Sách bài tập Sinh học 10 Chương 2 (Kết nối tri thức): Cấu trúc tế bào

1.4 K

Với giải sách bài tập Sinh học 10 Chương 2: Cấu trúc tế bào sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Sinh học 10 Chương 2: Cấu trúc tế bào

Bài 1 trang 27 SBT Sinh học 10:Những điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là gì? Kể tên các bào quan thường có ở tế bào nhân thực. Hãy cho biết: Tế bào nào sau đây là tế bào nhân thực?

(1) Tế bào trùng amip.                           

(3) Tế bào lông ruột.

(5) Tế bào rễ cây họ Đậu.

(7) Tế bào vi khuẩn E. coli.

QUẢNG CÁO

(9) Tế bào vi khuẩn cộng sinh

     trong rễ cây họ Đậu.

(2) Tế bào vi khuẩn lam.

(4) Tế bào vi khuẩn.

(6) Tế bào tảo.

(8) Tế bào bèo hoa dâu.

(10) Tế bào hồng cầu

       không nhân

Lời giải:

- Những điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là:

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Có ở tế bào vi khuẩn

Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.

Chưa có nhân hoàn chỉnh, không có màng nhân.

Nhân được bao bọc bởi lớp màng, chứa nhiễm sắc thể và nhân con.

Không có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.

Có hệ thống nội màng chia các khoang riêng biệt.

Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực.

Kích thước lớn hơn.

Không có khung xương định hình tế bào.

Có khung xương định hình tế bào.

- Các bào quan thường có ở tế bào nhân thực là:  Nhân, ribosome, lưới nội chất, bộ máy Golgi, ti thể.

- Các tế bào là tế bào nhân thực:

Tế bào nhân thực có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật và động vật.

(1) Tế bào trùng amip. (Đây là sinh vật nguyên sinh).

(3) Tế bào lông ruột.

(5) Tế bào rễ cây họ Đậu.

(6) Tế bào tảo.

(8) Tế bào bèo hoa dâu.

(10) Tế bào hồng cầu không nhân.

Bài 2 trang 27 SBT Sinh học 10Về mặt cấu trúc, các tế bào động vật và thực vật khác gì so với các sinh vật nhân thực đơn bào?

Lời giải:

- Sự khác nhau giữa tế bào động vật và thực vật (là các sinh vật nhân thực đa bào) với sinh vật nhân thực đơn bào:

Sinh vật nhân thực đa bào

Sinh vật nhân thực đơn bào

Chứa nhiều tế bào

Chỉ chứa một tế bào

Có hình dạng xác định

Có hình dạng bất thường

Bài 3 trang 27 SBT Sinh học 10Thành phần nào dưới đây có ở tế bào vi khuẩn?

A. Nhân.

B. Ti thể.

C. Plasmid.

D. Lưới nội chất

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

- Ở vi khuẩn và một số nấm men, ngoài các gen nằm trong nhân còn có các yếu tố di truyền ngoài thể nhiễm sắc, gọi là plasmid.

- Plasmid là những phân tử DNA mạch kép dạng vòng nằm ngoài thể nhiễm sắc, có kích thước rất nhỏ, có khả năng tự nhân lên độc lập với tế bào và được phân sang các tế bào con khi nhân lên cùng với tế bào.

Bài 4 trang 27 SBT Sinh học 10Cấu trúc nào dưới đây không thuộc hệ thống màng nội bào?

A. Lục lạp.

B. Mạng lưới nội chất.

C. Bộ máy Golgi.

D. Màng nhân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

- Hệ thống nội màng hay hệ thống màng nội bào hình thành từ những màng khác nhau lơ lửng trong tế bào chất tế bào nhân thực. Những màng này phân vùng tế bào thành những khoang chức năng và cấu trúc, gọi là bào quan.

Ở sinh vật nhân thực, bào quan thuộc hệ thống nội màng bao gồm: màng nhânlưới nội chấtbộ máy Golgilysosometúitúi nhập bào và màng tế bào.

Bài 5 trang 27 SBT Sinh học 10Cấu trúc nào sau đây có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật?

A. Lục lạp.

B. Ti thể.

C. Không bào trung tâm.

D. Thành tế bào.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Lục lạp, không bào trung tâm và thành tế bào chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật. Ti thể là bào quan vừa có ở tế bào thực vật và tế bào động vật.

Bài 6 trang 27 SBT Sinh học 10Các tế bào tuyến tụy sẽ kết hợp với các amino acid được đánh dấu phóng xạ vào protein. “Dấu” đó của các protein mới tổng hợp giúp nhà nghiên cứu xác định vị trí của nó. Trong trường hợp này, chúng ta có thể theo dấu enzyme do các tế bào tuyến tụy tiết ra. Con đường đó có thể là con đường nào dưới đây?

A. Lưới nội chất → Bộ máy Golgi → Nhân → Màng sinh chất.

B. Lưới nội chất → Bộ máy Golgi → Túi vận chuyển → Màng sinh chất.

C. Bộ máy Golgi → Túi vận chuyển → Màng sinh chất → Lưới nội chất.

D. Lưới nội chất → Lysosome → Túi vận chuyển → Màng sinh chất.

Lời giải:

Đáp án đúng là : B

- Dấu phóng xạ xuất hiện trên mạng lưới nội chất, sau đó dấu phóng xạ xuất hiện ở các túi vận chuyển của lưới nội chất hạt, rồi đến bộ máy Golgi, đến các túi vận chuyển của Golgi. Tiếp theo, dấu phóng xạ có thể xuất hiện ở một số bào quan, ở màng sinh chất hoặc ở bên ngoài tế bào.

Bài 7 trang 28 SBT Sinh học 10Trong các phát biểu về đặc trưng của các ribosome liên kết ở tế bào nhân thực dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng ?

(I) Các ribosome liên kết có màng riêng bao bọc.

(II) Ribosome liên kết có cấu trúc khác với ribosome tự do.

(III) Ribosome liên kết chỉ tổng hợp protein màng và protein tiết.

(IV) Ribosome liên kết thường bám vào mặt trong của màng tế bào.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Đáp án đúng là : A

- Ribosome có thể đứng riêng lẻ một mình hoặc liên kết với nhau, và những ribosome liên kết đó được gọi chung là ribosome liên kết.

(I) Sai – Ribosome là bào quan không có màng bao bọc.

(II) Sai – Cấu tạo của loại bào quan này giống nhau, có hình cầu, không có màng bao bọc. đường kính khoảng 150 Å. Ribosome liên kết được cấu tạo từ nhiều ribosome riêng lẻ.

(III) Đúng – Ribosome liên kết chỉ tổng hợp protein màng và protein tiết.

(IV) Sai – Ribosome có mặt ở trên màng lưới nội chất hạt, trong lục lạp và trong chất nền của ti thể.

Bài 8 trang 28 SBT Sinh học 10:Từ kiến thức đã học, em hãy vẽ sơ đồ tư duy để phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật.

Lời giải:

Sách bài tập Sinh học 10 Chương 2 (Kết nối tri thức): Cấu trúc tế bào  (ảnh 1)

Sách bài tập Sinh học 10 Chương 2 (Kết nối tri thức): Cấu trúc tế bào  (ảnh 1)

Sách bài tập Sinh học 10 Chương 2 (Kết nối tri thức): Cấu trúc tế bào  (ảnh 1)

Sách bài tập Sinh học 10 Chương 2 (Kết nối tri thức): Cấu trúc tế bào  (ảnh 1)

Bài 9 trang 28 SBT Sinh học 10:Chú thích tên các thành phần và hoàn thành chức năng tương ứng của các thành phần cấu trúc tế bào thực vật theo mẫu cho dưới đây:

 Sách bài tập Sinh học 10 Chương 2 (Kết nối tri thức): Cấu trúc tế bào  (ảnh 1)

Lời giải:

Tên thành phần

Cấu trúc

Chức năng

1. Màng nhân

Màng nhân được cấu tạo từ hai lớp màng lipid kép, một màng nhân bên trong và một màng nhân bên ngoài, bao bọc xung quanh nhân, chứa vật chất di truyền.

Chức năng của màng nhân là duy trì sự tách biệt giữa nhân tế bào và tế bào chất.

2. Lưới nội chất hạt

Lưới nội chất hạt gồm hệ thống các đường ống tạo nên bởi lớp kép phospholipid, một đầu liên kết với màng nhân, đầu kia liên kết với lưới nội chất trơn. Trên màng lưới nội chất có chứa các hạt ribosome.

Protein được tổng hợp ở ribosome sẽ được đưa vào trong lưới nội chất để chuyển qua túi vận chuyển (túi tiết) và vận chuyển tới bộ máy Golgi.

3. Ribosome

Ribosome không có màng bao bọc, có dạng hình cầu, đường kính khoảng 150 Å. Thành phần hóa học của ribosome gồm rRNA và protein.

Ribosome là nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein.

4. Lưới nội chất trơn

Là hệ thống màng dạng ống dẹp thông với lưới nội chất hạt, có ít hoặc không có ribosome. Có chứa nhiều loại enzyme.

Các enzyme tham gia tổng hợp nhiều loại lipid, chuyển hóa đường, khử độc và là khi dự trữ Ca2+ để thực hiện nhiều chức năng khác nhau.

Là nơi tổng hợp nên các sterol và phospholipid cấu tạo nền các loại màng tế bào,…

5. Lục lạp

Là bào quan có màng bao bọc, màng ngoài tạo khoảng không hẹp với lớp màng trong, màng trong không gấp khúc. Bên trọng lục lạp có hệ thống màng ở các túi dẹp, gọi là thylakoid. Thylakoid xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là granum. Bao quanh các granum là chất nền (stroma). Ngoài ra, stroma chứa nhiều phân tử DNA dạng vòng và ribosome.

Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. Lục lạp chứa nhiều chất diệp lục, enzyme và protein có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học, sản xuất chất hữu cơ cung cấp năng lượng cho tế bào.

6. Vách tế bào

Vách tế bào được cấu tạo từ các phân tử cellulose tạo nên các sợi vững chắc, được gia cố thêm bởi nhiều chất khác như lignin do tế bào tiết ra.

Vách tế bào có chức năng bảo vệ, định hình tế bào, ngoài ra nó còn hoạt động với chức năng lọc.

7. Ti thể

Là bào quan có màng kép, lớp màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp hình răng lược tạo nhiều mào ngăn ti thể thành hai khoang. Ngoài ra, trong chất nền còn chứa nhiều phân tử DNA nhỏ, dạng vòng và ribosome.

Ti thể là nơi diễn ra quá trình phân giải carbohydrate giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống, đồng thời tạo nhiều sản phẩm trung gian cho quá trình chuyển hóa vật chất của tế bào.

8. Nhân con (Hạch nhân)

Nhân con là một cấu trúc dạng hình cầu. Có chứa DNA nhân con, rRNA, protein nhân con và enzyme.

Nhân con là nơi diễn ra quá trình tổng hợp các phân tử rRNA.

9. Không bào

Không bào là bào quan có một lớp màng bao bọc. Chứa nước với các phân tử vô cơ và hữu cơ bao gồm các enzyme tan trong dung dịch.

Giúp điều hòa áp suất thẩm thấu trong tế bào. Một số nhằm thu hút côn trùng đến  thụ phấn, số khác làm kho chứa các chất như ion, carbohydrate, các enzyme, khử các chất độc từ bên ngoài xâm nhập vào. Ở động vật nguyên sinh, không bào tiêu hóa chứa các enzyme tiêu hóa thức ăn.

10. Bộ máy Golgi

Gồm các túi dẹp nằm song song với nhau nhưng tách rời nhau.

Là nơi tập trung, chế biến, lắp ráp, đóng gói các phân tử protein, lipid rồi phân phối chúng đến những nơi cần thiết.

11.

 

 

12. Chất nhiễm sắc

Chất nhiễm sắc là một phức hợp DNA, RNA và protein.

Chức năng chính của nó là đóng gói cái phân tử DNA rất dài thành hình dạng nhỏ gọn và đậm đặc hơn, ngăn cản các sợi bị rối và đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố DNA trong quá trình phân chia tế bào, ngăn ngừa tổn thương DNA và điều chỉnh sự biểu hiện ggen và sao chép DNA.

13.Vách tế bào của tế bào lân cận

 

 

14. Màng sinh chất

Màng sinh chất được cấu tạo từ thành phần chính là lớp kép phospholipid và các loại protein. Các protein nằm xuyên màng hoặc rìa màng. Cholesterol nằm khảm vào lớp kép để tăng độ vững chắc cho màng. Ngoài ra có các cấu trúc glycoprotein, glycopilid, carbohydrate…

Trao đổi chất một cách có chọn lọc với môi trường: lớp phospholipid chỉ cho những phân tử nhỏ không phân cực đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh protein thích hợp với được ra vào tế bào.

Các protein thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tiếp nhận và trả lời kích thích từ môi trường.

15. Peroxysome

Là bào quan có dạng hình cầu, được bao bọc bởi một màng đơn mỏng, thường nằm gần lưới nội chất. Chứa enzyme phân giải H2O2.­

H2O2. là một loại chất dễ phân giải thành các gốc oxy tự do làm tổn thương tế bào được sản sinh một số phản ứng hóa học trong tế bào. Các tế bào gan, thận ở người có peroxisome chứa enzyme khử các chất độc từ máu đưa tới. Một số có enzyme phân giải chất béo thành cholesterol và các dạng lipid khác.

16. Plasmodesmata

Plasmodesmata là một loại liên kết tế bào được tìm thấy trong tế bào thực vật, kết nối trực tiếp với tế bào chất lân cận. Cấu tạo từ 3 lớp chính: màng sinh chất, ống bọc tế bào chất và demotopulo.

Plasmodesmata vận chuyển các phân tử truyền tín hiệu giữa hai tế bào thực vật.

Bài 10 trang 28 SBT Sinh học 10:Bằng trí nhớ, hãy vẽ hai loại tế bào thể hiện các cấu trúc dưới đây và vẽ các mối nối giữa hai tế bào cùng loại.

Nhân, lưới nội chất hạt, lưới nội chất trơn, ti thể, trung thể, lục lạp, không bào, vi ống, thành tế bào, chất nền ngoại bào, vi sợi, bộ máy Golgi, sợi trung gian, màng tế bào, peroxisome, ribosome, nhân con, lỗ màng nhân, túi, lông roi, vi nhung, sợi liên bào.

Lời giải:

Đang cập nhật...

Bài 11 trang 28 SBT Sinh học 10:Nếu thành tế bào thực vật hoặc chất nền ngoại bào của động vật không cho các chất đi qua thì hiện tượng đó sẽ tác động như thế nào đến chức năng của tế bào?

Lời giải:

- Thành tế bào thực vật có vai trò bảo vệ, cũng như xác định hình dạng và kích thước tế bào. Giữa các phân tử cellulose có các chỗ trống giúp nước và muối khoáng đi vào được trong tế bào. Nếu thành tế bào không cho được nước, muối khoáng và các chất khác đi qua sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong tế bào, ảnh hưởng tới mọi hoạt động sống trong tế bào và dẫn tới tế bào bị chết.

- Các tế bào của động vật tiết ra các chất cấu tạo nên cấu trúc ở phía bên ngoài tế bào được gọi là chất nền ngoại bào. Thông qua sự kết nối đặc biệt, chất nền ngoại bào có thể điều khiển sự hoạt động của các gene bên trong tế bào, nhờ đó các tế bào trong cùng một mô có thể phối hợp hoạt động với nhau. Do đó, nếu chất nền ngoại bào của động vật không cho các chất đi qua, sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thông tin của tế bào, ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của các gene, dẫn tới sự hoạt động của tế bào trong cùng một mô bị rối loạn.

Bài 12 trang 28 SBT Sinh học 10:Hãy tìm hiểu và mô tả thí nghiệm chứng minh màng sinh chất có tính khảm động.

Lời giải:

Thí nghiệm chứng minh cấu trúc khảm – động của màng sinh chất:

- Đánh dấu protein màng tế bào ở người và protein màng tế bào ở chuột bằng các chất phát quang khác nhau. Sau đó dung hợp tế bào người với tế bào chuột để hợp nhất hai tế bào này thành một tế bào lai có chung một màng sinh chất.

- Kết quả sau một thời gian dung hợp hai tế bào, các protein của tế bào người và protein của tế bào chuột di chuyển đan xen với nhau trên màng của tế bào lai.

→ Chứng tỏ ít nhất cũng có một số protein màng có khả năng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác theo chiều ngang trong lớp phospholipid kép.

Màng sinh chất có tính khảm động vì:

- Cấu trúc “khảm” có nghĩa là các protein màng được đan xen vào những vị trí nhất định trên màng; còn “động” hay “lỏng” là các thành phần của màng không cố định cứng nhắc mà có thể di chuyển giúp chúng thực hiện các chức năng khác nhau. Mức độ “lỏng” của màng tế bào như độ lỏng của dầu ăn, các phân tử phospholipid nằm sát nhau và gắn kết với nhau bằng tương tác kị nước và tương tác van der Waal nên sự gắn kết giữa các phân tử là tương đối lỏng lẻo, dẫn đến chúng có thể tự do di chuyển trong cùng một lớp phospholipid. Tốc độ di chuyển của các phân tử của màng phụ thuộc vào mật độ phân tử phospholid. Nếu màng có nhiều cholesterol cũng làm giảm mức độ di chuyển của các phân tử.

Bài 13 trang 28 SBT Sinh học 10:Hãy nêu và giải thích ít nhất hai đặc điểm thích nghi cho phép sinh vật nhân sơ tồn tại trong các môi trường rất khắc nghiệt mà các sinh vật khác không thể sống được.

- Đặc điểm thích nghi của protein ở vi khuẩn suối nước nóng:

+ Protein là thành phần dễ bị biến tính khi gặp nhiệt độ cao, tuy nhiên acid amin cấu tạo nên phân tử protein của vi khuẩn suối nước nóng có các liên kết hóa học đặc biệt. Ngoài ra, các phân tử protein của tế bào vi khuẩn có thành phần bảo vệ tăng cường, có khả năng bảo vệ protein.

- Đặc điểm thích nghi của sinh vật nhân sơ chịu phóng xạ:

Deinococcus radiodurans là một prokaryote có thể chịu được liều bức xạ ion hóa rất cao. Nó đã phát triển các cơ chế sửa chữa DNA cho phép nó tái tạo lại nhiễm sắc thể của mình ngay cả khi bị vỡ thành hàng trăm mảnh bởi bức xạ nhiệt.

Bài 14 trang 29 SBT Sinh học 10Một amino acid chứa nitrogen phóng xạ ở ngoài môi trường tế bào , sau một thời gian người ta thấy nó có mặt trong phân tử protein tiết ra ngoài tế bào đó. Hãy mô tả con đường mà amino acid đó đã đi qua và cho biết, ở mỗi nơi trên con đường ấy, nó đã được biến đổi như thế nào.

Lời giải:

- Con đường mà amino acid chứa nitrogen phóng xạ đi qua:

+ Đầu tiên, amino acid chứa nitrogen phóng xạ ở ngoài môi trường tế bào, sau đó amino acid này được vận chuyển vào bên trong tế bào để làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp protein.

+ Khi vào bên trong tế bào, protein có chứa nitrogen phóng xạ được tổng hợp ở lưới nội chất hạt và vận chuyển protein tới bộ máy Golgi. Túi vận chuyển của lưới nội chất hạt tham gia vào vận chuyển protein đến bộ máy Golgi.

+ Bộ máy Golgi có chức năng làm biến đổi protein có chứa amino acid chứa nitrogen phóng xạ, như gắn thêm hoặc loại bỏ các chất khác nhau, sau đó xuất các sản phẩm đã hoàn thiện đi các nơi khác.Túi vận chuyển của bộ máy Golgi làm nhiệm vụ đưa các phân tử protein đến các bào quan của tế bào, đến màng sinh chất hoặc đưa ra bên ngoài tế bào.

+ Màng sinh chất có chức năng vận chuyển các chất qua màng, tiếp nhận thông tin từ bên ngoài tế bào, đến màng sinh chất hoặc đưa protein có chứa nitrogen phóng xạ tiết ra bên ngoài tế bào.

Bài 15 trang 29 SBT Sinh học 10Nêu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất. Cho một ví dụ về một loại tế bào của người có lưới nội chất hạt phát triển, một loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển và giải thích chức năng của các loại tế bào này.

Lời giải:

- Lưới nội chất có hai loại: lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt, chức năng của mỗi loại là:

+ Lưới nội chất trơn: có dính nhiều enzyme; có vai trò trong tổng hợp lipid, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc hại đối với cơ thể.

 + Lưới nội chất hạt: đính các hạt ribosome, một đầu gắn với màng nhân, một đầu nối với lưới nội chất trơn, có vai trò tổng hợp prôtêin.

- Ví dụ về một loại tế bào của người có lưới nội chất hạt phát triển: Lưới nội chất hạt phát triển nhiều nhất ở tế bào bạch cầu,vì bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể và protein đặc hiệu, mà protein được tổng hợp ở lưới nội chất hạt là nơi có các ribosome tổng hợp protein.

- Ví dụ về một loại tế bào của người có lưới nối chất trơn phát triển: Tế bào gan là nơi có lưới nội chất trơn phát triển. Vì gan đảm nhiệm chức năng chuyển hóa đường trong máu thành glycogen và khử độc cho cơ thể, mà lưới nội chất trơn có nhiều loại enzyme tham gia vào quá trình tổng lớp lipid, tổng hợp và phân giải glycogen giúp điều hòa đường huyết, phân hủy các chất độc hại của cơ thể.

Bài 16 trang 29 SBT Sinh học 10Nấm men là một sinh vật lí tưởng để nghiên cứu các quá trình sống của tế bào như phát triển và di truyền. Nó có thể sinh trưởng được trên nhiều môi trường với các nguồn dinh dưỡng khác nhau. Với tính chất này, người ta có thể tách và phân tích các đột biến khác nhau ở nấm men gắn với chức năng nhất định của các bào quan trong tế bào.

a) Một đột biến làm nấm men không thể sinh trưởng được trên môi trường có nguồn dinh dưỡng chính là oleat (một acid béo dạng chuỗi dài). Đột biến này đã gây ra khiếm khuyết ở bào quan nào?

b) Một đột biến khác làm nấm men không thể sinh trưởng được trên môi trường có nguồn dinh dưỡng chính là glycerol. Đột biến này đã gây ra khiếm khuyết ở bào quan nào?

Lời giải:

a) Nấm men không thể sinh trưởng trên oleat nghĩa là oleat không cung cấp năng lượng cho hoạt động của tế bào, nên chắc chắn sẽ xảy ra đột biến khiếm khuyết ở ty thể và peroxisome.

- Oleat là một acid béo dạng chuỗi dài nên chúng được beta – oxy hóa tại peroxisome, cắt oleat thành acetyl – CoA.

- Sau đó acetyl – CoA được đưa vào ty thể thực hiện chu trình Krebs cung cấp năng lượng cho tế bào.

b) Nấm men không thể sinh trưởng trên glycerol, nên xảy ra đột biến khiếm khuyết ở ti thể, vì đây là bào quan chuyển hóa các phân tử carbon ngắn.

- Glycerol được phân cắt tạo thành acetyl – CoA, tạo năng lượng thông qua chu trình Krebs và chuỗi chuyền electron.

Bài 17 trang 29 SBT Sinh học 10Một số bạch cầu có thể nuốt và tiêu hủy các mầm bệnh trong môi trường acid. Hãy cho biết có những sự kiện nào xảy ra ở quá trình tổng hợp và vận chuyển các enzyme tiêu hóa trong quá trình thực bào trên.

Lời giải:

Cơ chế phụ thuộc oxy là một quá trình thực bào thường có kèm theo sự bùng nổ oxy hóa do hoạt động của ba hệ thống enzym chính:

- NADPH oxidase: khử oxy phân tử thành oxi nguyên tử (loại này rất độc).

- Myeloperoxidase: với sự  có mặt của ion clo, chuyển hydropeoxit thành HOCl–. Các gốc oxy tự do này là chất oxy hóa, đặc biệt là HOCl đây là chất oxy hóa mạnh có tác dung diệt vi khuẩn hiệu quả.

- NO synthetase: từ arginin và oxy tạo ra NO giúp chống yếu tố gây viêm thông qua việc làm hủy hoại các protein, acid nhân… của vi  khuẩn.

Các enzym oxydase chỉ có trong hốc thực bào do vậy chúng có tác dụng diệt các vi sinh vật ngoại bào, còn NO synthetase thì ở ngay trong bào tương của mọi tế bào có nhân (có hay không có thẩm quyền miễn dịch) giúp mọi tế bào chống lại đối tượng thực bào là vi sinh vật nội bào.

Bài 18 trang 29 SBT Sinh học 10Một nhà sinh học đã tiến hành lấy nhân của tế bào sinh dưỡng thuộc một loài ếch rồi cấy vào tế bào trứng của một loài ếch khác đã bị phá hủy nhân. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã thu được những con ếch con từ các tế bào trứng ếch chuyển nhân. Hãy cho biết, các con ếch này có đặc điểm của loài nào. Giải thích vì sao em lại khẳng định như vậy.

Lời giải:

- Các con ếch con này có đặc điểm của loài cho nhân (nhân ở tế bào sinh dưỡng). Vì nhân của tế bào mang nhiễm sắc thể chứa DNA là vật chất di truyền quy định các tính trạng của loài đó. Vậy nên những con ếch con từ tế bào trứng ếch chuyển nhân sẽ mang đặc điểm giống với loài cho nhân.

Bài 19 trang 29 SBT Sinh học 10Quan sát thấy 1 tế bào động vật có màng sinh chất nguyên vẹn, các bào quan tham gia quá trình tổng hợp protein không bị hỏng nhưng không thấy có protein xuất bào. Nêu giả thuyết tại sao có hiện tượng như vậy.

Lời giải:

Giả thuyết: tế bào đó bị hỏng bộ khung xương tế bào.

Thí nghiệm chứng minh: Đầu tiên ta lấy một tế bào bình thường và một tế bào bị hỏng khung xương nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng. Sau một thời gian quan sát:

- Tế bào bị hỏng bộ khung xương không xảy ra quá trình phân chia tế bào nên số lượng tế bào không thay đổi.

- Tế bào bình thường xảy ra hiện tượng phân chia tế bào nên số lượng tế bào tăng lên.

Xem thêm các bài giải SBT Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào

Chương 2: Cấu trúc tế bào

Chương 3: Trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào

Chương 4: Chuyển hóa năng lượng trong tế bào

Chương 5: Chu kì tế bào và phân bào

Đánh giá

0

0 đánh giá