30 câu Trắc nghiệm Hồ Chí Minh và tuyên ngôn độc lập lớp 6 - Cánh diều

1.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Hồ Chí Minh và tuyên ngôn độc lập sách Cánh diều. Bài viết gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Hồ Chí Minh và tuyên ngôn độc lập

E.1. Vài nét về tác giả Bùi Đình Phong

Câu 1. Nội dung sau về Bùi Đình Phong đúng hay sai?

“Ông là nhà nghiên cứu hàng đầu về lãnh tụ Hồ Chí Minh với hàng loạt công trình có giá trị cao, đặc biệt về tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng

- Ông là nhà nghiên cứu hàng đầu về lãnh tụ Hồ Chí Minh với hàng loạt công trình có giá trị cao, đặc biệt về tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người.

Câu 2. Tác phẩm nào dưới đây không phải của tác giả Bùi Đình Phong?

A. Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945

B. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ

C. Bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh

D. Hồ Chí Minh học và minh triết Hồ Chí Minh

Đáp án: A

Giải thích:

Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945 - Nguyễn Đăng Mạnh

Câu 3. Tác phẩm nào dưới đây là của tác giả Bùi Đình Phong?

A. Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945

B. Bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh

C. Nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh

D. Búp sen xanh

Đáp án: B

Giải thích:

- Bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh - Bùi Đình Phong

Câu 4. Học hàm của tác giả Bùi Đình Phong là:

A. Giáo sư

B. Phó Giáo sư

Đáp án: B

Giải thích:

Phó Giáo sư Bùi Đình Phong.

Câu 5. Khi công tác tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bùi Đình Phong được trao tặng danh hiệu nào dưới đây?

A. Giảng viên giảng dạy giỏi xuất sắc cấp Bộ tiêu biểu

B. Giảng viên Ưu tú

C. Nhà giáo Nhân dân

D. Nhà giáo Ưu tú

Đáp án: A

Giải thích:

Bùi Đình Phong nhận danh hiệu Giảng viên giảng dạy giỏi xuất sắc cấp Bộ tiêu biểu.

Câu 6. Bùi Đình Phong sinh ra tại:

A. Hà Nam

B. Hà Tĩnh

C. Ninh Bình

D. Nam Định

Đáp án: B

Giải thích:

Quê quán: Hà Tĩnh

Câu 7. Bùi Đình Phong sinh năm bao nhiêu?

A. 1950

B. 1951

C. 1952

D. 1953

Đáp án: A

Giải thích:

Bùi Đình Phong sinh năm 1950.

Câu 8. Bùi Đình Phong  công tác tại trường đại học nào?

A. Đại học Sư phạm Hà Nội

B. Đại học Văn hóa Hà Nội

C. Đại học Tổng hợp Hà Nội

D. Đại học Giáo dục Hà Nội

Đáp án: C

Giải thích:

Bùi Đình Phong công tác tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Câu 9. Nội dung sau đúng hay sai?

“Bùi Đình Phong công tác tại Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội”.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

- Sai

- Bùi Đình Phong công tác tại Khoa Lịch sử , Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Câu 10. Bùi Đình Phong công tác tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh từ năm bao nhiêu?

A. 1991

B. 1992

C. 1993

D. 1994

Đáp án: D

Giải thích:

Bùi Đình Phong công tác tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh từ năm 1994.

E.2. Tìm hiểu chung Hồ Chí Minh và tuyên ngôn độc lập

Câu 1. Tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập của tác giả nào?

A. Bùi Đình Phong

B. Nguyễn Đình Thi

C. Hoàng Tiến Tựu

D. Nguyễn Đức Mậu

Đáp án: A

Giải thích:

Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập –  Bùi Đình Phong

Câu 2. Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của tác giả nào?

A. Bùi Đình Phong

B. Hồ Chí Minh

C. Hoàng Tiến Tựu

D. Nguyễn Đức Mậu

Đáp án: B

Giải thích:

Tuyên ngôn độc lập –  Hồ Chí Minh

Câu 3. Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập được đăng tải trên baodanang.vn. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng

- Nguồn: baodanang.vn

Câu 4. Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập được đăng tải ngày nào?

A. 1.9.2018

B. 1.9.2019

C. 2.9.2018

D. 2.9.2019

Đáp án: A

Giải thích:

Ngày đăng tải: 1.9.2018

Câu 5. Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập thuộc thể loại nào?

A. Văn bản nhật dụng

B. Văn bản thông tin

C. Văn bản thuyết minh

D. Văn bản nghị luận

Đáp án: B

Giải thích:

Thể loại: văn bản thông tin

Câu 6. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Thứ bảy, 1-9-2018

   Bằng chính sự gan góc, quyết tâm của cả dân tộc vì một nền Cộng hòa Dân chủ, quyền tự do, độc lập thật sự, Tuyên ngôn độc lập khẳng định dân tộc Việt Nam phải được tự do và độc lập; “nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập”

[…]

   Ngày 4-5-1945, Hồ Chí Minh rời Pác Pó về Tân Trào. Giữa tháng 5, Người yêu cầu Trung úy Giôn, báo vụ OSS (cơ quan phục vụ chiến lược Mỹ), điện về Côn Minh, đề nghị thả dù cho Người cuốn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ.

 (Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập)

A. Công tác chuẩn bị và hoàn thành Tuyên ngôn độc lập

B. Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập

C. Bác yêu cầu Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ

D. Bác giới thiệu Tuyên ngôn độc lập

Đáp án: C

Giải thích:

Nội dung chính: Bác yêu cầu Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ

Câu 7.  Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

     Ngày 22-8-1945, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng, bàn các vấn đề như chủ trương đối nội, đối ngoại trong tình hình mới; sớm công bố danh sách thành viên Chính phủ lâm thời, chuẩn bị ra Tuyên ngôn độc lập, tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để chính phủ ra mắt nhân dân. 

     […] Buổi tối, tại 48 Hàng Ngang, một căn buồng vừa là phòng ăn, vừa là phòng tiếp khách, Bác tự đánh máy Tuyên ngôn độc lập ở một cái bàn tròn. 

     Ngày 30-8, Bác mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý cho bản thảo Tuyên ngôn độc lập. Người đọc cho mọi người nghe và hỏi ý kiến. Ngày 31-8, Bác bổ sung một số điểm vào bản thảo Tuyên ngôn độc lập.

(Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập)

A. Công tác chuẩn bị và hoàn thành Tuyên ngôn độc lập

B. Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập

C. Bác yêu cầu Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ

D. Bác giới thiệu về Tuyên ngôn Độc lập

Đáp án: A

Giải thích:

Nội dung chính: Công tác chuẩn bị và hoàn thành Tuyên ngôn độc lập

Câu 8. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

     14 giờ ngày 2-9-1945, trong cuộc mít tinh tại vườn hoa Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào, trên diễn đàn cao và trang nghiêm, thay mặt chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập do Người khởi thảo, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

(Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập)

A. Công tác chuẩn bị và hoàn thành Tuyên ngôn độc lập

B. Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập

C. Bác yêu cầu Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ

D. Bác giới thiệu về Tuyên ngôn Độc lập

Đáp án: B

Giải thích:

Nội dung chính: Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập

Câu 9. Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập cung cấp thông tin về sự kiện gì?

A. Sự ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập

B. Tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa

C. Cả hai đáp án trên

Đáp án: C

Giải thích:

Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập đã cung cấp đầy đủ thông tin về sự kiện ra đời bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa

Câu 10. Ngày Quốc khánh của nước Việt Nam là ngày nào?

A. 1 - 9

B. 2 - 9 

C. 3 - 9

D. 4 - 9

Đáp án: B

Giải thích:

Ngày Quốc khánh: 2.9

E.3. Phân tích chi tiết Hồ Chí Minh và tuyên ngôn độc lập

Câu 1. Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập cung cấp thông tin về?

A. Bác Hồ

B. Bản Tuyên ngôn Độc lập

C. Bác Hồ và bản Tuyên ngôn Độc lập

D. Bác Hồ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Đáp án: C

Giải thích:

Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập cung cấp thông tin về Bác Hồ và bản Tuyên ngôn Độc lập.

Câu 2. Sắp xếp các sự kiện dưới đây cho đúng với trình tự xuất hiện trong văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập?

Bác yêu cầu Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ

Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập

Công tác chuẩn bị và hoàn thành Tuyên ngôn Độc lập

Đáp án:

Thứ tự xuất hiện:

A. Bác yêu cầu Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ

C. Công tác chuẩn bị và hoàn thành Tuyên ngôn Độc lập

B. Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập

Câu 3. Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào vào thời gian nào?

A. 1-5-1945

B. 2-5-1945

C. 3-5-1945

D. 4-5-1945

Đáp án: D

Giải thích:

Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào vào 4-5-1945

Câu 4. Sự việc nào dưới đây không có trong công tác chuẩn bị và hoàn thành Tuyên ngôn Độc lập?

A. Bác đọc Tuyên ngôn trước đồng bào Việt Nam

B. Bác rời Tân Trào về Hà Nội

C. Bác triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng

D. Bác bổ sung một số điểm vào Tuyên ngôn Độc lập

Đáp án: A

Giải thích:

Bác đọc Tuyên ngôn trước đồng bào Việt Nam là sự việc không có trong công tác chuẩn bị và hoàn thành Tuyên ngôn Độc lập

Câu 5. Tại sao Bác yêu cầu phải xét duyệt bản thảo Tuyên ngôn độc lập kĩ?

A. Vì đọc bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ đọc cho nhân dân mà còn cho Chính phủ Pháp, nhân dân Pháp, toàn thế giới.

B. Vì đọc bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ đọc cho nhân dân mà còn cho Chính phủ Pháp, nhân dân Pháp, các nước đồng minh.

C. Vì đọc bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ đọc cho nhân dân mà còn cho Chính phủ lâm thời, Chính phủ Pháp, các nước đồng minh.

D. Vì đọc bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ đọc cho nhân dân mà còn cho Chính phủ lâm thời, Chính phủ Pháp, nhân dân Pháp.

Đáp án: B

Giải thích:

Bác yêu cầu phải xét duyệt bản thảo Tuyên ngôn độc lập kĩ vì đọc bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ đọc cho nhân dân mà còn cho Chính phủ Pháp, nhân dân Pháp, các nước đồng minh.

Câu 6. Ai là người đánh máy bản Tuyên ngôn Độc lập cho Bác Hồ?

A. Võ Nguyên Giáp

B. Phạm Văn Đồng  

C. Lê Duẩn

D. Bác Hồ

Đáp án: D

Giải thích:

28 và 29-8, ban ngày Bác Hồ làm việc soạn thảo, ban đêm tự đánh máy Tuyên ngôn Độc lập.

Câu 7. Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào thời gian nào?

A. 11h ngày 2-9-1945.

B. 12h ngày 2-9-1945.

C. 13h ngày 2-9-1945.

D. 14h ngày 2-9-1945.

Đáp án: D

Giải thích:

Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào 14h ngày 2-9-1945.

Câu 8. Nơi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập thuộc quận nào của Hà Nội ngày nay?

A. Cầu Giấy

B. Ba Đình

C. Hoàn Kiếm

D. Hai Bà Trưng

Đáp án: B

Giải thích:

Quang cảnh ra trận hùng vĩ, hoành tráng.

Câu 9. Tên đầy đủ của nước ta khi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra đất nước?

A. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

B. Đại Cồ Việt

C. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

D. Việt Nam.

Đáp án: C

Giải thích:

Trên diễn đàn cao và trang nghiêm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 10. Bản Tuyên ngôn Độc lập của Bác Hồ đọc lại quảng trường Ba Đình là bản Tuyên ngôn độc lập thứ mấy của dân tộc ta?

A. Thứ nhất

B. Thứ hai

C. Thứ ba

D. Thứ tư

Đáp án: C

Giải thích:

Đây được xem là bản Tuyên ngôn thứ ba của dân tộc ta, sau bản Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Lý thuyết trình bày ý kiến về một vấn đề

Trắc nghiệm Hồ Chí Minh và tuyên ngôn độc lập

Trắc nghiệm Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 96, 97

Trắc nghiệm Giờ Trái Đất

Trắc nghiệm Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

Đánh giá

0

0 đánh giá