Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Toán 4 Bài 2: Ôn phép cộng, phép trừ (Tiết 2) sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Toán 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Môn học: Toán
Ngày dạy: …/…/…
Lớp: …
TUẦN 1
1. ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
BÀI 2: ÔN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Tính nhẩm, đặt tính rồi tính được các phép cộng, trừ trong phạm vi 100 000.
- Thông qua hoạt động luyện tập thực hành, vận dụng giải bài toán thực tế.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV cho HS chơi “Đố bạn” Ví dụ: GV hướng dẫn: + Quản trò nói: “Đố bạn, đố bạn.” + HS: Đố gì? Đố gì? Quản trò: 80 000 + 1 000 = ? + HS biết xung phong phát biểu: 81 000 * Tương tự quản trò ra các câu đố tiếp theo. + Quản trò nói: “Đố bạn, đố bạn.” + HS: Đố gì? Đố gì? Quản trò nói: 6 000 – 3 000 = ? - GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe. |
2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Ôn tập, củng cố về các tính phép nhân, chia các số trong phạm vi 100 000 + Vận dụng vào giải bài toán thực tế. - Cách tiến hành: |
|
Bài 5. (Làm việc nhóm 2) - GV chia nhóm 2. - GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài và làm bài. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. Chọn ý trả lời đúng Bốn túi đường có khối lượng lần lượt là: 1kg, 700 g, 1 kg 500 g; 1 kg 250 g. a) Túi nặng nhất và túi nhẹ nhất có khối lượng lần lượt là: A. 1 kg 500 g và 700 g B. 1 kg 500 g và 1 kg C. 1 kg và 700 g D. 700 g và 1 kg b) Túi nặng nhất hơn túi nhẹ nhất: A. 300 g B. 550 g C. 800 g D. 1000 g c) Tổng khối lượng cả bốn túi là: A. 3 kg B. 3 kg 700 g C. 3 kg 750 g D. 4 kg 450 g
- GV nhận xét, tuyên dương. Bài 6: (Làm việc nhóm 2) - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc đề bài. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm 2. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. - GV Nhận xét, tuyên dương.
Bài 7: (Làm việc cá nhân) Bài toán: Một sân bóng đá hình chữ nhật có chiều rộng 75m, chiều dài 100m. An và Tú cùng xuất phát từ A để đến C. Đường đi của An dài bằng nửa chu vi sân bóng đá. Tú đi thẳng từ A đến C nên đường đi ngắn hơn đường đi của An là 50m. Hỏi đường đi của Tú dài bao nhiêu mét? - GV hướng dẫn học sinh phân tích bài toán: (Bài toán cho biết gì? hỏi gì) nêu cách giải. - GV nhận xét tuyên dương.
Bài 8: (Làm việc cá nhân) Giải bài toán theo tóm tắt sau: - GV yêu cầu HS đọc tóm tắt và nêu đề bài. - GV yêu cầu HS giải bài toán. - GV cho HS làm bài tập vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. |
Bài 5: - HS làm việc nhóm 2. - HS nêu kết quả và giải thích kết quả: a) Đáp án đúng là: A Đổi: 1 kg = 1 000 g 1 kg 500 g = 1 000 g + 500 g = 1 500 g 1 kg 250 g = 1 000 g + 250 g = 1 250 g So sánh các số, ta có: 700 < 1 000 < 1 250 < 1 500 Vậy túi nặng nhất có khối lượng 1 500 g (hay 1 kg 500g) và túi nhẹ nhất có khối lượng 700 g b) Đáp án đúng là: C Túi nặng nhất hơn túi nhẹ nhất là: 1 500 – 700 = 800 (g) Đáp số: 800 g c) Đáp án đúng là: D Tổng khối lượng của cả bốn túi là: 700 + 1 000 + 1 250 + 1 500 = 4 450 (g) Đổi 4 450 g = 4 kg 450 g Đáp số: 4 kg 450 g - HS lắng nghe. Bài 6: - HS làm việc theo nhóm. - Các nhóm nêu kết quả. Cân nặng của con hươu cao cổ là: 2 500 – 1 100 = 1 400 (kg) Cân nặng của con tê giác là: 1 400 + 1 800 = 3 200 (kg) Đáp số: 3 200 kg
Bài 7: - HS đọc bài toán có lời văn, phân tích bài toán, nêu cách trình bày bài giải. Bài giải Đường đi của An dài số mét là: 100 + 75 = 175 (m) Đường đi của Tú dài số mét là: 175 – 50 = 125 (m) Đáp số: 125 m
- HS lắng nghe.
Bài 8: - HS nêu bài toán theo tóm tắt: Bài toán: Bể A chứa 250l nước. Hỏi bể B chứa nhiều hơn bể A bao nhiêu l nước, biết cả hai bể chứa tất cả 625l nước. - HS giải bài toán: Bài giải Bể B chứa số lít nước là: 625 – 250 = 375 (l) Bể B chứa nhiều hơn bể A số lít nước là: 375 – 250 = 125 (l) Đáp số: 125 l nước - HS lắng nghe. |
................................................
................................................
................................................
Tài liệu có 6 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Toán 4 Chân trời sáng tạo Bài 2: Ôn phép cộng, phép trừ (Tiết 2)
Để mua Giáo án Toán 4 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây
Xem thêm các bài Giáo án Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 2: Ôn phép cộng, phép trừ (Tiết 1)
Giáo án Bài 3: Ôn tập phép nhân, phép chia (Tiết 1)
Giáo án Bài 3: Ôn tập phép nhân, phép chia (Tiết 2)
Giáo án Bài 4: Số chẵn, số lẻ (Tiết 1)