Tại sao tế bào hồng cầu của người không có dạng hình cầu mà lại có dạng hình đĩa lõm hai mặt

441

Với giải Bài tập 19 trang 36 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Chương 3: Trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Sinh học 10 Chương 3: Trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào

Bài 19 trang 36 SBT Sinh học 10:Tại sao tế bào hồng cầu của người không có dạng hình cầu mà lại có dạng hình đĩa lõm hai mặt?

Lời giải:

- Tế bào hồng cầu của người có dạng hình đĩa lõm hai mặt vì để phù hợp với chức năng của nó:

+ Hồng cầu có chức năng vận chuyển khí oxi và cacbonic trong cơ thể. Ban đầu nó được sinh ra từ tế bào gốc tủy sau đó được chuyên hóa thành hồng cầu. Lúc đó hồng cầu sẽ mất nhân, ti thể còn lượng hemoglobin tăng lên, hai mặt của hồng cầu lõm vào.

+ Việc mất nhân giúp hồng cầu tăng không gian chứa hemoglobin như vậy sẽ vận chuyển được nhiều oxi hơn. Việc mất ti thể sẽ giúp giảm bớt sự tiêu thụ oxy của hồng cầu. Hai mặt hồng cầu lõm sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc với oxi hơn.

+ Hai mặt của hồng cầu lõm, không có nhân còn làm tăng bề mặt trao đổi khí. Mặt khác làm cho nó không bị phá vỡ khi áp suất thẩm thấu thay đổi nhẹ.

Từ khóa :
Sinh học 10
Đánh giá

0

0 đánh giá