Với giải Bài tập 12 trang 28 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Chương 2: Cấu trúc tế bào giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Sinh học 10 Chương 2: Cấu trúc tế bào
Bài 12 trang 28 SBT Sinh học 10:Hãy tìm hiểu và mô tả thí nghiệm chứng minh màng sinh chất có tính khảm động.
Lời giải:
Thí nghiệm chứng minh cấu trúc khảm – động của màng sinh chất:
- Đánh dấu protein màng tế bào ở người và protein màng tế bào ở chuột bằng các chất phát quang khác nhau. Sau đó dung hợp tế bào người với tế bào chuột để hợp nhất hai tế bào này thành một tế bào lai có chung một màng sinh chất.
- Kết quả sau một thời gian dung hợp hai tế bào, các protein của tế bào người và protein của tế bào chuột di chuyển đan xen với nhau trên màng của tế bào lai.
→ Chứng tỏ ít nhất cũng có một số protein màng có khả năng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác theo chiều ngang trong lớp phospholipid kép.
Màng sinh chất có tính khảm động vì:
- Cấu trúc “khảm” có nghĩa là các protein màng được đan xen vào những vị trí nhất định trên màng; còn “động” hay “lỏng” là các thành phần của màng không cố định cứng nhắc mà có thể di chuyển giúp chúng thực hiện các chức năng khác nhau. Mức độ “lỏng” của màng tế bào như độ lỏng của dầu ăn, các phân tử phospholipid nằm sát nhau và gắn kết với nhau bằng tương tác kị nước và tương tác van der Waal nên sự gắn kết giữa các phân tử là tương đối lỏng lẻo, dẫn đến chúng có thể tự do di chuyển trong cùng một lớp phospholipid. Tốc độ di chuyển của các phân tử của màng phụ thuộc vào mật độ phân tử phospholid. Nếu màng có nhiều cholesterol cũng làm giảm mức độ di chuyển của các phân tử.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1 trang 27 SBT Sinh học 10:Những điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là gì? Kể tên các bào quan thường có ở tế bào nhân thực. Hãy cho biết: Tế bào nào sau đây là tế bào nhân thực?
Bài 2 trang 27 SBT Sinh học 10: Về mặt cấu trúc, các tế bào động vật và thực vật khác gì so với các sinh vật nhân thực đơn bào?
Bài 3 trang 27 SBT Sinh học 10: Thành phần nào dưới đây có ở tế bào vi khuẩn?
Bài 4 trang 27 SBT Sinh học 10: Cấu trúc nào dưới đây không thuộc hệ thống màng nội bào?
Bài 5 trang 27 SBT Sinh học 10: Cấu trúc nào sau đây có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật?
Bài 6 trang 27 SBT Sinh học 10: Các tế bào tuyến tụy sẽ kết hợp với các amino acid được đánh dấu phóng xạ vào protein. “Dấu” đó của các protein mới tổng hợp giúp nhà nghiên cứu xác định vị trí của nó. Trong trường hợp này, chúng ta có thể theo dấu enzyme do các tế bào tuyến tụy tiết ra. Con đường đó có thể là con đường nào dưới đây?
Bài 7 trang 28 SBT Sinh học 10: Trong các phát biểu về đặc trưng của các ribosome liên kết ở tế bào nhân thực dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng ?
Bài 8 trang 28 SBT Sinh học 10:Từ kiến thức đã học, em hãy vẽ sơ đồ tư duy để phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật.
Bài 9 trang 28 SBT Sinh học 10:Chú thích tên các thành phần và hoàn thành chức năng tương ứng của các thành phần cấu trúc tế bào thực vật theo mẫu cho dưới đây:
Bài 10 trang 28 SBT Sinh học 10:Bằng trí nhớ, hãy vẽ hai loại tế bào thể hiện các cấu trúc dưới đây và vẽ các mối nối giữa hai tế bào cùng loại.
Bài 11 trang 28 SBT Sinh học 10:Nếu thành tế bào thực vật hoặc chất nền ngoại bào của động vật không cho các chất đi qua thì hiện tượng đó sẽ tác động như thế nào đến chức năng của tế bào?
Bài 12 trang 28 SBT Sinh học 10:Hãy tìm hiểu và mô tả thí nghiệm chứng minh màng sinh chất có tính khảm động.
Bài 13 trang 28 SBT Sinh học 10:Hãy nêu và giải thích ít nhất hai đặc điểm thích nghi cho phép sinh vật nhân sơ tồn tại trong các môi trường rất khắc nghiệt mà các sinh vật khác không thể sống được.
Bài 14 trang 29 SBT Sinh học 10: Một amino acid chứa nitrogen phóng xạ ở ngoài môi trường tế bào , sau một thời gian người ta thấy nó có mặt trong phân tử protein tiết ra ngoài tế bào đó. Hãy mô tả con đường mà amino acid đó đã đi qua và cho biết, ở mỗi nơi trên con đường ấy, nó đã được biến đổi như thế nào.
Bài 15 trang 29 SBT Sinh học 10: Nêu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất. Cho một ví dụ về một loại tế bào của người có lưới nội chất hạt phát triển, một loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển và giải thích chức năng của các loại tế bào này.
Bài 16 trang 29 SBT Sinh học 10: Nấm men là một sinh vật lí tưởng để nghiên cứu các quá trình sống của tế bào như phát triển và di truyền. Nó có thể sinh trưởng được trên nhiều môi trường với các nguồn dinh dưỡng khác nhau. Với tính chất này, người ta có thể tách và phân tích các đột biến khác nhau ở nấm men gắn với chức năng nhất định của các bào quan trong tế bào.
Bài 17 trang 29 SBT Sinh học 10: Một số bạch cầu có thể nuốt và tiêu hủy các mầm bệnh trong môi trường acid. Hãy cho biết có những sự kiện nào xảy ra ở quá trình tổng hợp và vận chuyển các enzyme tiêu hóa trong quá trình thực bào trên.
Bài 18 trang 29 SBT Sinh học 10: Một nhà sinh học đã tiến hành lấy nhân của tế bào sinh dưỡng thuộc một loài ếch rồi cấy vào tế bào trứng của một loài ếch khác đã bị phá hủy nhân. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã thu được những con ếch con từ các tế bào trứng ếch chuyển nhân. Hãy cho biết, các con ếch này có đặc điểm của loài nào. Giải thích vì sao em lại khẳng định như vậy.
Bài 19 trang 29 SBT Sinh học 10: Quan sát thấy 1 tế bào động vật có màng sinh chất nguyên vẹn, các bào quan tham gia quá trình tổng hợp protein không bị hỏng nhưng không thấy có protein xuất bào. Nêu giả thuyết tại sao có hiện tượng như vậy.
Xem thêm các bài giải SBT Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào
Chương 2: Cấu trúc tế bào
Chương 3: Trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào
Chương 4: Chuyển hóa năng lượng trong tế bào
Chương 5: Chu kì tế bào và phân bào