thiệu về tác giả

Tác giả: PGS Bùi Đình Phong, sinh năm 1950

+ Quê quán: Hà Tĩnh; Là nhà nghiên cứu hàng đầu về lãnh tụ Hồ Chí Minh với hàng loạt công trình có giá trị cao, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người.

Tác phẩm: Trích trên báo Đà Nẵng.vn ra ngày 1/9/2018

Khách mời NTV: PGS-TS Bùi Đình Phong - Học ... – YouTube https://www.youtube.com › watch

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá, bổ sung cho nhóm bạn

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ làm việc nhóm của HS

- GV đánh giá sản phẩm nhóm của HS, chiếu bổ sung thông tin về tác giả, tác phẩm.

Chiếu slide, giới thiệu ảnh chân dung PGS Bùi Đình Phong.


- GV chốt kiến thức:  PGS Bùi Đình Phong là nhà nghiên cứu hàng đầu về lãnh tụ Hồ Chí Minh, PGS Bùi Đình Phong đã giúp chúng ta thấy được quá trình ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập như thế nào, mời các em cùng cô chuyển sang phần: Đọc- hiểu văn bản

A. Tìm hiểu chung

1. Văn bản thông tin

      - Là văn bản dùng để cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, danh lam thắng cảnh, các sự kiện theo trật tự thời gian…

      Được trình bày bằng chữ viết kết hợp với các phương thức khác như: Hình ảnh, âm thanh, nhan đề, sapô…












































2.Tác giả

- Bùi Đình Phong: Là nhà nghiên cứu hàng đầu về lãnh tụ Hồ Chí Minh với hàng loạt công trình có giá trị cao, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người.

3. Tác phẩm

- Nguồn báo Đà nẵng.vn (1/9/2018)

I. TÌM HIỂU CHI TIẾT

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Đọc hiểu được nội dung văn bản:

+ Xác định được phương thức biểu đạt, bố cục của văn bản

+ Nắm được mốc thời gian- thông tin quan trọng trong quá trình ra đời bản Tuyên ngôn, giá trị nội dung- nghệ thuật.

+ Ý nghĩa lịch sử.

b. Nội dung: 

- HS kết hợp hoạt động cá nhân với chia sẻ cặp đôi và hoạt động nhóm

- Kết hợp khai thác thông tin có trong văn bản với thông tin HS sưu tầm để hình thành kiến thức bài học.

c. Sản phẩm: 

- Trình bày miệng được những nội dung về văn bản.

- Hoàn thành nhiệm vụ thảo luận, vấn đáp, hoạt động cá nhân để tìm hiểu về nội dung văn bản.

d. Tổ chức thực hiện: 

HĐ của GV & HS

Nội dung cần đạt

Nhiệm vụ 1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc SGK và đặt câu hỏi:

Gv sử dụng kĩ thuật chỉ huy 01 hs thực hiện hướng dẫn cách đọc, 

? Qua phần soạn bài ở nhà, các bạn hãy cho biết cách đọc VB này

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: 

- Trả lời câu hỏi, đọc bài

* Dự kiến sản phẩm:

- Theo tớ cần đọc diễn cảm và sáng tạo, chú ý  chuyển đổi ngữ điệu giọng đọc phù hợp:

- Tớ nghĩ cần nhấn giọng các thông tin về ngày tháng, địa điểm để làm nổi bật sự kiện được nói đến trong bài.

HS đọc: Phần 1 HS2 ->đọc tiếp phần 2 HS 3 đọc phần 3

B3 : HS báo cáo kết quả

? Nhận xét cách đọc của bạn?

HS + GV nhận xét

Hs: chúng ta vừa đọc xong toàn bộ văn bản, về nhà các bạn lưu ý đọc lại nhiều lần.

Bây giờ chúng mình sẽ cùng tìm hiểu 1 số chú thích giải thích các từ: Báo vụ, lâm thời, bản thảo, các nước đồng minh.

- HS cho các bạn tìm hiểu 1 số chú thích trong sgk

=> Các chú thích còn lại các bạn về tìm hiểu sgk

B4: Kết luận, nhận định:

- HS đánh giá các bạn và chuyển giao nhiệm vụ cho GV

- GV đánh giá kết quả hoạt động của HS và chuyển sang nhiệm vụ 2.

Nhiệm vụ 2:

Bước 1: Giao nhiệm vụ  tìm hiểu kết cấu bố cục.

GV yêu cầu HS thảo luận trong bàn theo kĩ thuật cặp đôi chia sẻ các câu hỏi 4,5,6 của phiếu học tập số 1 

Câu 4: Văn bản HCM và Tuyên ngôn Độc lập thuộc thể loại gì? Thuật lại sự kiện gì? theo trình tự nào? Xác định PTBĐ của văn bản? 

Câu 5: Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Em hãy nêu giới hạn và nội dung chính của từng phần?

Câu 6: Phần in đậm và thời gian đăng tải của văn bản có tác dụng gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: 

- 2 phút hoạt động cặp đôi chia sẻ

GV

- Theo dõi, quan sát HS hoạt động của HS

- Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho HS nếu cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận (GV & HS)

GV

- Yêu cầu HS trả lời, báo cáo sản phẩm của nhóm cặp đôi

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá cặp đôi bạn

HS:

- Báo cáo sản phẩm nhóm;

* Dự kiến sản phẩm:

4- Văn bản thông tin PTBĐ: thuyết minh

 Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập thuật lại sự kiện Bác Hồ soạn thảo và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; theo trình tự thời gian.

5.Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Bác yêu cầu giao cho Bác cuốn Tuyên ngôn độc lập của Mĩ.

+ Phần 2: Quá trình chuẩn bị, hoàn thiện bản Tuyên ngôn độc lập.

+ Phần 3: Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

6. Phần in đậm nằm ngay dưới nhan đề văn bản=> Gọi là Sapo Tác dụng của phần sa pô:

+ Thu hút sự chú ý của người đọc, xác định chủ đề của bài viết

+ Tóm tắt nội dung bài viết

+ Vừa thể hiện phong cách của tác giả vừa chứng minh tính thời sự

Thời gian đăng tải: Thứ 7 ngày 01/9/2008

Sự kiện nêu ở phần in đậm khẳng định giá trị của Tuyên ngôn độc lập có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với dân tộc Việt Nam

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV  nhận xét thái độ làm việc nhóm của HS

- Đánh giá sản phẩm nhóm của HS

- GV chốt kiến thức: Trong văn bản thông tin Sa-pô (sapo) là đoạn văn mở đầu nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung bài viết.  Giúp bạn đọc hình dung bài viết sẽ nói gì đồng thời giải thích cho bạn đọc hiểu tại sao tác giả chọn viết về sự kiện hay hiện tượng này. 

Sa-pô là một phần vô cùng quan trọng trong một bài viết thường được in đậm, ở vị trí dưới tiêu đề, gây ấn tượng lôi cuốn sự chú ý của người đọc đồng thời giúp mọi người hiểu rõ giá trị và ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập

Nhiệm vụ 3:

B1: Giao nhiệm vụ phân tích nội dung phần 1 văn bản.

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm ( Theo 2 vòng) phiếu học tập số 2

Giáo án Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập (Cánh diều) 2023| Ngữ văn 6 (ảnh 3)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: 

- HS hoạt động nhóm

- Vòng 1 : 1 phút đầu hoạt động độc lập

- Vòng 2 :  2 phút sau 2 bạn ngồi cạnh nhau trao đổi kết quả thảo luận

Bước 3: Báo cáo, thảo luận (GV & HS)

GV: gọi bất kì HS ở vị trí nào trình bày kết quả tìm hiểu và thảo luận

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá bạn, nhóm

- HS báo cáo sản phẩm

* Dự kiến sản phẩm:

1.Khi đọc văn bản chú ý tới: thời điểm, địa điểm, thông tin chính mà văn bản cung cấp, những mốc thời gian, sự kiện được nhắc tới.

2.Thời gian được nhắc đến: 4-5-1945

- Thông tin cụ thể: Hồ Chí Minh rời Pắc Bó về Tân Trào.

-> Ý nghĩa: bước đầu chuẩn bị cho bản Tuyên ngôn Độc lập

3. HS trình bày hiểu biết về bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kì

Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ được công bố ngày 4/7/1776

Đây là văn bản chính trị tuyên bố 13 thuộc địa Bắc Mỹ chính thức ly khai khỏi Anh Quốc, hình thành quốc gia độc lập. 

(GV cho HS quan sát toàn văn Tuyên ngôn độc lập của Hoa kì)


GV: giới thiệu thêm

 Trong Bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Bác Hồ trích dẫn câu nói từ bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc

Bác sử dụng câu trích từ những bản Tuyên ngôn nổi tiếng của cách mạng Mỹ là một ẩn ý sâu xa về chính trị, ngoại giao của Người, nhằm quảng bá hình ảnh của một nước Việt Nam vừa giành được độc lập sau gần 100 năm chịu cảnh nô lệ, đồng thời khẳng định quyền độc lập, tự do bất khả xâm phạm của dân tộc trước toàn thế giới ?

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV  nhận xét thái độ làm việc của HS

- Đánh giá sản phẩm nhóm của HS

- GV chốt kiến thức, chuyển ý sang phân tích nội dung phần 2 của VB.

B. Đọc - hiểu văn bản

1. Đọc và chú thích































2. Kết cấu, bố cục

- Thể loại: Văn bản thông tin

- PTBĐ: Thuyết minh

- Bố cục 3 phần







































3. Phân tích

3.1. Bác yêu cầu Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ















- 4/5/1945, Hồ Chí Minh rời Pắc Bó về Tân Trào.

- Giữa tháng 5, Người đề nghị có bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.

→ Bước đầu chuẩn bị cho bản Tuyên ngôn Độc lập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 3 trang, trên đây trình bày tóm tắt 1 trang của Giáo án Ngữ Văn 6 Cánh diều Bài 5: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Kiến thức ngữ văn trang 89, 90

Giáo án Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập

Giáo án Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 96, 97

Giáo án Giờ Trái Đất

Để mua Giáo án Ngữ Văn 6 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá